Những thực phẩm nên kiêng với chàm vi khuẩn

Chàm vi khuẩn là một dạng của bệnh chàm (hay viêm da cơ địa) và là một căn bệnh về da gây ra những triệu chứng khó chịu bậc nhất của bệnh chàm. Bên cạnh việc tiếp nhận biện pháp điều trị, bệnh nhân bị chàm vi khuẩn cần đặc biệt chú trọng để chế độ dinh dưỡng, tránh tuyệt đối những thực phẩm nguy cơ để ngăn ngừa bệnh chuyển biến nghiêm trọng và hỗ trợ phục hồi.

Hãy cùng Tuệ Y Đường tìm hiểu qua bào viết dưới đây.

Có một số loại thực phẩm có thể khiến cho tình trạng chàm bội nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn khi thêm vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày.

I. Thế nào là chàm vi khuẩn ?

Da bị chàm vi khuẩn (hay còn được gọi với tên khác là chàm vi trùng) là một dạng của bệnh chàm (hay viêm da cơ địa) và là một căn bệnh về da khá phổ biến thường gặp. Bệnh chàm vi khuẩn có thể xảy ra ở tất cả các độ tuổi và mọi đối tượng khác nhau, bất kỳ ai cũng có thể có nguy có mắc bệnh chàm vi khuẩn, vì vậy cần có những biện pháp phòng tránh để tránh khỏi sự xâm nhập của bệnh.

Theo Bác sĩ CKII Trần Thị Thu Huyền – Trưởng khoa khám bệnh tại Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường chàm vi khuẩn tuy không gây ra nguy hiểm cho người bệnh, tuy nhiên bệnh gây ra những khó khăn và bất tiện cho người bệnh trong quá trình sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, những vết thương sau khi lành sẽ để lại trên da người bệnh những vết sẹo gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Có thể gây ra cảm giác tự ti, mặc cảm cho người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh chàm vi khuẩn ?

Chàm vi khuẩn là một dạng của bệnh chàm với những triệu chứng bệnh khá giống với các căn bệnh ngoài da khác. Vì vậy người bệnh rất khó để xác định được bệnh chàm vi khuẩn. nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm vi khuẩn vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên có những nguyên nhân có thể là một trong số những nhân tố gây ra bệnh chàm vi khuẩn.

  • Do di truyền: Yếu tố di truyền chiếm số lượng khá đông trong các nguyên nhân gây bệnh chàm vi khuẩn. Một đứa trẻ sinh ra trong gia đình có người có tiền sử về bệnh chàm vi khuẩn thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn những đứa trẻ khác.
  •  Do cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng: Tình trạng dị ứng với các tác nhân như thực phẩm, lông thú nuôi hay một số chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho bệnh khỏi phát.
  •  Ngoài ra, các yếu tố từ môi trường bị ô nhiễm, sự tiếp xúc lâu ngày với các hóa chất, chất tẩy rửa như xà phòng, nước rửa chén, mỹ phẩm có thành phần hóa học cao cũng gây nên tình trạng bệnh chàm vi khuẩn.

Triệu chứng bệnh chàm 

Bệnh chàm có rất nhiều loại như chàm tiếp xúc, chàm khô, chàm da mỡ, chàm nước, chàm tổ đỉa. Ở mỗi mỗi loại lại có những triệu chứng, dấu hiệu và cách điều trị khác nhau vì thế cần quan sát kỹ để có thể xác định chính xác mình đang bị loại nào.

Biểu hiện cơ bản của bệnh chàm là ngứa và nổi nhiều mụn nước trên bề mặt da. bệnh tiến triển theo 4 giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn tấy đỏ da

  • Bệnh bắt đầu trên da với các triệu chứng xuất hiện mảng đỏ, đám đỏ hơi nề, ranh giới không rõ ràng và rất ngứa.
  • Sau đó trên bề mặt da sẽ xuất hiện những hạt sẩn nhỏ có màu hơi trắng, lấm tấm như hạt kê sau đó tạo thành mụn nước.

Giai đoạn 2: Giai đoạn nổi mụn nước

  • Các mụn nước xuất hiện trên nền da đỏ ngày càng nhiều, có kích thước nhỏ, có chiều hướng lan rộng ra thành những mảng chi chít, dày đặc.
  • Các mụn nước nhỏ bằng đầu tăm, rất nông, tự vỡ, có chứa dịch trong. có thể có nhiều đợt mụn nước đùn từ dưới lên hết lớp này đến lớp khác.

Giai đoạn 3: Giai đoạn chảy nước, lên da non

  •  Giai đoạn này các mụn nước có thể vỡ do bệnh nhân gãi, vỡ tự nhiên, lỗ chỗ nhiều vết trợt, rất dễ bị bội nhiễm.
  • Sau đó các tổn thương giảm viêm, giảm chảy dịch, xung huyết, các vết trợt khô, đóng vẩy, lên da non thành một lớp da nhẵn bóng, nền da hơi nhiễm cộm, sẫm màu hơn.

Giai đoạn 4: giai đoạn bong vảy da, Liken hóa, hằn cổ trâu

  • Lớp da non vừa tái tạo tự rạn nứt, càng ngày càng sẫm màu, bề mặt xù xì thô ráp, sờ nền cứng cộm, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám.
  • Khi Liken hóa và hình thành hằn cổ trâu, các lớp da dày lên hình thành các hằn nổi rõ có sẩn dẹt ở giữa nếp hằn. ngứa dai dẳng không dứt.
Bệnh chàm vi khuẩn có 4 giai đoạn: tấy đỏ, nổi mụn nước, lên da non, liken hóa

II. Cách điều trị Chàm vi khuẩn

Bệnh chàm vi khuẩn gây ra những khó khăn và bất tiện cho người bệnh. Khi bị bệnh chàm vi khuẩn, người bệnh cần hạn chế ăn các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng dẫn đến tình trạng bệnh tái phát, có thể nặng hơn cho người bệnh. ngoài ra, bệnh nhân cũng nên hạn chế các loại thực phẩm cay nóng và các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…

Khi da bị tổn thương và có tình trạng nước dịch vàng chảy ra hoặc mủ, người bệnh cần dùng các loại thuốc kháng sinh và một số loại thuốc bôi để làm giảm tình trạng của bệnh như Jarish hay xanh Methylen hoặc Hồ nước hay Hồ Neopred. Khi các vết tổn thương đã đỡ hơn, có thể chuyển sang dùng Tetrapred hoặc Brocq để bôi lên vùng da tổn thương. Khi da đã khô, người bệnh có thể bôi các loại chế phẩm như chứa Corticoid như Flucinar, Diprogenta…

Khi phần da bị tổn thương trở nên dày hơn người bệnh có thể dùng thuốc mỡ Salicyle 5% hoặc Diprosalic để bôi. Trong quá trình điều trị, người bệnh chàm vi khuẩn cũng nên bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể để hệ miễn dịch được hoạt động tốt nhất và điều trị bệnh hiệu quả.

III. Người bị chàm vi khuẩn nên kiêng ăn gì?

Chàm vi khuẩn (Superinfection of Eczema hay Eczema Herpeticum) là một trong những tiến triển nghiêm trọng của chàm, xuất hiện khi bị các loại vi khuẩn, virus như: herpes, simplex (HSV), tụ cầu….xâm nhập và phát triển.

Người bị chàm bội nhiễm xuất hiện tất cả các triệu chứng của bệnh chàm (nổi mẩn đỏ, mụn nước, ngứa ngáy khó chịu, hình thành các mảng da dày) và biểu hiện của bội nhiễm (da rỉ tiết dịch, mưng mủ, rướm máu, bong tróc và loét). So với bệnh chàm thông thường, chàm bội nhiễm có thể gây tổn thương nặng nề và biến chứng nguy hiểm lên da và sức khỏe. Một số trường hợp bội nhiễm nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng da, hoạt tử, nhiễm trùng máu.

Để khắc phục tình trạng trên, việc tiếp nhận điều trị là điều cần thiết. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng, dinh dưỡng hợp lý có thể hỗ trợ điều trị và tránh nguy cơ khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Ngược lại, có một số loại thực phẩm có thể khiến cho tình trạng chàm bội nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn bởi chúng có thể kích hoạt tế bào lympho (tế bào T) hình thành phản ứng viêm cũng như giảm số lượng kháng thể IgE (kháng thể được tạo ra để đối phó với chứng viêm).

Theo các chuyên gia, những thực phẩm có thể khiến tổn thương do chàm bội nhiễm trở nên trầm trọng hơn gồm có:

1. Thực phẩm dễ gây dị ứng

Việc nạp vào cơ thể thực phẩm dễ gây dị ứng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm hoặc khiến tình trạng chàm da chuyển biến xấu đi. Các thực phẩm thuộc nhóm trên gồm có:

  • Thực phẩm giàu gluten như đậu nành, lúa mì, lúa mạch….
  • Các loại hải sản, động vật có vỏ như tôm, nghêu, cua, cá…
  • Sữa (nhất là sữa bò) và một số sản phẩm từ sữa.
Thực phẩm giàu gluten như đậu nành, lúa mì, lúa mạch… có thể gây dị ứng, không tốt cho người bị chàm bội nhiễm.

Phản ứng dị ứng với thực phẩm thường xuất hiện sau 6 – 24 giờ (hoặc có thể lâu hơn) sau khi ăn. Người bệnh có xu hướng ngứa ngáy, gãi nhiều dẫn đến tổn thương lan rộng và nặng nề. Do đó, những người có cơ địa dị ứng với thực phẩm thì nên hạn chế tối đa những thực phẩm có thể gây kích ứng, dị ứng.

2. Thực phẩm chứa Niken và coban

Niken là coban là chất có trong tự nhiên trong đất. Chính vì vậy mà một lượng nhỏ niken có thể được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như: Đậu, trà đen,đậu lăng, quả hạch, đậu Hà Lan, thịt hộp, sô cô la, cá có vảy, đậu nành. Việc ăn những loại thực phẩm chứa kim loại trên có thể khiến cho hệ miễn dịch nhầm lẫn thành phần này này với vi khuẩn, virus gây hại, dẫn đến việc kích hoạt thành phần trung gian gây viêm.

Do vậy, người bị chàm bội nhiễm, người bị dị ứng với niken, coban nên hạn chế bổ sung những chất trên trong quá trình điều trị.

“Công dụng không ngờ của dầu dừa với bệnh chàm” – Tuệ Y Đường

3. Thực phẩm chứa nhiều chắt phụ gia

Phụ gia và chất bảo quản trong thực phẩm có thể làm bùng phát hoặc nghiêm trọng hơn triệu chứng của bệnh chàm. Chất này gồm có tartrazine (thuốc nhuộm azo màu vàng chanh, được sử dụng trong màu thực phẩm), natri benzoate, natri glutamate (muối) và sulfites (chất bảo quản trái cây) có sẵn trong nhiều thực phẩm đóng gói và chế biến. Bột ngọt – chất phụ gia làm tăng vị ngọt cho món ăn cũng được xem là một trong những nguyên liệu phổ biến không tốt cho người bị chàm da, chàm bội nhiễm.

4. Thực phẩm chứa nhiều đường

Người bị chàm bội nhiễm không nên ăn thực phẩm chứa quá nhiều đường như: bánh ngọt, soda, sinh tố, đồ uống ngọt… Đường có thể làm tăng đột biến nồng độ insulin trong máu, kích hoạt phản ứng viêm.

Ăn quá nhiều đồ ngọt có thể kích hoạt phản ứng viêm, không tốt cho người bị chàm bội nhiễm.

5. Thực phẩm chứa chất kích thích, các loại gia vị

Rượu, bia, thuốc lá là những chất không tốt cho sức khỏe và đặc biệt là người bị chàm vi khuẩn. Các thành phần như etanol, methanol, aldehyd, furfuroli,… trong các chất trên có thể gây ảnh hưởng đến sự chuyển hóa các chất và sức đề kháng của da, điều này có thể khiến cho triệu chứng của bệnh chàm da trở nên nặng nề hơn.

Không có một chế độ ăn nào giúp loại bỏ triệu chứng bệnh chàm vi khuẩn, tuy nhiên việc tránh những thực phẩm nguy cơ có thể hạn chế khả năng bùng phát, ngăn triệu chứng bệnh tồi tệ hơn. Bài viết trên đã giới thiệu những loại thực phẩm người bị chàm bội nhiễm không nên ăn, bạn cần lưu ý hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mọi thắc mắc hay câu hỏi về da liễu bạn đọc có thể liên hệ với BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp kịp thời.

Tin liên quan

5 thoughts on “Những thực phẩm nên kiêng với chàm vi khuẩn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *