HIỂU BIẾT VỀ TIỀN SẢN GIẬT VÀ SẢN GIẬT

Nỗi lo lớn nhất của hầu hết phụ nữ trong và sau khi mang thai là đối mặt với các tai biến sản khoa. Một trong số đó là hội chứng tiền sản giật khi mang thai – tiền căn của sản giật. Được coi là là nguyên nhân gây tử vong cao cho mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Dưới đây là chia sẻ của  Ths.Bs Thu Huyền – Trưởng khoa khám bệnh của Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường về vấn đề này!

1. ĐỊNH NGHĨA:

  • Tăng huyết áp là một triệu chứng có thể có trước lúc mang thai hoặc xuất hiện lúc mang thai, hay có sẵn và nặng lên do thai nghén
  • Điều này có nghĩa là tăng huyết áp khi có thai có thể có nguyên nhân độc lập với tình trạng thai hoặc nguyên nhân do thai. Nhưng dù cho nguyên nhân gì thì tăng huyết áp trong thai nghén cũng là dấu hiệu báo động hoặc dấu hiệu của một thai kì đầy nguy cơ, có thể tử vong mẹ và thai nhi.

2. PHÂN LOẠI TĂNG HUYẾT ÁP VÀ THAI NGHÉN:

a. Tăng huyết áp mạn tính:

– Huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg trước 20 tuần tuổi thai

b. Thai nghén gây tăng huyết áp:

– Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 90 – 110mmHg sau 20 tuần tuổi thai. Đo 2 lần cách nhau 4h

– Không có Protein niệu

c. Tiền sản giật nhẹ:

Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 90 – 110 mmHg sau 20 tuần tuổi thai. Đo 2 lần cách nhau 4h.

– Protein niệu có thể tới ++

– Không có triệu chứng khác

Tiền sản giật ở phụ nữ mang thai
Tiền sản giật ở phụ nữ mang thai

d. Tiền sản giật nặng:

Huyết áp tâm trương 110 mmHg trở lên sau 20 tuần tuổi thai và Protein niệu (+++) hoặc hơn.

– Ngoài ra có thể có các dấu hiệu sau:

+ Tăng phản xạ

+ Đau đầu tăng, chóng mặt

+ Nhìn mờ, hoa mắt

+ Thiểu niệu (< 400 ml / 24h)

+ Đau thượng vị

+ Phù phổi

e. Sản giật:

– Hôn mê

– Kèm theo một số dấu hiệu tiền sản giật nặng

>>>>>> Xem thêm: SỰ THAY ĐỔI GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CỦA THAI PHỤ

3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG:

a. Tăng huyết áp

Nếu chưa biết huyết áp trước đó: Huyết áp tối đa ≥ 140 mmHg Huyết áp tối thiểu ≥ 90 mmHg

– Nếu đã biết huyết áp trước đó: Huyết áp tối đa tăng ≥ 30 mmHg Huyết áp tối thiểu tăng ≥ 15 mmHg

So với huyết áp khi chưa có thai

Lưu ý: Đo huyết áp 2 lần cách nhau 4h

b. Phù

85% bệnh nhân có thai bị phù trong 3 tháng cuối là phù sinh lý.

– Phù sinh lý: Phù nhẹ ở chân, mắt cá, sáng chưa phù, chiều mới phù, nằm nghỉ ngơi kê cao chân sẽ hết

– Phù bệnh lý: Phù toàn thân, tay, chân, mặt khi mới thức dậy buổi sáng, có khi kèm theo tràn dịch đa màng

– Đặc điểm của phù:

+ Phù toàn thân, nằm nghỉ cũng không hết

+ Phù trắng mềm, ấn lõm

+ Tăng cân nhanh hơn bình thường. Trong quá trình mang thai, người mẹ có thể tăng 10 – 15 kg nhưng trong 1 tuần không tăng quá 1kg

c. Protein niệu

Mức độ Protein niệu có thể thay đổi lớn trong 24h, do đó mẫu xét nghiệm nước tiểu muốn chính xác phải lấy cả 24h

– Protein niệu thường là dương tính khi lớn hơn 0,3 g/l (nước tiểu 24h) hoặc trên 0,5 g/l (mẫu nước tiểu lấy ngẫu nhiên) (tương đương với +)

Protein niệu tăng cao ở phụ nữ tiền sản giật
Protein niệu tăng cao ở phụ nữ tiền sản giật

d. Cận lâm sàng

– Xét nghiệm chức năng thận: ngoài Protein niệu có thể có hồng cầu, bạch cầu, trụ niệu phụ thuộc vào mức độ trầm trọng của tổn thương thận.

+ Creatinin tăng bình thường < 1,8mg

+ Acid uric tăng bình thường < 4,5mg

+ Ure huyết bình thường hoặc tăng cao trong trường hợp nặng

– Xét nghiệm chức năng gan: SGOT, SGPT có thể tăng trong trường hợp nặng

– Dự trữ kiềm: Giảm, có dấu hiệu tan huyết trong trường hợp nặng

– Áp lực keo: Giảm, Protein máu giảm

– Tế bào máu: Số lượng hồng cầu, Hct, Hb, tiểu cầu giảm

– Soi đáy mắt: Có dấu hiệu Gunn, phù gai thị, xuất huyết võng mạc,….

– Đánh giá tình trạng thai: Qua siêu âm và Monitor nếu có

* Với tiền sản giật nặng có thêm các dấu hiệu:

– Lâm sàng: Có thêm 1 trong các dấu hiệu sau:

  • Huyết áp tâm trương ≥ 160 mmHg và tối thiểu ≥ 110 mmHg.
  • Rối loạn thị lực
  • Đau đầu mà không đáp ứng với các thuốc thông thường
  • Đau thượng vị và hạ sườn phải
  • Phù phổi hoặc xanh tím
  • Thiểu niệu (< 400 ml / 24h)

– Cận lâm sàng:

  • Protein niệu > 3g/l trong 24h hoặc (+++)
  • Các men gan bất thường (tăng SGOT, SGPT)

*Sản giật:

Trên một bệnh nhân có hội chứng tiền sản giật nặng xuất hiện những cơn co giật hoặc hôn mê. Đây là biến chứng của tiền sản giật nặng Sản giật có thể xảy ra trước đẻ (50%), trong đẻ (25%) và sau đẻ (25%)

– Lâm sàng: Mỗi cơn giật điển hình trải qua 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn xâm nhiễm
  • Giai đoạn giật cứng
  • Giai đoạn giật giãn cách
  • Giai đoạn hôn mê

– Cận lâm sàng:

+ Thận: Protein niệu > 5g/l, lượng Protein niệu càng cao tiên lượng càng nặng, có khi > 30g/l. Cặn nước tiểu:

Hồng cầu, bạch cầu, trụ hạt (+). Bệnh càng nặng, lượng nước tiểu càng ít, có khi vô niệu.

+ Máu: Ure máu vẫn bình thường. Nếu ure, creatinin và A.uric tăng là biểu hiện của suy thận.

+ Đáy mắt: Có thể phù gai thị, xuất huyết võng mạc.

+  Gan có thể có máu tụ dưới bao gan, Billirubin máu tăng > 1,2 mg/l, có thể xảy ra hoại tử, chảy máu quanh gan, tổn thương gan làm tăng men gan và giảm tiểu cầu.

+ Não: Có thể phù, huyết khối, thiếu máu khu trú và chảy máu não

>>>>>> Xem thêm: VIÊM KHỚP GỐI: 6 ĐỘNG TÁC CẢI THIỆN VẬN ĐỘNG CHO NGƯỜI VIÊM KHỚP GỐI

4. ĐIỀU TRỊ:

a. Mục tiêu điều trị:

Đối với mẹ: Ngăn cản sự tiến triển của bệnh. Tránh các biến chứng có thể xảy ra với mẹ. Hy vọng cải thiện tình trạng bệnh và giảm tỷ lệ tử vong mẹ.

– Đối với con: Đảm bảo sự phát triển bình thường của thai trong tử cung, hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra cho thai.

– Phương châm điều trị: Bảo vệ mẹ là chính, có chiếu cố đến con. Thuốc điều trị cho mẹ có thể tác động đến thai nhi nên cần cân nhắc kỹ trước khi dùng thuốc điều trị cho mẹ

b. Điều trị bao gồm: Nghỉ ngơi, điều trị nội khoa, điều trị sản và ngoại khoa:

 – Nghỉ ngơi:

+ Chăm sóc:

  • Đặt bệnh nhân nằm trong phòng yên tĩnh, ấm áp. Khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi, nằm nghiêng trái
  • Theo dõi mỗi giờ: Huyết áp, mạch, nhiệt độ, nhịp thở, nước tiểu và phản xạ gân xương tại đầu gối và khuỷu tay. Định lượng Protein niệu, Hct, tiểu cầu mỗi ngày. Đánh giá chức năng gan, thận, rối loạn đông máu và tình trạng thai nhi bằng test không đả kích
  • Với bệnh nhân sản giật cần: Đặt bệnh nhân trong phòng yên tĩnh, ấm áp, tránh mọi kích thích, đặt cây ngáng miệng để tránh cắn phải lưỡi, hút đờm rãi để tránh tắc đường hô hấp
  • Dinh dưỡng: Chế độ ăn bệnh lý: Nhiều rau quả tươi, ít mặn, nhiều Protid (chất đạm)

Điều trị nội khoa:

+ Dự phòng và cắt cơn giật: sử dụng Magnesi sulfat là thuốc đầu tay.

  • Theo dõi phản xạ gân xương, nhịp thở, nước tiểu trong quá trình dùng Magnesi sulfat
  • Nếu có dấu hiệu ngộ độc Magnesi sulfat thì tiêm tĩnh mạch ngay Calci gluconat 10% – 10ml
Thuốc điều trị sản giật
Thuốc điều trị sản giật

+ Thuốc hạ áp: Chỉ sử dụng khi huyết áp tâm trương > 110 mmHg, tránh xuất huyết não

  • Thuốc đầu tay được sử dụng là Hydralazin
  • Nếu không có Hydralazin, có thể dùng Labetalol tiêm tĩnh mạch
  • Có thể sử dụng Nifedipin nhỏ dưới lưỡi

Lưu ý: Chỉ sử dụng 1 trong 3 loại thuốc hạ áp trên, theo dõi huyết áp cẩn thận, không để huyết áp < 140 /90 mmHg

+Thuốc an thần: Thường dùng Diazepam 10mg tiêm tĩnh mạch chậm

+ Thuốc lợi tiểu: Chỉ dùng Furosemid (Lasix) khi có nước tiểu < 30 ml/h và hoặc có triệu chứng phù phổi cấp và chỉ dùng khi huyết áp tâm trương > 70 mmHg

+ Truyền dịch thật hạn chế dù có thể có biểu hiện cô đặc máu. Chỉ sử dụng Glucose 5% truyền tĩnh mạch chậm để giữ một đường tĩnh mạch

+ Thuốc trợ tim: Sử dụng khi có dấu hiệu dọa phù phổi cấp

– Điều trị sản giật và Ngoại khoa:

Chấm dứt thai kỳ là điều trị triệt để nhất của tiền sản giật và sản giật

+ Chỉ định đình chỉ thai nghén:

  • Khi điều trị tiền sản giật nặng hoặc sản giật đã ổn định được 24h
  • Khi điều trị nội khoa không thể đạt được hiệu quả, huyết áp vẫn dao động trong tiền sản giật nặng hoặc bệnh nhân vẫn lên cơn co giật mặc dù đã sử dụng đầy đủ các thuốc chống co giật và hạ áp

+ Phương pháp đình chỉ thai nghén:

  • Đường âm đạo: nếu chỉ số Bishop > 5, có điều kiện thuận lợi thì có thể khởi phát chuyển dạ bằng cách tách màng ối, truyền tĩnh mạch oxytocin và bấm ối khi tử cung có cơn co tốt, cổ tử cung bắt đầu thay đổi
  • Mổ lấy thai: khi CTC và ngôI thai không thuận lợi cho việc khởi phát chuyển dạ để đẻ đường âm đạo.

+ Vô cảm: Gây mê toàn thân hoặc gây tê ngoài màng cứng .

Chống chỉ định gây tê tuỷ sống vì có thể gây tụt huyết áp rất khó xử trí.

Chú ý:

– Sau sinh hay sau mổ cần tiếp tục điều trị nội khoa như trước mổ hay trước sinh 24 – 48 h sau khi chấm dứt thai nghén, tuỳ theo huyết áp và Protein niệu

– Nếu huyết áp vẫn cao hơn hoặc bằng 140/ 90 mmHg cần tiếp tục cho thuốc hạ áp loại uống

– Tiếp tục theo dõi sát bệnh nhân sau đình chỉ thai nghén và sản giật có thể sảy ra sau sinh

– Nếu có băng huyết sau đẻ, không được dùng Ergotamin vì có thể làm tăng huyết áp và xuất huyết não

– Đề phòng bội nhiễm vì bệnh nhân rất yếu, phải dùng kháng sinh liều cao điều trị

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ vấn đề gì, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua: 

? Facebook: Tuệ Y Đường

?Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789.501.555

Tin liên quan

6 thoughts on “HIỂU BIẾT VỀ TIỀN SẢN GIẬT VÀ SẢN GIẬT

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Huyết áp bình thường của em là bao nhiêu? 130/90 là cũng hơi cao rồi, em nên hạn chế vận động mạnh, giữ tinh thần luôn thoải mãi, hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, không sử dụng các chất có cồn chất kích thích… Lưu ý đo huyết áp hằng ngày để kiểm soát. Em gọi hoặc nhắn tin zalo số 0789503555 để được bác sĩ tư vấn nhé!

  1. Hồng Ly says:

    cháu có tìm hiểu thì thấy các tháng cuối thai kì khả năng bị tiền sản giật cao, làm sao để phòng tránh được vậy?

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Trong suốt thai kì cháu nên tăng khoảng 12 đến 17 kg là hợp lí, hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, kiểm soát đường huyết, giữ tinh thần luôn thoải mãi tránh căng thẳng… Cháu gọi hoặc nhắn tin zalo số 0789503555 để được bác sĩ tư vấn nhé!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Tiền sản giật, sản giật là 1 trong những bệnh lí có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, có thể ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ và phải chấm dứt thai kì. Do đó cần phải theo dõi sức khỏe định kì trong suốt thời gian mang thai, bạn gọi hoặc nhắn tin zalo số 0789503555 để được bác sĩ tư vấn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *