SUY GIẢM MIỄN DỊCH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN LÀ GÌ?

Suy giảm miễn dịch là tình trạng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, không đủ khả năng chống lại nhiễm trùng và tác nhân gây bệnh. Người bị suy giảm miễn dịch thường bị nhiễm trùng với mức độ nặng nề hơn người bình thường, thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng. Bài viết sẽ cung cấp thông tin tổng quan về suy giảm miễn dịch bao gồm các triệu chứng nhận biết, phương pháp điều trị, biện pháp phòng ngừa và giải đáp một số câu hỏi thường gặp liên quan đến tình trạng này.

Suy giảm miễn dịch theo góc nhìn của y học cổ truyền
Suy giảm miễn dịch theo góc nhìn của y học cổ truyền

Mời các bạn cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tham khảo Suy giảm miễn dịch dưới góc nhìn của đông y qua sự tham vấn của  Ths.BsCKII. Trần Thu Huyền

Tổng quan suy giảm miễn dịch theo Y học cổ truyền

1. Bệnh danh suy giảm miễn dịch

Y học cổ truyền không có bệnh danh cụ thể cho bệnh về suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào các chứng trạng lâm sàng thì các biều hiện suy giảm miễn dịch tương ứng với chứng Chính khí bất túc của y học cổ truyền.

Chính khí bất túc là bao gồm Âm, Dương, Khí, Huyết, Tinh, Tân dịch cùng với các tạng phủ công năng hư nhược dẫn đến cơ thể sức đề kháng kém, ngoại tà xâm nhập vào gây ra bệnh tật.

Thiên ‘Thông Bình Hư Thực Luận’ (Tố Vấn 28) viết: “Tinh khí đoạt thì tinh bị hư”. Thiên ‘Điều Kinh Luận’ (Tố Vấn 62) viết: “Dương hư thì ngoại hàn, âm hư thì nội nhiệt”. Nạn thứ 14 (Nạn Kinh)  nêu lên triệu chứng và phương pháp điều trị chứng Ngũ tổn, cho thấy mối quan hệ hư tổn của ngũ tạng.

Sách “Kim Quỹ Yếu Lược” có nguyên một chương bàn riêng về chứng hư lao, trong đó bàn đến mạch, chú trọng chứng dương hư, đề ra các phương pháp trị như ôn bổ, phù chính khu tà, trừ ứ sinh tân… là những nguyên tắc  cơ bản để trị hư lao.

Đời nhà Kim, Nguyên điều trị bệnh hư lao thường dùng phương pháp cam ôn bổ Tỳ, tư âm nhuận Phế, thanh Tâm giáng hỏa và bổ dưỡng Can Thận. Đời nhà Minh, sách “Lý Hư Nguyên Giám” nêu lên lý luận về chứng lý hư và chú trọng đến ba tạng Phế, Tỳ và Thận. Đời nhà Thanh, sách “Bất Cư Tập”  ngoài các yếu tố nếu trên, còn thêm trường hợp ngoại cảm gây nên hư tổn.

Chứng suy giảm miễn dịch
Chứng suy giảm miễn dịch

2. Bệnh nguyên về suy giảm miễn dịch

Hư lao (suy giảm miễn dịch) là bệnh lý khá phức tạp do nhiều nguyên nhân gây nên sự giảm sút chức năng các tạng phủ sinh ra âm dương khí huyết đều hư nhưng do có sự thiên thắng nên biểu hiện lâm sàng có những thể bệnh khác nhau. Những nguyên nhân chủ yếu có :

– Tiên thiên bất túc : Yếu tố bẩm sinh, suy yếu, dị dạng từ trong bụng mẹ, dễ mắc  cảm nhiễm ngoại tà, tạng Phế bị bệnh trước, từ ngoại cảm dần dần vào nội thương, lúc đầu có thể bị ở một  tạng dần dần lan sang các tạng khác, chuyển thành hư lao.

