Bạn có biết các thói quen hằng ngày là một yếu tố tác dộng rất nhiều đến sức khoẻ của chúng ta. Một trong những yếu tố quan trọng để bảo sức khoẻ chính là tăng cường sức đề kháng. Hãy cùng Tuệ Y Đường điểm qua 9 thói quen đơn giản nhưng cực kì hiệu quả trong việc cải thiện, nâng cao sức đề kháng và rất có lợi cho sức khoẻ nhé.
1. NGỦ ĐỦ GIẤC
Có thể nói, giấc ngủ là liều thuốc tự nhiên hiệu quả nhất. Khoa học chứng minh rằng thiếu ngủ, hoặc giấc ngủ kém chất lượng ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khoẻ. Thực tế, việc ngủ không đủ giấc khiến cho chúng ta dễ mắc các bệnh về đường hô hấp (như cảm cúm) hơn.
Giấc ngủ là nhân tố quan trọng giúp cơ thể nghỉ ngơi. Một người trưởng thành cần ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm. Đối với trẻ vị thành niên, con số này là 8-10 tiếng. Trẻ nhỏ cần đến 14 giờ để ngủ.
Tuy có vẻ đơn giản, rất nhiều người khó chợp mắt và thường xuyên mất ngủ. Với trường hợp này, bạn hãy thử hạn chế dùng thiết bị công nghệ một giờ trước khi ngủ. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một số bí quyết như giảm thiểu ánh sáng trong phòng ngủ, đi ngủ theo thời gian cố định mỗi tối, tập thể dục nhiều hơn…
2. BỔ SUNG RAU CỦ VÀ TRÁI CÂY TƯƠI
Rau củ, trái cây, các loại hạt… là nguồn cung cấp dinh dưỡng và bảo vệ cơ thể khỏi dịch bệnh. Chất chống ôxy hoá trong các thực phẩm này giúp chống lại các tác nhân gây các bệnh tim mạch, Alzheimer và một vài loại ung thư. Ngoài ra, chất xơ trong trái cây và rau củ còn giúp tăng sức đề kháng và cải thiện hệ tiêu hoá.
3. TIÊU THỤ CHẤT BÉO TỐT
Không phải chất béo nào cũng có hại. Một số chất béo có lợi như dầu thực vật hoặc dầu cá có tác dụng tốt trong việc tăng cường đề kháng.
Các chất béo có lợi này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường.
4. BỔ SUNG THỰC PHẨM LÊN MEN VÀO THỰC ĐƠN
Thực phẩm lên men như yogurt, nấm sữa kefir, kim chi, phô mai… chứa men vi sinh probiotic giúp tăng cường đề kháng, phá huỷ chất độc, cải thiện tiêu hoá.
Nếu không thường xuyên ăn các thực phẩm lên men, bạn có thể uống thực phẩm chức năng bổ sung probiotic.
5. GIẢM TIÊU THỤ ĐƯỜNG
Đường là tác nhân gây ra các bệnh như béo phí và tim mạch. Bạn có thể bắt đầu thay đổi thói quen tiêu thụ đường bằng cách giảm khoảng lượng đường khi nêm nếm trong nấu nướng mỗi ngày. Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thức ăn, thức uống chứa nhiều đường.
6. TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT CƯỜNG ĐỘ TRUNG BÌNH
Chúng ta thường xem các video và lời khuyên hướng dẫn rằng lộ trình tập nặng mới đem lại hiệu quả. Thực tế, các bài tập hoặc bộ môn cường độ trung bình cũng có thể giúp cải thiện sức đề kháng rất tốt.
Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi, leo núi… là một số bộ môn dành cho người không quá yêu thích thể thao cường độ cao. Nếu bận rộn, lý tưởng là bạn nên sắp xếp tập thể dục khoảng hai tiếng rưỡi mỗi tuần.
7. CẤP NƯỚC CHO CƠ THỂ
Thiếu nước có thể gây đau đầu, giảm hiệu suất làm việc, giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng… Để tránh tình trạng này, bạn hãy tập thói quen uống nước mỗi ngày.
Bạn có thể uống khi cảm thấy khát, uống nhiều hơn khi tập luyện thể thao, hoạt động ngoài trời, hoặc khi thời tiết nóng.
8. KIỂM SOÁT CĂNG THẲNG
Stress lâu ngày có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các tế bào chống dịch bệnh trong cơ thể.
Các hoạt động giúp giảm stress hiệu quả bao gồm thiền, tập thể thao, yoga… Ngoài ra, bạn có thể có cho mình những thú vui mới như đọc sách, viết lách, du lịch…
9. SỬ DỤNG CÁC THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CÓ CHỌN LỌC
Lợi ích của thực phẩm chức năng có thể khiến chúng ta cảm thấy cần phải tiêu thụ ngay. Tuỳ vào cơ địa và tình trạng sức khoẻ, bạn hãy tìm hiểu kỹ thành phần và chọn lọc các chất và vitamin để có hướng sử dụng phụ hợp.