Hiện nay số ca F0 đang tăng cao, đa số là các trường hợp nhẹ. Bệnh nhân F0 truyền tai nhau cách xông hơi thảo dược giúp bệnh nhanh khỏi. Điều này có đúng không? Cùng Tuệ y đường tìm hiểu trong bào viết dưới đây.
Mọi người đua nhau xông hơi
Thực tế cho thấy, nhiều gia đình có người mắc COVID-19 đã thực hiện phương pháp xông hơi: Dùng nồi to, cho thật nhiều loại thảo dược khác nhau vào nồi, rồi mang cả bếp từ vào phòng đun nồi lá để xông, trong phòng lúc nào cũng nghi ngút khói…
Tuy nhiên theo khuyến cáo của Bộ Y tế, thì người dân cần biết cách xông hơi và không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng biện pháp này. Ai nên xông, xông như thế nào, xông khi nào… là những câu hỏi mà nhiều người đặt ra.
Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
Lợi ích của việc xông hơi trong điều trị Covid-19
Trong vài tháng trở lại đây, số lượng người nhiễm Covid-19 có xu hướng gia tăng rất nhanh, mỗi địa phương ghi nhận hàng chục nghìn ca mắc mỗi ngày.
Điều này khiến bộ phận y tế trở nên quá tải và không thể đảm bảo đủ chỗ và nhân lực chăm sóc cho toàn bộ bệnh nhân. Chính vì thế rất nhiều F0 thể nhẹ và trung bình tự điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trong quá trình trị bệnh, bên cạnh việc sử dụng một số loại thuốc, mọi người cũng truyền tai nhau điều trị Covid bằng thuốc phương pháp xông hơi, hoặc sử dụng một số lá tự nhiên.
Phương pháp xông hơi không quá xa lạ đối với người dân Việt Nam, đây là một trong những biện pháp điều trị nổi tiếng của Y học cổ truyền.
Thông thường, chúng ta sẽ dùng các loại dược liệu đun nóng để quá trình tiết mồ hôi diễn ra, loại bỏ tác nhân gây bệnh ra bên ngoài cơ thể.
Vậy người bị Covid khi nào xông hơi? Nhìn chung, bệnh nhân nhiễm Covid-19 có thể sử dụng phương pháp này từ 1 – 2 lần mỗi ngày. Nếu thực hiện đúng cách và duy trì đều đặn, các triệu chứng ho, sốt sẽ có dấu hiệu thuyên giảm.
Đồng thời, khi xông hơi bằng thuốc hoặc thảo dược thì vi khuẩn trú ngụ tại niêm mạc đường thở, trên bề mặt da sẽ bị tiêu diệt. Nhờ vậy, thời gian phục hồi sức khỏe rút ngắn đáng kể, đồng thời hạn chế khả năng bị bội nhiễm do vi khuẩn.
Lạm dụng xông hơi có tốt cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 hay không?
Trên thực tế, chúng ta đang có tư tưởng thần thánh hóa công dụng của việc xông hơi, chính vì thế một số bệnh nhân nhiễm Covid-19 đang lạm dụng quá. Họ cho rằng thực hiện càng nhiều lần thì sức khỏe sẽ hồi phục nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn không tìm hiểu người bị Covid khi nào xông hơi thì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, kéo dài thời gian bình phục.
Cụ thể, phương pháp xông hơi giúp cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi và chúng chỉ phù hợp trong điều kiện thời tiết mùa đông.
Khi sử dụng phương pháp này vào mùa hè, bệnh nhân nhiễm Covid-19 có thể rơi vào tình trạng mất nước, hoặc nghiêm trọng hơn là hiện tượng rối loạn điện giải…
Bên cạnh đó, đa phần người mắc Covid đều gặp phải triệu chứng sốt cao, các bác sĩ khuyến cáo những người sốt và không tiết mồ hôi sẽ không được xông hơi.
Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
Nếu không, tình trạng bệnh sẽ có nhiều diễn biến khó lường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe hệ hô hấp nói riêng và của toàn cơ thể nói chung.
Trong khi sử dụng phương pháp này chúng ta có thể gặp phải một số tai nạn ngoài ý muốn hoặc biểu mô của đường hô hấp bị tổn thương do nước quá nóng.
Thậm chí, khi xông hơi cho cả gia đình trong không gian nhỏ hẹp, vi rút có cơ hội lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Chính vì thế chúng ta cần tìm hiểu kỹ người bị Covid khi nào xông hơi thì phù hợp.
Người bị Covid khi nào xông hơi?
BS.CKII.Trần Thu Huyền cho biết lạm dụng xông hơi trong điều trị bệnh Covid-19 sẽ dẫn tới nhiều hậu quả khó lường. Vậy người bệnh nên sử dụng phương pháp này như thế nào cho đúng và giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh?
Mọi người chỉ nên xông hơi khi bị sốt và có đổ mồ hôi, sau khi đã âm tính với SARS-CoV-2…. Đặc biệt, chúng ta chỉ nên xông vào mùa đông, hạn chế thực hiện trong những ngày mùa hè oi nóng.
Lựa chọn phương pháp xông hơi cũng là vấn đề bệnh nhân nhiễm Covid-19 cần quan tâm, tìm hiểu. Để có hiệu quả khi điều trị và đảm bảo sức khỏe, chúng ta nên xông trực tiếp vào mũi họng, hoặc xông cho toàn bộ căn phòng.
Người bệnh tuyệt đối không thực hiện khi nước quá nóng hoặc xông toàn cơ thể, điều này không đem lại lợi ích đối với quá trình điều trị bệnh.
Xông hơi – một trong 8 biện pháp chữa bệnh của Y học cổ truyền
Xông hơi là một biện pháp sử dụng nhiệt kết hợp với dược liệu thúc đẩy tăng tiết mồ hôi qua các lỗ chân lông, có tác dụng đẩy các nguyên nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể, làm hạ thân nhiệt, hạ sốt, giảm đau…
Là liệu pháp mạnh trong phương pháp hãn của Y học cổ truyền, thường dùng khi bị cảm lạnh.
Phương pháp phát hãn là một trong 8 biện pháp chữa bệnh của Y học cổ truyền (bát pháp: Hãn, thổ, hạ, hòa, ôn, thanh, tiêu, bổ).
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể áp dụng phương pháp này. Mùa đông khí hậu lạnh có thể áp dụng xông hơi. Ngược lại, mùa hè khí hậu nóng không thích hợp với phương pháp này.
Mùa hè thời tiết nóng bức, mồ hôi ra nhiều, nếu xông hơi sẽ càng làm cho cơ thể ra nhiều mồ hôi hơn, dẫn đến mất nước, thậm chí gây rối loạn điện giải rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo Đông y, xông hơi là biện pháp chữa bệnh được áp dụng trong trường hợp ngoại cảm phong hàn, người bệnh bị nhiễm tà khí độc, tà khí còn đang ở ngoài (da), khi dùng hơi nóng và nhiệt làm vã mồ hôi, đuổi tà khí độc ra khỏi cơ thể theo đường mồ hôi.
Còn bệnh COVID-19 là ôn bệnh, cơ chế gây bệnh hoàn toàn khác với cơ chế gây bệnh do ngoại cảm phong hàn.
Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
Bệnh COVID-19 do SARS-CoV-2 gây ra, virus qua niêm mạc đường hô hấp vào cơ thể nên không thể dùng phương pháp hãn (xông) để diệt virus được.
Bệnh nhân COVID-19 thường có sốt. Theo lý luận của Y học cổ truyền, những trường hợp sốt không ra mồ hôi thì tuyệt đối không được xông, sẽ làm bệnh nặng lên. Trường hợp sốt có mồ hôi thì có thể xông được.
Nhưng bản thân bệnh nhân rất khó xác định được mình sốt có ra mồ hôi hay không nên việc áp dụng liệu pháp xông hơi phải hết sức thận trọng. Tốt nhất, bệnh nhân COVID-19 nên tránh xông hơi toàn thân, xông trực tiếp vào người.
Còn sau khi khỏi bệnh, âm tính với SARS-CoV-2, người bệnh lại rất nên xông. Lúc này xông đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, người bệnh nhanh phục hồi, tà khí độc được đẩy ra nhờ xông.