Ngoài ra cơ thể suy yếu dễ nhiễm một số bệnh do di truyền: ngũ trì, ngũ nhuyễn từ tuổi nhỏ phát triển thành hư lao. Cũng có khi do sự phát dục kém, khi trưởng thành, thể lực yếu, ốm đau liên miên hoặc sau khi bệnh thể lực yếu, lâu hồi phục, dương khí và âm huyết ngày càng suy dần dần dẫn đến tổn thương ngũ tạng.

– Mắc bệnh ngoại cảm hay nội thương lâu ngày không được chữa trị tốt dẫn đến chức năng tạng phủ suy yếu mà thành hư lao.

– Sinh hoạt, làm việc quá sức, ăn uống thiếu điều độ, uống rượu, hút thuốc, gây thương tổn tỳ phế, không hóa sinh được tinh chất, không sinh được khí huyết. Nguồn  sinh ra khí huyết không đủ, không điều dưỡng được tạng phủ bên trong, không làm đầy phần doanh vệ bên ngoài, lại kèm bị ngoại cảm hoặc phòng dục tùy tiện gây tổn thương Can Thận … đều dẫn đến hư lao.

– Thất tình: như tức giận nhiều hại can, vui mừng quá độ hại tâm, lo nghĩ nhiều hại Tỳ, buồn phiền hại Phế, kinh sợ hại Thận , đều là nguyên nhân về tâm thần làm âm dương mất cân bằng, khí huyết hư tổn, tinh hư lao.

3. Các thể lâm sàng

Khí

 a- Phế khí hư :

– Chứng trạng: mệt mỏi, hơi thở ngắn, lúc nóng lúc lạnh, dễ ra mồ hôi, dễ mắc bệnh ngoại cảm, ho khan, sắc da trắng nhạt, lưỡi nhạt, mạch Nhuyễn, Nhược.

– Biện chứng: Hơi thở ngắn, ra mồ hôi là dấu hiệu Phế khí yếu, bì phu không kín vững.  Lúc nóng lúc lạnh: dinh vệ không điều hòa. Dễ cảm, ho khan, thở yếu: dấu hiệu Phế khí hư không bảo vệ được phần biểu. Sắc mặt nhạt, lưỡi nhạt, mạch Nhược: dấu hiệu hư nhược.

– Pháp điều trị : Ích khí cố biểu.

– Phương thuốc: Bổ Phế Thang (Hòa tễ cục phương).

Ho khan là một trong những biểu hiện của tình trạng phế khí hư
Ho khan là một trong những biểu hiện của tình trạng phế khí hư

 b- Tỳ Khí hư:

– Chứng trạng: mệt mỏi, ăn ít, tiêu lỏng, sắc mặt vàng nhạt, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch Nhược.

– Pháp điều trị: Ích khí kiện Tỳ.

          – Phương thuốc: Sâm Linh Bạch Truật Tán (Hòa tễ cục phương).

Huyết hư 

a- Tâm huyết hư :

– Chứng trạng: hồi hộp hay quên, mất ngủ, mộng nhiều, sắc mặt tái nhợt kém tươi nhuận, môi lưỡi nhợt, mạch Trầm Tế

– Pháp điều trị: Dưỡng tâm, an thần.

– Phương thuốc: Quy Tỳ Thang (Tế sinh phương)

b- Can huyết hư:

Chứng trạng: Váng đầu, hoa mắt, ù tai, sườn đau, bứt rứt, tính nóng nảy, phụ nữ kinh nguyệt không đều, sắc mặt tái sạm, môi lưỡi nhợt, mạch Huyền Tế.

– Pháp điều trị : Bổ dưỡng can huyết, hoạt huyết, hóa ứ.

– Phương thuốc: Tứ Vật Thang (Hòa tễ cục phương).

Dương hư

a- Tỳ Dương hư:

– Chứng trạng: sợ lạnh, chân tay lạnh, mệt mỏi, lúc gặp lạnh dễ đau bụng, tiêu chảy, sắc mặt vàng sạm hoặc tái nhợt, lưỡi nhợt, bệu, rêu trắng, mạch Trì, Nhược hoặc Tế Nhược.

