Kinh nguyệt là hiện tượng niêm mạc tử cung và máu kinh từ bên trong tử cung chảy ra ngoài cơ thể thông qua âm đạo. Ở đây, kinh nguyệt sẽ có mối liên hệ với chu kỳ của buồng trứng. Vậy chu kì kinh nguyệt có đặc điểm như nào và sinh lý của mỗi người phụ nữ thay đổi như nào ở từng giai đoạn.
Cùng các bác sĩ Tuệ Y Đường tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
I. CHU KỲ SINH DỤC Ở PHỤ NỮ
Trên súc vật gậm nhấm thí nghiệm, người ta thấy trung khu sinh dục tại vùng dưới đồi có hai khu vực:
- Khu vực trước hoạt động có chu kỳ
- Khu vực sau hoạt động không có chu kỳ.
Ở động vật cái, khu vực trước hoạt động và khu vực sau không hoạt động. Do đó ở động vật cái, hoạt động sinh dục có chu kỳ. Ở động vật đực, khu vực trước không hoạt động và khu vực sau có hoạt động, nên hoạt động sinh dục đã không có chu kỳ.
Chu kỳ sinh dục của người phụ nữ có độ dài trung bình là 28 ngày, dao động từ 22-35 ngày cũng được coi là bình thường. Mỗi chu kỳ được mở đầu bằng ngày bắt đầu hành kinh và kết thúc bằng ngày bắt đầu của kỳ hành kinh sau. Vì thế chu kỳ sinh dục còn được gọi là chu kỳ kinh hay vòng kinh.
Mở đầu của mỗi chu kỳ, Gn-RH của vùng dưới đồi kích thích tuyến yên chế tiết các hormon hướng sinh dục. FSH của tuyến yên kích thích nang noãn của buồng trứng phát triển. Cộng với tác dụng của LH, nang noãn này chế tiết estrogen. Khi estrogen đạt tới một mức độ nhất định sẽ tác động ngược lên vùng dưới đồi và tuyến yên làm tăng tiết LH, dẫn đến phóng noãn và hình thành hoàng thể. Khi estrogen và progesteron của hoàng thể đạt đủ cao sẽ ức chế vùng dưới đồi.
Hormon giải phóng Gn-RH giảm xuống. Tuyến yên ngừng tiết các hormon hướng dinh dục. Hoàng thể teo đi, các hormon của hoàng thể giảm xuống làm bong niêm mạc tử cung dẫn đến kinh nguyệt. Khi các hormon sinh dục estrogen và progesteron giảm thì vùng dưới đồi không bị ức chế nữa và bắt đầu chết tiết lại Gn-RH, mở đầu một chu kỳ mới, một vòng kinh mới.
Đây là đường hồi tác dài. Theo chúng tôi, đường hồi tác ngắn không có, giữa tuyến yên và vùng dưới đồi. Sự hành kinh đều đặn là điều chứng tỏ cơ chế hồi tác đã được thực hiện tốt do các tuyến nội tiết như tuyến yên, buồng trứng đều hoạt động, chế tiết tốt, đủ nồng độ hormon ức chế vùng dưới đồi cũng đã hoạt động tốt một khi không bị ức chế ngược.
Nói một cách khác, một người phụ nữ có kinh nguyệt đều là một người phụ nữ có nhiều khả năng có hoạt động bình thường của trục vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng, nghĩa là có phóng noãn, có khả năng sinh sản.
Rối loạn tâm lý tiền kinh nguyệt- giải pháp nào cho bạn?
II. KINH NGUYỆT
1. Cơ chế của kinh nguyệt
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có tính chất chu kỳ hàng tháng từ tử cung ra ngoài do bong niêm mạc tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột estrogen và progesteron trong cơ thể.
- Nếu là vòng kinh không phóng noãn, chỉ có estrogen thì sự tụt đột ngột của estrogen cũng đủ gây kinh nguyệt.
- Nếu là vòng kinh có phóng noãn, có hoàng thể, thì sự tụt đột ngột của cả estrogen và progesteron là cần thiết để dẫn đến kinh nguyệt.
Về cơ chế kinh nguyệt, giả thuyết tụt đơn thuần progesteron đã bị bác bỏ vì một mình progesteron không làm phát triển niêm mạc tử cung và khi tụt cũng không làm bong niêm mạc tử cung.
– Theo công trình nghiên cứu của Markee tiến hành năm 1939 bằng cách ghép mảnh niêm mạc tử cung vào tiền phòng mắt khỉ cái, rút ra kết luận: Estrogen làm phát triển các tiểu động mạch xoắn ốc của lớp nông niêm mạc tử cung. Khi estrogen tụt thì các tiểu động mạch này co giãn và kết thúc bằng giãn cực độ, dẫn tới vỡ thành mạch và chảy máu kinh nguyệt.
– Theo công trình nghiên cứu của Shlegel, vào cuối vòng kinh, dưới tác dụng của progesteron kết hợp với estrogen, xuất hiện những xoang tiếp nối (shunt) động – tĩnh mạch. Khi estrogen và progesteron tụt thì máu dồn mạch từ tiểu động mạch vào tiểu tĩnh mạch làm vỡ xoang tĩnh mạch và gây chảy máu kinh.
– Nhiều tác giả nêu nguyên nhân hoại tử và bong niêm mạc tử cung là do các mạch máu bị co thắt gây thiếu máu. Tất cả các giả thuyết nêu trên đều có giá trị và các hiện tượng xảy ra ở phạm vi niêm mạc tử cung là hỗn hợp, đa dạng và ở các mức độ khác nhau. Chỉ có một điều người ta còn băn khoăn về cơ chế của chảy máu kinh nguyệt cho là do hậu quả của sự tụt các hormon sinh dục nữ. Đó là trong thực hành điều trị dùng estrogen, đôi khi cũng xảy ra chảy máu. Trong trường hợp này, estrogen không tụt mà lại. tăng lên.
2. Tính chất của kinh nguyệt
Mặc dù là do cơ chế nào, cho tới nay, chúng ta có thể có những nhận xét tóm tắt như sau:
– Niêm mạc tử cung bong không đều tại các vùng khác nhau trong tử cung. Có nơi bong rồi, có nơi đang bong và có nơi chưa bong, chứ không phải bong cùng một lúc. Chính vì thế cuộc hành kinh mới kéo dài 3-5 ngày. Nếu niêm mạc tử cung bong nhanh, bong gọn như trong trường nạo niêm mạc tử cung bằng dụng cụ thì việc hành kinh có lẽ chỉ xảy ra trong vài giờ.
– Từ lâu người ta đã có nhận xét thấy niêm mạc tử cung bong đến đâu thì tải tạo ngay đến đấy. Người ta chưa giải thích cơ chế của hiện tượng tái tạo này là do đâu, trong khi các hormon sinh dục chưa tăng. Theo giả thiết của chúng tôi, khi niêm mạc tử cung bong thì ngưỡng mới về hormon gây chảy máu cũng hạ xuống thấp theo, khiến cho đường cong hormone sinh dục hiện tại đã cao hơn ngưỡng chảy máu mới và niêm mạc tử cung tái tạo lại được.
– Trong những vòng kinh không phóng noãn, niêm mạc tử cung chỉ chịu tác dụng của estrogen, sẽ không có các xoang tiếp nối động tĩnh mạch mà chỉ và các tiểu động mạch xoắn ốc theo cơ chế của Markee, nên máu kinh là máu động mạch đã đỏ tươi.
– Trong những vòng có phóng noãn, máu kinh thường thẩm màu, ngả về theo cơ chế của Schelegel, dịch máu kinh nguyệt chính là vài trứng, những mảnh niêm mạc tử cung, những tế bào bong của âm đạo.
– Máu kinh nguyệt chứa những lượng quan trọng các chất protein, các chất men và các Progtacyclin. Máu kinh nguyệt có màu son huyết mạnh và tiêu protein mạnh xảy ra trong buồng tử cung và ở chất nhầy cổ tử cung. Những sản phẩm giáng hóa của sinh sợi huyết và của sợi huyết cũng là những nhân tố chống đông máu rất có hiệu quả.
– Theo nhiều tác giả, cục huyết một khi hình thành trong buồng tử cung, lập tức sợi huyết bị tiêu ngay. Progtacyclin chứa nhiều trong máu kinh cũng có tác dụng lên mạch máu và tác dụng kháng tiểu cầu. Vì thế trong khi hành kinh, tác dụng tiêu sợi huyết và tiêu protein liên tục có mặt làm cho những chất liệu thải qua máu kinh đã bị hoá lỏng và máu kinh cũng không đông trong suốt thời gian hành kinh.
– Máu kinh có mùi hơi nồng, không tanh như máu chảy do các nguyên nhân khác.
– Chu kỳ kinh có thể thay đổi giữa người này với người khác nhưng ít thay đổi ở cùng một người ở trong tuối hoạt động sinh dục.
– Lượng máu mất trong mỗi kỳ kinh thay đổi theo tuổi. Ở lứa 50 tuổi lượng máu kinh nhiều hơn so với lứa tuổi 15. Nói chung, ở người được coi lượng máu kinh bình thường vào quãng 60-80ml. Lượng máu kinh thường nhiều vào những ngày giữa của kỳ kinh. Không có mối liên quan giữa độ dài của kỳ kinh và lượng máu kinh. Lượng máu kinh có thể khác nhau nhiều, gấp nhau tới 4 lần giữa người này và người khác, nhưng không khác nhau bao nhiêu giữa các kỳ kinh của mỗi người.
3. Nhìn chung về đặc điểm của kinh nguyệt
– Về chu kỳ kinh, thời gian hành kinh (kỳ kinh), lượng máu kinh, ngoài ảnh hưởng của thay đổi nội tiết sinh dục còn phụ thuộc vào tình trạng và sự trả lời của niêm mạc tử cung. Nếu niêm mạc tử cụng có tổn thương như viêm, u xơ tử cụng khiến các vùng không trả lời đồng đều với các hormon sinh dục, sẽ xảy ra hiện tượng lượng kinh nguyệt nhiều, phát triển không đều và bong không đều của niêm mạc, dẫn tới kinh kéo đài.
– Nói chung, kinh nguyệt là tấm gương phản ánh tình hình hoạt động nội tiết của trục vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng và tình trạng niêm mạc tử phụ nữ. cung, đồng thời cũng là thước đo quá trình diễn biến hoạt động sinh dục của người
Những kiến thức cơ bản về chu kỳ kinh nguyệt chị em cần nắm rõ
III. CÁC THỜI KỲ HOẠT ĐỘNG SINH DỰC Ở PHỤ NỮ
Dựa vào sự diễn biến của kinh nguyệt. Đứng về hoạt động sinh dục, cuộc đời người phụ nữ có thể chia làm ba thời kỳ
1. Thời kỳ trẻ em (trước dậy thì)
– Vùng dưới đồi chế tiết ít Gn – RH. Tuyến yên cũng chế tiết ít hormon hướng sinh dục nhưng cả hormon giải phóng, cả hormon hướng sinh dục được dần dần tăng tiết khiến buồng trứng cũng dần dần tăng tiết estrogen. Progesteron hầu như không được chế tiết vì các nang noãn của buồng trứng chưa chín, chưa có phóng noăn, chưa có hoàng thể.
– Dần dần xuất hiện các dấu hiệu sinh dục phụ của phụ nữ như vú hơi nhô ra, lông mu bắt đầu mọc lưa thư khi gần sát vào tuổi dậy thì.
– Cơ thể cũng phát triển dưới tác dụng song song của các hormon tăng trưởng và các hormon sinh dục.
– Tuy nhiên, vì hoạt động nội tiết của buồng trứng còn chưa đủ để làm thay đổi đáng kể niêm mạc tử cung nên chưa đủ dẫn đến kinh nguyệt. Người thiếu nữ chưa hành kinh – chưa có kinh nguyệt.
2. Dậy thì
– Khi vùng dưới đồi chín muồi, chế tiết đầy đủ hormon giải phóng Gn – RH để kích thích đầy đủ tuyến yên chết tiết các hormon hướng sinh dục và cuối cùng buồng trứng cũng chế tiết đầy đủ các hormon sinh dục nữ làm thay đổi rõ rệt niêm mạc tử cung dẫn đến kinh nguyệt, người thiếu nữ hành kinh lần đầu tiên và bước vào tuổi dậy thì.
– Nói một cách khác, tuối dậy thì về sinh dục được đánh dấu bằng kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Song song với sự dậy thì về sinh dục, có sự dậy thì chung của toàn cơ thể.
– Tuổi dậy thì trung bình vào khoảng 13-16 tuổi. Ở một số nước, tuổi dậy thì có xu hướng sớm hơn, 11-12 tuổi.
– Các dấu hiệu sinh dục phụ của người phụ nữ xuất hiện rõ nét như vú nở nang lông mu phát triển, lông nách bắt đầu mọc, tiếng nói thanh do dây thanh âm căng hơn. Lông nách xuất hiện sau lông mu khoảng hai năm. Lần đâu thấy kinh nguyệt.
3. Thời kỳ hoạt động sinh dục
– Tiếp theo tuổi dậy thì là thời kỳ hoạt động sinh dục, kéo dài đến khi mãn kinh. Trong thời kỳ này, người phụ nữ thường hành kinh đều đặn, tỉ lệ vòng kinh có phóng noãn tăng lên do hoạt động nội tiết của trục dưới đồi tuyển yên – buồng trứng đã được hoàn chỉnh. Người phụ nữ có thể thụ thai được.
– Trong thời kỳ này, các tính chất sinh dục phụ cũng như toàn cơ thể của người phụ nữ vẫn tiếp tục phát triển đến mức tối đa. Thời kỳ hoạt động sinh dục kéo dài 30-35 năm.
4. Thời kỳ mãn kinh
– Mãn kinh là tình trạng thôi không hành kinh của người phụ nữ. Nếu nói một thiếu nữ chưa hành kinh là do vùng dưới đổi hoạt động chưa chín muồi, thì một người phụ nữ thôi không hành kinh ở tuổi mãn kinh là do buồng trứng đã suy Kiệt, đã quá giảm nhạy cảm trước sự kích thích của các hormon hướng sinh dục, nên không còn chế tiết đủ hormon sinh dục.
– Tuổi mãn kinh trung bình là 45-50 tuổi. Theo một số điều tra cơ bản, tuổi mãn kinh trung bình của người Việt Nam là 47 3 tuổi.
– Kể từ khi mãn kinh, người phụ nữ không còn khả năng có thai nữa.
– Người ta còn phân ra các giai đoạn trước mãn kinh (tiền mãn kinh) và sau mãn kinh (hậu mãn kinh). Các giai đoạn này thường kéo dài một hai năm. Nhưng có khí rất dài, tới mười năm đối với giai đoạn tiền mãn kinh và cũng có khi rất ngắn, chỉ một vài tháng, thậm chí không có biểu hiện lâm sàng của tiền mãn kinh mà chuyển ngay sang thời kỳ mãn kinh.
– Trong giai đoạn tiền mãn kinh, người phụ nữ hành kinh dễ có những biểu hiện bất thường. Vòng kinh có thể dài, cũng có thể ngắn. Lượng máu kinh có thể nhiều lên, cũng có thể ít đi. Nếu vòng kinh ngắn và lượng kinh nhiều thì tiên lượng có thể giai đoạn này sẽ kéo dài. Nếu vòng kinh dài (kinh thưa) và lượng kinh ít thì hy vọng sắp mãn kinh thực sự. Những vòng kinh trong giai đoạn tiền mãn kinh thường không phóng noãn và khả năng sinh sản của người phụ nữ giảm hẳn.
– Giai đoạn hậu mãn kinh thường được tính là hai năm. Trong giai đoạn này, nếu người phụ nữ không hành kinh lần nào nữa thì có thể coi là đã mãn kinh hẳn và người phụ nữ bước vào thời kỳ cao tuổi, tuổi già, chấm dứt hẳn cuộc đời hoạt động sinh dục (đẻ, nuôi con), nói cho đúng hơn, chấm dứt cuộc đời hoạt động sinh sản.
Bài viết trên được tham vấn bởi Bác sĩ Trần Thị Thu Huyền – Trưởng khoa khám bệnh phòng khám Tuệ Y Đường – 166 Nguyễn Xiển Hạ Đình Thanh Xuân Hà Nội. Mọi ý kiến đánh giá đóng góp vui lòng gửi đến theo số hotline: 0789501555 để được hỗ trợ kịp thời