Những người khỏe mạnh, người nhà bệnh nhân COVID-19 rất nên xông hơi toàn thân, xông phòng, xông mũi họng để hạn chế và ngăn ngừa sự phát triển của SARS-CoV-2, đồng thời sát khuẩn vùng mũi họng, phòng ngừa nhiều bệnh lý do virus gây ra, không chỉ SARS-CoV-2.
Cách xông phòng, xông mũi họng bằng thảo dược
Bệnh nhân COVID-19, người khỏe mạnh có thể xông phòng, xông mũi họng bằng các loại thảo dược theo khuyến cáo của Bộ Y tế như sau:
Xông phòng ở, nơi làm việc: Dùng các loại thuốc, tinh dầu có tác dụng phương hương hóa thấp.
Phương pháp 1
– Nguyên liệu: Hoắc hương, sả, chanh, bạc hà, húng quế, gừng, tỏi, lá bưởi, kinh giới, tía tô, tràm gió…
– Liều dùng, cách dùng: Có thể dùng một loại dược liệu hoặc phối hợp nhiều loại dược liệu, mỗi loại 200g – 400g, tùy theo diện tích phòng.
Cho dược liệu vào nồi, đổ nước ngập dược liệu, đậy nắp nồi, đun sôi lăn tăn, mở nắp để hơi nước bão hòa tinh dầu khuyếch tán ra không gian phòng, tiếp tục đun sôi nhỏ thêm 30 phút, đóng cửa phòng khoảng 20 phút.
Ngày làm hai lần, sáng và chiều.
Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
Phương pháp 2
– Nguyên liệu: Sử dụng tinh dầu hoắc hương, sả, chanh, bạc hà, hương nhu, bưởi, tràm, quế… được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành.
– Liều dùng, cách dùng: Tùy theo diện tích phòng (10 – 40m2) lấy lượng tinh dầu phù hợp (2 – 4ml), hòa tan tinh dầu trong ethanol 75%, lắc đều, cho vào bình xịt phun sương, xịt quanh phòng, đóng cửa phòng khoảng 20 phút, ngày xịt 2 đến 3 lần.
Lưu ý:
– Không được xông trực tiếp vào người.
– Không xông tinh dầu trong phòng ngủ có trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử co giật do sốt cao, động kinh, người có dị ứng với tinh dầu.
Ngoài ra, có thể đốt bồ kết, khói bồ kết cũng có tác dụng diệt vi khuẩn, virus trong không khí.
Cách làm cho vài quả bồ kết vào một cái bát bằng sứ, đốt lên cho hơi bồ kết tỏa ra khắp phòng, xua đuổi vi khuẩn, virus và làm sạch không khí trong phòng.
Chú ý cần thông gió hàng ngày để tránh không khí bẩn, ô nhiễm, chứa nhiều vi khuẩn, virus tù đọng trong phòng ở, nơi làm việc.
Sát khuẩn/vệ sinh tại chỗ vùng mũi họng: Sử dụng dung dịch có nguồn gốc từ dược liệu có tác dụng tuyên phế lợi họng, thuốc cổ truyền để xúc họng, xịt mũi họng, xông mũi họng nhằm làm sạch đường hô hấp trên.
Tại phòng khám Tuệ y đường các bác sĩ kết hợp các vị thuốc có tác dụng thông khí khai khiếu, phương hương hoá thấp và các vị thuốc khác thành thang thuốc xông hỗ trợ điều trị tình trạng Covid.
Thuốc thông khí khai khiếu có mùi thơm vị cay, phát tán trừ hàn, có tác dụng kích thích thông các giác quan, khai khiếu trên cơ thể, trừ đàm thanh phế để khai thông hô hấp đồng thời trấn tâm để điều hoà khí huyết.
Bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về phương pháp xông hơi khi điều trị Covid. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường về phụ khoa hay cần bác sĩ hỗ trợ bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp qua:
Facebook:Tuệ Y Đường
Ths.Bs.CKII.Trần Thu Huyền
Bác sĩ Đoàn Dung
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
?Hotline:0789.502.555 – 0789.503.555