– Pháp điều trị : Ôn trung, kiện tỳ.

– Phương thuốc: Phụ Tử Lý Trung Thang (Hòa tễ cục phương).

Thể Tỳ Dương Hư có biểu hiện sợ lạnh, chân tay lạnh, mệt mỏi, lúc gặp lạnh dễ đau bụng, tiêu chảy, sắc mặt vàng sạm
Thể Tỳ Dương Hư có biểu hiện sợ lạnh, chân tay lạnh, mệt mỏi, lúc gặp lạnh dễ đau bụng, tiêu chảy, sắc mặt vàng sạm

Mời bạn đọc đón xem: Viêm nang tóc – Nguyên nhân gây rụng tóc

b- Thận Dương hư :

– Chứng trạng: sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối nhức mỏi, trời lạnh nhức nhiều, di tinh, liệt dương, tiểu nhiều, nước tiểu trong hoặc tiểu gấp khó cầm, sắc mặt tái nhợt, giọng nói yếu, có thể hơi ngắn, hụt hơi, thân lưỡi bệu, sắc nhợt, rêu trắng, mạch Trầm Trì.

– Pháp điều trị : Ôn bổ thận dương, dưỡng tinh huyết.

– Phương thuốc: Hữu Quy Hoàn (Cảnh nhạc toàn thư)  Tán bột ngày uống 24g.

Ngoài 2 thể bệnh dương hư trên đây, trên lâm sàng nội khoa thường gặp ngoài những triệu chứng dương hư có thêm triệu chứng chức năng của tâm như hồi hộp, khó thở, hay quên, đau ngực… nhưng hay kết hợp với thận dương hư, Phế dương hư hoặc kèm theo phế khí hư, ít khi biện chứng độc lập.

Âm hư

a- Phế Âm hư:

– Chứng trạng: ho khan, ho có máu, họng khô, miệng khô, có khi khàn giọng, người gầy, da nóng, hay sốt về chiều hay về đêm, mồ hôi trộm gò máù hồng, lưỡi đỏ, khô, ít rêu, mạch Tế Sác.

– Pháp điều trị: Dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái.

– Phương thuốc: Sa Sâm Mạch Đông Thang (Ôn bệnh điều biện)

 b-Tâm Âm hư :

– Chứng trạng: hồi hộp, khó ngủ , hay quên, bứt rứt, ra mồ hôi trộm, miệng lở, lưỡi loét, gò má đỏ, sốt về chiều, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác.

– Pháp điều trị: Tư âm, thanh nhiệt, dưỡng Tâm, an thần.

– Phương thuốc: Thiên Vương Bổ Tâm Đơn (Thế đắc hiệu phương).

c-Tỳ Vị Âm hư:

          – Chứng trạng: miệng khô, môi khô, chán ăn, thích uống nước mát, táo bón nặng, có thể nôn khan, mặt đỏ, lưỡi thon, khô, đỏ, có điểm loét hoặc hình địa đồ, mạch Tế Sác.

– Pháp điều trị : Tư dưỡng Tỳ Vị.

– Phương thuốc: Ích Vị Thang (Ôn bệnh điều biện).

d- Can Âm hư:

– Chứng trạng: Đau đầu, chóng mặt, ù tai, mắt khô, sợ ánh sáng, người nóng nảy, dễ giận hoặc gân cơ giật, lưỡi kho,â đỏ tía, mạch Huyền Tế Sác.

– Pháp điều trị : Tư âm, tiềm dương.

– Phương thuốc: Bổ Can Thang (Thẩm Thị Dao Hàm – Phó Nhân Vu)

e- Thận Âm hư:

– Chứng trạng: đau lưng, mỏi gối, chân yếu, má đỏ, ù tai, dễ rụng tóc, lưỡi đỏ thẫm, khô bóng, mạch Trầm Tế.

– Pháp điều trị: Tư bổ thận âm.

