Cây Nhân Trần là một loại thức uống quen thuốc được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Nhân trần không những là thức uống yêu thích mà còn có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Mời bạn đọc cùng Phòng Khám đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu về loại cây này.
Nhân Trần là một vị thuốc Đông y, thuộc họ Huyền Sâm, cây còn có nhiều tên gọi khác như: Chè Nội, Tuyến Hương Lam, Mạo Xạ Hương. Cây có tên khoa học là Adenosma caeruleum R. Br., thuộc họ Hoa mõm chó. Đây là một loại cây thân thảo, mọc đứng, có chiều cao trung bình từ 40-70cm.Hoa chủ yếu mọc ở kẽ lá và đầu cành.
Hoa mọc thành chùm, dạng bông, có thể dài đến 30cm. Hoa có màu tím lam khá đặc biệt, đài hoa có hình chuông, xẻ 5 răng và có lông. Còn quả nhân trần thì có dạng quả nang, hình trứng, có mỏ nhỏ, ngắn và bên trong chứa nhiều hạt nhỏ màu vàng.Lá nhân trần mọc đối, có dạng hình trái xoan, đầu hơi nhọn hoặc tù, mép khía răng đều, gốc tròn. Khi vò nát, lá có mùi thơm đặc trưng. Hai mặt của lá đều có lông và gân lá.
Theo nhiều tài liệu Y học thì Nhân Trần được chia làm 2 loại:
- Nhân trần Bắc: thuộc họ Cúc, có mùi thơm nhẹ, màu xám hơi vàng. Thường phân bố tại nơi núi cao, không khí ôn hòa. Đặc biệt là tại vùng đảo Hải Nam của Trung Quốc.
- Nhân Trần Nam:thuộc họ Hoa mõm chó, còn gọi là hoắc hương núi, khi khô có màu nâu sẫm và có mùi thơm hắc, nồng hơn nhân trần bắc. Còn được gọi bằng cái tên Hoắc Hương Núi, được tìm thấy nhiều ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, bắc Giang, Tuyên Quang. Và một số tỉnh miền trung nước ta: Quảng Nam, Quảng Ngãi…
Hai loại cây Nhân Trần này đều mọc ngoài tự nhiên. Tuy tên gọi khác nhau nhưng 2 loại Nhân Trần đều giữ nguyên được công dụng đối với sức khỏe của con người.
Theo y học cổ truyền
Nhân trần có vị đắng, hơi hàn, quy vào kinh bàng quang có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thoái hoàng. Chủ trị: Các chứng hoàng đản “vàng da” chứng sỏi mật, bệnh thấp ôn, thấp sang (nhọt lở), ghẻ, phong chẩn vv…
Phương thuốc Nhân trần chủ trị
- Trị chứng kiết lỵ, chứng hoàng đản (vàng da do thấp nhiệt): Nhân trần, Cam thảo, Cúc hoa, Sơn chi, Sơn tra, Thanh bì, Trạch tả. Tùy liều gia giảm. Sắc uống. (Nhân Trần Ẩm – Nghiệm Phương).
- Trị chứng dương hoàng đản, (dương minh thấp nhiệt do ứ uất) tiểu vàng đỏ, tiểu ít, đại tiên không thông: Chi tử 8g, Đại hoàng 12g, Nhân trần cao 36g. Sắc uống. Tác dụng: Thanh nhiệt, lợi thấp, thoái hoàng. (Nhân Trần Cao Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
- Trị các chứng da vàng, tiểu vàng (dương hoàng đản): Bạch thược, Bạch truật, Cát căn, Hoàng cầm, Ma hoàng, Mộc thông, Nhân sâm, Nhân trần cao, Sơn chi tử, Xích linh. Thêm Sinh khương và Đại táo. Tùy chứng gia giảm. Sắc uống. Tác dụng: Trị các chứng dương hoàng đản thiên về nhiệt. (Nhân Trần Tả Tâm Thang – Thẩm Thị Tôn Sinh Thư).
Nhân trần có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thoái hoàng
Theo Y học hiện đại
Trong Nhân Trần có chứa thành phần hoạt chất sau:
- Saponin: một chất chống viêm, ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
- Flavonoid: chống ung thư, tốt cho hệ tim mạch của con người.
- Acid nhân thơm, tinh dầu: có lợi cho sức khỏe, thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.
- Triterpenic: hỗ trợ đào thải độc tố, phục hồi sức khỏe và điều trị các bệnh về gan.
Tác dụng của cây nhân trần
Nhân trần mang lại nhiều giá trị đối với sức khỏe con người. Đồng thời mang đến nhiều tính năng điều trị bệnh như điều trị các bệnh về gan, mật, kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Cụ thể:
- Nhân trần có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, làm mát gan đồng thời bảo vệ gan nhờ việc thúc đẩy quá trình bài tiết mật
- Nhân trần còn được sử dụng khá rộng rãi trong việc điều trị các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan cổ trướng, vàng da, gan nhiễm mỡ rất hữu hiệu
- Việc sử dụng nhân trần thường xuyên còn góp phần vào việc ngăn ngừa ung thư, viêm phổi và viêm não nhờ tính năng ức chế các vi khuẩn gây bệnh
- Nhân trần giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng
- Nhân trần có tác dụng kháng khuẩn kháng viêm
- Nhân trần giúp ổn định huyết áp
- Ngoài ra, nhân trần còn giúp điều trị giun rất hiệu quả.
Cách sử dụng cây Nhân Trần
Cách chế biến nhân trần thành thuốc
- Nhân trần sau khi được nhổ từ trên rừng về
- Rửa thật sạch để loại bỏ những bụi bẩn, đất cát bám vào
- Thái nhỏ rồi phơi hoặc sấy khô, muốn sử dụng lâu dài thì nên bảo quản trong túi nilon bịt kín.
Nước nhân trần
- Lấy khoảng 20 – 25g nhân trần khô đã qua chế biến
- Rửa qua bằng nước sạch, sao vàng hạ thổ
- Đun sôi với 800ml nước rồi sử dụng làm thức uống hằng ngày
- Nước sắc nhân trần có mùi thơm rất đặc trưng, vị hơi đắng, sử dụng thường xuyên giúp mát gan, thanh lọc cơ thể.
Trà nhân trần
- Lấy khoảng 30 g nhân trần khô
- Đem dược liệu thái vụn
- Sau đó hãm với nước sôi trong bình kín tầm 15 phút
- Tiếp đến, pha thêm một chút đường phèn rồi dùng uống thay trà trong ngày. Trà này dùng để phòng các bệnh do thấp nhiệt gây ra và điều trị viêm gan cấp hoặc mạn tính. Ngoài ra, còn có thể giúp hỗ trợ nhiều loại bệnh khác nữa.
Nước sắc nhân trần có mùi thơm rất đặc trưng, vị hơi đắng
Lưu ý khi sử dụng Nhân Trần
Để đảm bảo sức khỏe bạn nên lưu ý đến một số điều sau khi sử dụng cây Nhân Trần:
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên sử dụng cây Nhân Trần.
- Không nên quá lạm dụng cây Nhân Trần vì thảo dược này có thể khiến cơ thể mất nước, gây ra các bệnh lý khác.
- Không nên pha chung Nhân Trần và Cam Thảo để tránh các tác dụng phụ không mong muốn với sức khỏe.
- Người bị huyết áp thấp nên hạn chế sử dụng cây Nhân Trần. Trong trường hợp dùng nên thêm đường hoặc gừng để tránh hạ huyết áp đột ngột.
- Không tự ý thay đổi liều lượng từ những bài thuốc có thảo dược Nhân Trần.
Nhân Trần là dược liệu quý còn nhiều công dụng tốt với sức khỏe và ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng. Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích đối với bạn đọc.