Mạch nhâm và mạch âm kiểu là hệ thống thứ 2 mang tính chất âm của 8 mạch khác kinh. Mạch nhâm hội khí của 3 kinh âm và điều hòa phần trước của cơ thể. Hãy cùng BS CKII Trần Thị Thu Huyền và Đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu về Mạch Nhâm qua bài viết sau đây!
ĐƯỜNG ĐI CỦA MẠCH NHÂM
− Mạch Nhâm khởi lên từ Thận, đến vùng Hội âm tại huyệt Hội âm, chạy vòng ngược lên xương vệ, qua huyệt Quan nguyên, theo đường giữa bụng ngực lên mặt đến hàm dưới tại huyệt Thừa tương.
− Từ huyệt Thừa tương có những mạch vòng quanh môi, lợi rồi liên lạc với mạch Đốc tại huyệt Ngân giao. Cũng từ huyệt Thừa tương xuất phát 2 nhánh đi lên 2 bên đến huyệt Thừa khấp rối đi sâu vào trong mắt.
CÁC HUYỆT THUỘC MẠCH NHÂM
HỘI ÂM – Chỗ gặp nhau của Tiền âm và Hậu âm.
– Vị trí: Ở giữa Tiền âm và Hậu âm. Đàn ông thì lấy sau túi dái và trước hậu môn, đàn bà thì lấy chỗ nối sau môi lớn và hậu môn. Chỗ đó là bắt đầu của các mạch Nhâm, Đốc, Xung. Mạch Nhâm từ Hội âm mà lên bụng.
– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 – 5 mồi, hơ 10 – 20 phút.
– Chủ trị: Trĩ, viêm âm đạo, viêm niệu đạo, kinh nguyệt không đều, sa dạ con, viêm tiền liệt tuyến, các bệnh bộ phận sinh dục…
KHÚC CỐT – Xương cong.
– Vị trí: Ở đường chính giữa bụng, phía trên bờ xương mu, thẳng rốn xuống. Ở trên xương mu, dưới huyệt Trung cực 1 thốn, vào chỗ lõm giữa lông mu. Kinh túc quyết âm can và mạch nhâm hội ở đó.
– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 -2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 15 phút.
– Chủ trị: Đái dầm, khó đái, liệt dương, di tinh, nhiều khí hư, sa dạ con, đau bụng dưới…
TRUNG CỰC – Chủ trị bàng quang, dạ con.
– Vị trí: Từ rốn xuống bờ trên xương mu chia làm 5 thốn, lấy từ rốn xuống 4 thốn, từ huyệt Khúc cốt lên 1 thốn. 3 kinh âm ở chân hội với mạch nhâm ở đó.
– Cách châm cứu: PHỤ NỮ CÓ THAI CẤM CHÂM. Châm đứng kim, sâu 0,8 – 1 thốn, cảm giác tê tức cục bộ, có khi lan truyền đến bộ phận sinh dục. Cứu 5 mồi, hơ 5 – 10 phút.
– Chủ trị: Di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, đái dầm, đau cắn dưới rốn, đại tiện ra máu, lỵ, kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ra máu cục, khí hư, đau bụng trong kỳ kinh, viêm niệu đạo, viêm xoang chậu, thủy thũng…
QUAN NGUYÊN – Có quan hệ với nguyên khi.
– Vị trí: Từ rốn thẳng xuống 3 thốn, từ huyệt Trung cực lên 1 thốn. 3 kinh âm ở chân và mạch nhâm hội ở đó
– Cách châm cứu: PHỤ NỮ CÓ THAI Châm đứng kim 0,8 – 1,5 thốn. Cứu 7 mồi. Hơ 5 – 15 phút.
– Chủ trị: Đau lưng, đau bụng, đau quanh rốn, đái dầm, di tinh, liệt dương, ỉa chảy, kinh nguyệt không đều, băng lậu huyết, choáng váng sau sinh, trúng gió hư thoát, lỵ, viêm thận, đau bụng hành kinh, khí hư quá nhiều, suy nhược toàn thân, bế kinh, ho ra máu, tiêu khát…
THẠCH MÔN – Cửa đá
– Vị trí: Từ giữa rốn thẳng xuống 2 thốn.
– Cách châm cứu: PHỤ NỮ CÓ THAI Châm đứng kim 1 – 1,5 thốn. Cứu 3 mồi. Hơ 5 – 15 phút.
– Chủ trị: Kinh nguyệt quá nhiều, bế kinh, sán khí, bí đái, đái dầm, phù thũng, cao huyết áp, băng lậu huyết, viêm tuyến vú, thương hàn, ỉa chảy, bụng dưới cắn đau…
KHÍ HẢI – Biển của khí
– Ví trí: Nằm ngửa, đo từ giữa rốn xuống 1,5 thốn.
– Cách châm cứu: PHỤ NỮ CÓ THAI Châm đứng kim 0,8 – 1,5 thốn. Cứu 7 mồi. Hơ 5 – 15 phút.
– Chủ trị: Đau bụng, ỉa chảy buổi sáng, đau lưng, đái dầm, di tinh, kinh nguyệt không đều, băng lậu huyết, hành kinh đau bụng, tắc kinh, sau khi đẻ choáng váng xây xẩm, trúng gió hư thoát, thần kinh suy nhược, tiều nhiều, liệt dương, khí hư, thương hàn…
ÂM GIAO – Chỗ âm khí giao nhau
– Vị trí: Ở thẳng giữa rốn xuống 1 thốn. Mạch nhâm, mạch Xung, Túc thiếu âm thận giao nhau ở đó.
– Cách châm cứu: PHỤ NỮ CÓ THAI Châm đứng kim 1,5 thốn. Cứu 5 mồi. Hơ 10 – 20 phút.
– Chủ trị: Viêm niệu đạo, viêm màng trong dạ con, kinh nguyệt không đều, đẻ xong đau bụng, sản dịch không dứt, đau sán khí, băng lậu huyết, khí hư, thủy thũng, sa dạ con, rong kinh…
THỦY PHÂN – Chia nước
– Vị trí: Chính giữa rốn thẳng lên 1 thốn
– Cách châm cứu: PHỤ NỮ CÓ THAI Châm đứng kim 1 – 1,5 thốn. Cứu 3 – 15 mồi. Hơ 10 – 20 phút.
– Chủ trị: Khó tiểu tiện, phù, sôi ruột, ỉa chảy, nôn mửa, viêm thận, viêm phúc mạc…
HẠ QUẢN – Phía dưới dạ dày
– Vị trí: Chính giữa rốn thẳng lên 2 thốn. Mạch nhâm và kinh túc thái âm tỳ giao nhau ở đó.
– Cách châm cứu: PHỤ NỮ CÓ THAI Châm đứng kim 1 – 1,5 thốn. Cứu 3 – 15 mồi. Hơ 10 – 20 phút.
– Chủ trị: Tiêu hóa không tốt, đau dạ dày, sa dạ dày, ỉa chảy, viêm ruột, dưới rốn có quyết khí động, bụng rắn cứng, dạ chướng gày mòn, bụng đau, không ham ăn, tiểu đỏ…
KIẾN LÝ – Xây dựng ở bên trong
– Vị trí: Chính giữa rốn lên 3 thốn.
– Cách châm cứu: PHỤ NỮ CÓ THAI Châm đứng kim 1 – 1,5 thốn. Cứu 3 mồi. Hơ 5 – 15 phút.
– Chủ trị: Đau dạ dày, nôn mửa, tiêu hóa kém, thủy thũng, viêm phúc mạc, đau dạ dày cấp và mãn tính, tim cắn đau, sôi ruột, đau bụng, bụng chướng, mình sưng, không hám ăn.
TRUNG QUẢN – Ở giữa dạ dày
– Vị trí: Chính giữa rốn thẳng lên 4 thốn.
– Cách châm cứu: PHỤ NỮ CÓ THAI Châm đứng kim 1 – 1,5 thốn. Cứu 3 mồi. Hơ 5 – 15 phút.
– Chủ trị: Đau dạ dày, chướng bụng, nôn mửa, ợ chua, ỉa chảy, lị, táo, mất ngủ, cao huyết áp, viêm dạ dày cấp và mãn tính, tắc ruột, ăn không tiêu hóa được, hư lao, vàng da, sốt rét ôn dịch…
THƯỢNG QUẢN – Bên trên dạ dày
– Vị trí: Trên rốn 5 thốn, Túc dương minh vị, thủ thái âm phế và mạch Nhâm hội ở đó.
– Cách châm cứu: PHỤ NỮ CÓ THAI Châm đứng kim 1,5 – 2 thốn. Cứu 3 – 15 mồi. Hơ 5 – 15 phút.
– Chủ trị: Viêm dạ dày, loét hành tá tràng, nôn mửa, chướng bụng, nấc, giãn dạ dày, dạ dày co rút, hoàng đản, bụng sôi, bụng chướng khí tức, hư lao, ỉa chảy…
CỰ KHUYẾT – Cửa khuyết rất to.
– Vị trí: Ở chính giữa rốn thẳng lên 6 thốn.
– Cách châm cứu: Châm chếch mũi kim trở xuống, sâu 0,3 – 0,5 thốn, cứu 5 – 10 mồi, hơ 10 – 20 phút.
– Chủ trị: Đau vùng tim ngực, nghẹn, điên cuồng, động kinh, bệnh tinh thần, đau dạ dày, nôn mửa, co thắt cơ hoành, viêm gan mạn tính, vàng da, đau bụng trên do giun đũa…
CƯU VĨ – Đuôi chim bồ câu
– Vị trí: Ở giữa rốn lên 7 thốn. ở mũi nhọn xương ức, dưới lõm ức 1 thốn, biệt lạc của mạch nhâm nối với mạch đốc ở đó.
– Cách châm cứu: Châm chếch mũi kim xuống, sâu 0,5 – 1,5 thốn. KHÔNG CỨU.
– Chủ trị: Đau vùng tim ngực, nghẹn, điên cuồng, động kinh, tim cắn đau, nấc, bệnh tinh thần, hen xuyễn, tức ngực, ngắn hơi, ít hơi
TRUNG ĐÌNH – Cung đình ở giữa
– Vị trí: Ở giữa ngực, ngang đầu khe sườn 5 – 6
– Cách châm cứu: Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20 phút.
– Chủ trị: Viêm phế quản, lao phổi, viêm mạc lồng ngực, nghẹn, nấc, ăn uống không xuống, nôn mửa ra thức ăn, trẻ em trớ sữa…
CHIÊN TRUNG – Giữa chỗ có mùi mùi sữa
– Vị trí: Ở giữa đường nối 2 núm vú. Chỗ giao của túc thái âm tỳ, túc thiếu âm thận, thủ thái dương tiểu trường, thủ thiếu dương tam tiêu và mạch nhâm.
– Cách châm cứu: Châm mũi kim hướng lên trên hay hướng về hai bên cạnh bầu vú, hoặc hướng lên trên, luồn kim sâu 0,5 -1 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 10 phút.
NGỌC ĐƯỜNG – Ngôi nhà bàng ngọc
– Vị trí: Từ huyệt chiên trung lên 1,5 thốn. Ngang 2 đầu sườn 3 – 4 vào giữa xương ức.
– Cách châm cứu: Châm chếch mũi kim, sâu 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 – 20 phút.
– Chủ trị: Viêm phế quản, lao phổi, viêm mạc lồng ngực, nôn mửa, phế khí thũng, đau thần kinh liên sườn…
TỬ CUNG
– Vị trí: Huyệt Chiên trung lên 3,2 thốn. Ngang 2 đầu sườn 2 – 3 vào giữa xương ức.
– Cách châm cứu: Châm chếch sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20 phút.
– Chủ trị: Viêm phế quản, lao phổi, viêm mạc lồng ngực, giãn phế quản, hen xuyễn, ngực và xương ngực đau đớn, ăn uống không xuống, nôn ngược khí lên, tâm phiền, ho ngược lên mửa ra máu…
HOA CÁI – Làm thành cái hoa
– Vị trí: Ở đường chính giữa ngực, chỗ tiếp giáp phần cán và thần xương ức, ngang đầu khe xương sườn 1 – 2.
– Cách châm cứu: Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 20 phút.
– Chủ trị: Viêm hầu họng, ho hen, đau ngực, viêm khí quản, đau thần kinh liên sườn…
TOÀN CƠ – Viên ngọc đẹp mà không tròn
– Vị trí: Từ huyệt Thiên đột xuống 1 thốn.
– Cách châm cứu; Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15 phút.
– Chủ trị: Đau tức sườn ngực, hầu họng sưng đau, ho nghịch khí lên, hen phế quản, viêm phế quản mãn tính, co thắt thực quản…
THIÊN ĐỘT – Xúc phạm tới trời
– Vị trí: Ở chỗ lõm trên xương ngực, ngang với bờ trên xương đòn. Mạch nhâm và mạch âm duy giao nhau ở đó.
– Cách châm cứu: Châm chếch mũi kim vào phía sau xương ức, sâu 0,5 – 1 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút
– Chủ trị: Ho hắng dữ dội, hen phê quản, hầu họng sưng đau, viêm phế quản, tuyến giáp trạng sưng to, ho ra máu, cơ hoành co thắt, co thắt thực quản…
LIÊM TUYỀN – Con suối trong sạch
– Vị trí: Chỗ lõm phía trên yết hầu, dưới cuống lưỡi. Chỗ giao của mạch nhâm và mạch âm duy.
– Cách châm cứu: Ngửa đầu lấy huyệt, châm mũi kim hướng về phía Não bộ, sâu 3 – 5 phân.
– Chủ trị: Sưng lưỡi, đau dưới lưỡi, trúng gió cứng lưỡi, khó nói, nuốt xuống bụng khó khăn, viêm phế quản, viêm amidan, mất tiếng, cơ lưỡi tê bại, thở xuyễn…
THỪA TƯƠNG – Chịu nhân nước tương
– Vị trí: Ở giữa chỗ lõm giữa rãnh dưới môi.
– Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 2 – 3 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút.
– Chủ trị: Cổ cứng, động kinh, méo miệng, chảy dãi, tê bại thần kinh mặt, trúng gió liệt nửa người, vòm mồm lở loét, mặt sưng phù…
TỔNG KẾT VỀ MẠCH NHÂM
Qua bài viết trên, BS CKII Trần Thị Thu Huyền đã đưa ra một số tống kết về mạch Nhâm như sau:
– Mạch nhâm dùng để luyện khí công, tiểu chu thiên, đại chu thiên.
– Mạch nhâm có tác dụng điều hòa Âm của toàn thân (bổ của các kinh Âm), liên quan trực tiếp đế việc sinh đẻ, phụ khoa.
– Biểu hiện bệnh lý của mạch nhâm:
+ Nam: Thoát vị
+ Nữ: Khí hư, bụng có u, không sinh đẻ được.
Tại Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường, nhờ áp dụng Học thuyết kinh lạc và kinh túc quyết âm can vào điều trị bệnh, các bệnh nhân đều phản hồi rất tốt về các mặt bệnh cơ xương khớp khi được trị liệu xoa bóp bấm huyệt, châm cứu,…
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi về bệnh Cơ – xương – khớp và mạch nhâm, hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ CKII Trần Thị Thu Huyền để được tư vấn tốt nhất qua:
? Facebook: Tuệ Y Đường
?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền
?⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội
?Hotline: 0789.501.555 – 0789.502.555– 0789.503.555
Rất hay, rất bổ ích ạ
em cảm ơn, bài viết rất hay ạ:))
Hay quá, Đúng bài e đang cần học luôn!!
Em được bạn giới thiệu đến chữa thoái hóa khớp gối, hết nhiều tiền không bác sĩ, tư vấn cho em với ạ
May được ông anh họ giới thiệu mới đến chữa,thấy ổn, hết đau.
Chủ nhật phòng khám có làm không ạ? mẹ em bị thoái hóa lưng,em muốn đưa mẹ đến điều trị
Tôi bị thoát vị đĩa đệm lưng ,đi lại rất đau , được người nhà giới thiệu đến phòng khám ,sau 4 buổi điều trị,hiện tôi đi lại bình thường ,không còn đau nữa, cảm ơn phòng khám và các bác sỹ rất nhiều
Phòng khám sạch sẽ khang trang hơn mấy chỗ mình điều trị trước đó , mới điều trị buổi đầu đã thấy đỡ khá nhiều