– Phương thuốc: Đại Bổ Âm Hoàn (Đan khê tâm pháp)

4.  Thuốc bổ YHCT và tác dụng tăng cường miễn dịch

Hoạt động của hệ miễn dịch tạo ra sức đề kháng cho cơ thể nhằm đối phó với nguyên nhân gây bệnh. Sức đề kháng có vai trò quan trọng với sức khỏe, nó chính là “màng chắn” giúp kháng lại các yếu tố gây bệnh. Hoạt động hệ miễn dịch phải mạnh mẽ, mới duy trì tốt sức đề kháng bệnh tật.

YHCT có hai khái niệm là Chính khí và Tà khí. Chính khí là khả năng phản ứng của cơ thể đối với các nguyên nhân gây bệnh. Tà khí là các nguyên nhân gây bệnh. Chính khí đầy đủ thì tà khí khó có khả năng gây bệnh. Vì vậy, hai nguyên tắc điều trị lớn của YHCT là PHÙ CHÍNH và TRỪ TÀ. Trong đó phù chính là dùng các thuốc bổ dưỡng nâng cao chính khí, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Sử dụng các bài thuốc bổ trong đông y giúp tăng cường hệ miễn dịch
Sử dụng các bài thuốc bổ trong đông y giúp tăng cường hệ miễn dịch

????? Bạn đọc có bất kì thắc mắc về vấn đề da liễu cũng như các bệnh lý khác vui lòng liên hệ hotline: 0789502555 để được tư vấn trực tiếp

Chính khí của cơ thể gồm có 4 mặt chính là Âm, Dương, Khí, Huyết.

Phương thức tác động của chính khí bao gồm:

– Tự mình điều tiết để thích ứng với sự thay đổi của nội và ngoại hoàn cảnh để duy trì cân bằng âm dương.

– Kháng lại tà khí để phòng bệnh hoặc khi cơ thể mắc bệnh thì khu tà và đưa ra ngoài.

– Khả năng cơ thể tự hồi phục sau khi bị bệnh hoặc khi cơ thể bị hư nhược thì tự mình thay đổi và hồi phục sức khỏe.

Từ đó có thể nói Chính khí của Đông y tương quan gần với sức đề kháng của Tây y. Hay nói một cách khác: Lý luận về Chính khí của YHCT và quan điểm miễn dịch học có nhiều điểm gần nhau. Vì vậy, việc tăng cường, bồi bổ chính khí của YHCT cũng có nghĩa tương đương với tăng cường hoạt động hệ miễn dịch của cơ thể.

Một số nghiên cứu cũng đã chứng minh, thuốc YHCT có tác dụng trên miễn dịch tế bào, miễn dịch dịch thể và điều tiết miễn dịch.

          Có nhiều báo cáo tổng kết nghiên cứu: thuốc bổ ích khí huyết âm dương đa phần có tác dụng tăng cường miễn dịch.

          YHCT đã nghiên cứu 4 bài thuốc: Tứ quân, Tứ vật, Lục vị, Sâm phụ thang. Kết quả cho thấy các bài thuốc trên có khả năng xúc tiến chuyển hoá limpho bào, kích thích phản ứng miễn dịch tế bào và hình thành kháng thể. Các vị thuốc như Nhân sâm, Hoàng kỳ, Linh chi, Bổ cốt chỉ, Câu kỷ tử, Mạch môn…có tác dụng rõ rệt lên hệ thống miễn dịch.

Những bài thuốc này Phòng khám Tuệ Y Đường cũng đã nghiên cứu và đưa thành chế phẩm viện hoàn tiện lợi sử dụng cho người bệnh

Bài thuốc điều trị chứng suy giảm miễn dịch

1. Nguồn gốc.

NHÂN SÂM BẠI ĐỘC TÁN có công thức chứa bài thuốc cổ phương Nhân sâm bại độc tán giúp điều trị chứng suy giảm miễn dịch. Gồm 15 vị với 11 vị giữ nguyên với phương gốc là Sài hồ, Tiền hồ, Xuyên khung, Chỉ xác, Khương hoạt, Độc hoạt, Phục linh, Cát cánh, Cam thảo, Sinh khương, Bạc hà, thay Nhân sâm bằng Đảng sâm và gia thêm 3 vị là Quế, Đại diệp đằng, Cách.

2. Phân tích thành phần NHÂN SÂM BẠI ĐỘC TÁN.

          Sài hồ giúp tăng cường thể dịch miễn dịch và miễn dịch tế bào. Tác dụng hạ nhiệt, an thần, giảm đau, giảm ho rõ rệt. Bảo vệ gan và lợi mật. Hạ mỡ trong máu. Tăng khả năng tổng hợp protein của chuột. Ức chế liên cầu khuẩn tan huyết, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lao, leptospira, virus cúm. Kháng virus viêm gan, ký sinh trùng sốt rét. 

          Tiền hồ có tác dụng giảm viêm, tăng tiết trong đường hô hấp giúp hóa đàm. Có tác dụng đối vận calci, ức chế calci đi vào cơ trơn, ức chế co cơ trơn. Cũng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.

Ngoài ra, dược liệu còn có tác dụng tăng lưu lượng máu của động mạch vành, không ảnh hưởng nhịp tim và sức co bóp cơ tim. Thuốc có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu.

          Xuyên khung có tác dụng chống loạn nhịp, gây giãn động mạch vành. Ức chế kết tập tiểu cầu. Tăng lưu lượng máu mạch vành.

Chỉ xác có tác dụng tăng cường tim mạch, huyết áp: do thành phần chủ yếu là Neohesperidin nhưng không làm tăng nhịp tim. Thuốc có tác dụng  co mạch, tăng lực cản của tuần hoàn ngoại vi, tăng co bóp của cơ tim, tăng lượng cGMP của cơ tim và huyết tương nơi chuột nhắt. Hỗ trợ rối loạn tiêu hóa 

          Khương hoạt có tác dụng hạ sốt, giảm đau. Chống loạn nhịp tim. Đối kháng với cơ tim thiếu máu cấp. Chống choáng. Kháng khuẩn. Chống viêm, chống dị ứng. 

          Độc hoạt có tác dụng giảm đau. An thần. Kháng viêm. Chống co thắt. Chống lão hoá.

          Phục linh có tác dụng chống ung thư (tác dụng này có được là từ hoạt chất polysaccharide của thuốc) do đó làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra còn hạ đường huyết. chống thải ghép, chống ký sinh trùng, chống virus viêm gan B.

  >>>  Tắc kinh là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết!!!

        Cát cánh có tác dụng trừ đờm, giảm ho. Chống viêm. Giảm đau, hạ sốt. Hạ đường huyết và cholesterol.

        Đảng sâm có tác dụng cải thiện trí nhớ. Tăng cường chức năng cho vùng dưới đồi, tuyến yên và tuyến thượng thận. Tăng trương lực cơ, tăng lưu lượng máu mạch vành, cải thiện cung lượng oxy cho cơ tim, não và các chi của cơ thể. Điều hoà hệ tiêu hoá. Ức chế khối u. Hạ đường huyết. Chống lão hoá. 

        Cam thảo có tác dụng ức chế thần kinh trung ương. Giảm ho. Giảm co thắt cơ trơn. Chữa loét tiêu hóa, ức chế tăng tiết dịch vị của histamin. Bảo vệ gan, tăng tiết mật. Chống viêm gan, chống dị ứng. Chữa bệnh addison. Giải độc trên tim. Lợi tiểu, chữa táo bón. 

        Sinh khương có tác dụng ức chế thần kinh trung ương. Hạ nhiệt. Giảm đau, giảm ho. Chống co thắt. Chống nôn. Kích thích vận chuyển đường tiêu hoá. Chống viêm.

        Bạc hà có tác dụng sát khuẩn mạnh, điều trị cảm cúm. Chống co thắt cơ trơn. Giảm đau. Ức chế hô hấp, tuần hoàn, thần kinh trung ương. Tác động đến nhiệt độ cơ thể.

Quế kích thích hô hấp, tuần hoàn, tăng bài tiết, gây co mạch, tăng nhu động ruột và co bóp tử cung. Tinh dầu có chất sát trùng mạnh.

3. Phân tích thành phần Nhân sâm bại độc tán cứng theo y học cổ truyền

Sài hồ vị đắng, tính hơi hàn. Quy vào các kinh Can, Đởm, Tâm bào, Tam tiêu. Có tác dụng: Phát biểu, hoà lý, thoái nhiệt, giải uất, điều kinh.

Tiền hồ tính đắng, cay, hơi hàn. Quy vào các kinh Phế, Tỳ. Có tác dụng:Tuyên tán phong nhiệt, hạ khí chỉ ho, tiêu đờm

Xuyên khung vị cay, tính ấm. Quy vào kinh can, đởm, tâm bào. Có tác dụng: Hành khí, hoạt huyết, khu phong chỉ thống.

Chỉ xác vị đắng , chua, hơi hàn. Quy vào kinh tỳ, vị. Có tác dụng: Phá khí, tiêu tích, hoá đờm, trừ bĩ, lợi cách, khoan hung.

Khương hoạt vị cay, đắng, tính ấm. Quy vào kinh bàng quang, thận. Có tác dụng: Phát tán phong hàn, phong thấp, chỉ thống.

>>>>> Cùng tìm hiểu bài thuốc Lục vị hoàn

Độc hoạt vị cay, tính ôn. Quy vào kinh thận, can. Có tác dụng: Khu phong hàn, trừ thấp, thông tý, chỉ thống, giảm đau

Phục linh vị ngọt, nhạt, tính bình. Quy vào kinh Tâm, tỳ, thận.có tác dụng: Lợi thuỷ, thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm

Cát cánh vị đắng, cay, vi ôn. Vào kinh Phế. Có tác dụng: Tuyên phế khí, tán phong hàn, tấn ho, trừ đờm.

Đảng sâm vị ngọt, tính bình. Quy vào kinh phế, tỳ. Có tác dụng: Bổ trung ích khí, sinh tân, chỉ khát. Rất tốt cho những trường hợp bị suy giảm miễn dịch, ốm lâu ngày.

Cam thảo vị ngọt, tính bình. Quy vào 12 kinh. Có tác dụng: Bổ trung khí, dưỡng huyết nhuận phế chỉ ho, thanh nhiệt giải độc, hoà hoãn giảm đau.

Sinh khương vị cay, tính ấm. Quy vào các kinh phế, tỳ, vị. Có tác dụng: phát biểu trừ hàn, ôn ấm, làm hết nôn, tiêu đờm, hành thủy giải độc, tăng cường miễn dịch, 

Bạc hà vị cay, tính mát. Quy vào kinh phế, can. Có tác dụng: Làm ra mồ hôi, điều trị bệnh sợ nóng, sốt cao do cảm cúm, cảm lạnh, nhức đầu, chóng mặt, đau họng, thư giãn, long đờm, kích thích tiêu hóa…

Quế vị tân, cam, đại nhiệt. Quy kinh thận, tỳ, tâm , can. Có tác dụng: Bổ hoà trợ dương tán hàn, chỉ thống, hoạt huyết thông kinh

Đại diệp đằng gốc, thân có vị đắng, tính hàn. Có tác dụng: hoạt huyết thông lạc, tán ứ chỉ thống, cường gân cốt.

Cách vị nhạt, hơi chát, tính bình. Quy vào các kinh. Có tác dụng: Hoạt huyết tán ứ, mạnh gân cốt, khư phong giảm đau.

NHÂN SÂM BẠI ĐỘC TÁN gồm 15 vị trên có tác dụng Ích khí giải biểu, tán phong hàn, trừ thấp.

Bài viết trên, Phòng khám Tuệ Y Đường đã chia sẻ cho các bạn về tình trạng SUY GIẢM MIỄM DỊCH DƯỚI GÓC NHÌN CỦA ĐÔNG Y cũng như bài thuốc để hỗ trợ tình trạng này. Nếu như các bạn có thắc mắc gì, có thể để lại bình luận xuống dưới hoặc liên hệ trực tiếp tới hotline của phòng khám. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *