Sứa biển – Món ngon nhưng cẩn thận dị ứng, ngộ độc

Sứa biển đã được không ít người sử dụng để chế biến thành một số món ăn giàu chất dinh dưỡng như: gỏi, nộm, canh, lẩu, bún sứa,… Tuy là món ăn ngon miệng, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng một số đối tượng có thể bị dị ứng hoặc ngộ độc. Khi bị dị ứng sứa biển, cơ thể thường xuất hiện những triệu chứng nào và cần xử lý như thế nào là đúng cách để phòng tránh một số rủi ro có thể gây bất lợi cho sức khỏe.

Tuệ Y Đường hy vọng những câu trả lời sẽ được giải đáp và cung cấp thêm kiến thức cho bạn đọc thông qua bài viết dưới đây.

SỨA BIỂN
Tìm hiểu những thông tin liên quan đến vấn đề dị ứng và ngộ độc sứa biển

I. Thế nào là Dị ứng sứa biển? Tính trạng đó có nguy hiểm không?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, sứa biển là một loại thực phẩm thông dụng trên thế giới bởi trong thịt sứa có chứa khá nhiều hàm lượng dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người. Một số món ăn ngon được chế biến từ thịt sứa biển như: nộm, gỏi, lẩu, canh, bún sứa,… Đặc biệt, thịt sứa biển cũng được xem là nguồn lợi thủy sản có giá trị xuất khẩu sang các nước trên thế giới.

Sứa biển là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng và được chế biến thành khá nhiều món ăn khác nhau với vị ngọt và độ giòn tự nhiên

Sứa là loại động vật thân mềm, không có xương sống, sống chủ yếu ở biển hay các vùng nước mặn. Sứa thường di chuyển bằng cách co bóp dù, đẩy nước qua lỗ miệng và dùng lực đẩy cơ thể về phía ngược lại. Sứa biển là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng và được chế biến thành khá nhiều món ăn khác nhau với vị ngọt và độ giòn tự nhiên.

Đa phần, sứa biển còn sống thường chứa nhiều độc tố và khi chạm phải có thể khiến bạn bị dị ứng. Nhiều loại sứa biển có chứa chất độc và có thể gây hại khi con người tiếp xúc phải như: sứa hộp, sứa lửa,…

Tuy nhiên, Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế cho biết, có rất nhiều loại sứa biển. Một số loại sứa có chứa độc tố rất mạnh, cần phải chế biến sứa biển đúng cách trước khi ăn, không nên sử dụng sứa biển tươi chưa qua chế biến bởi độc tố trong sứa tươi có thể gây nguy hại tới tính mạng người ăn., kể cả những loại sứa đã được chế biến.

Theo các chuyên gia của Viện Hải Dương học Nha Trang, nếu đi tắm biển, khi nhìn thấy những con sứa biển dù rất bắt mắt nhưng nên tránh xa chúng để tránh bị dính nọc độc từ sứa. Sứa là động vật không có xương sống, sống ở biển hay những nơi nước mặn. Sứa còn sống chứa nhiều độc tố và khi chạm phải, con người sẽ bị dị ứng.

Hầu như, độc tố của sứa biển thường tập trung ở các xúc tua. Chúng thường sử dụng các tế bào châm được gọi là nematocyst để tấn công khi phát hiện các vật thể đến gần chúng kể cả con người. Các tế bào này thường có kích thước rất nhỏ và gây độc. Loài sứa thường phóng ra để bắt mồi và phòng vệ.

Khi chạm phải sứa biển, các tế bào gai thường cắm vào da và tiết ra chất độc màu xanh được gọi là actinotoxino. Loại chất này có thể làm tê liệt thần kinh, gây đau đớn và kích thích tại chỗ. Nếu vết thương không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể sẽ bị hoại tử sau 8 – 72 giờ.

Hầu như các độc tố của sứa biển thường tập trung ở xúc tua và có thể gây dị ứng khi con người chạm phải

Theo BS.CKII Trần Thị Thu Huyền – phụ trách chuyên môn của Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường, dị ứng hay ngộ độc sứa biển có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không biết cách xử lý cũng như việc xử lý không kịp thời. Bên cạnh đó, tình trạng và mức độ nguy hiểm của dị ứng sứa biển có thể chia nhỏ thành các thể từ nhẹ đến nguy hiểm với mỗi thể là dấu hiệu nhận biết và tình trạng nguy hiểm cụ thể sau:

  • Thể nhẹ: Khi các độc tố từ sứa biển ngấm qua da và xâm nhập vào cơ thể, có thể xuất hiện các phản ứng ngoài ra, xuất hiện mẩn đỏ, nổi dát kèm theo đó là tình trạng ngứa ngáy khó chịu, toàn thân có cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, tình trạng này có thể dễ dàng khắc phục, do đó bạn không nên quá lo lắng trong trường hợp này;
  • Thể tối cấp: Ở trường hợp này, tai biến xảy ra tức thì khi các độc tố của sứa biển xâm nhập vào trong máu. Lúc này, bạn có thể có cảm giác đau đầu, tức ngực, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, đau bụng, tức ngực,… Đôi khi, có thể đi vào trạng thái lơ mơ, nhiều khi co giật, có thể bị hôn mê, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến các trạm xá hay bệnh viện gần nhất để chống sốc phản vệ;
  • Thể cấp hay bán cấp: Sau khoảng 15 phút tiếp xúc với sứa biển, thường xuất hiện cơn ngứa ngáy ở bàn tay, bàn chân, nổi ban đỏ trên da hoặc toàn thân, phù quincke ở môi, mắt, mặt, mạch nhanh và yếu. Một số trường hợp khác có thể tim đập nhanh, hạ huyết áp, ho khan, khó thở, thở khò khè,… Đây đều là những biểu hiện của sốc phản vệ, cần đưa nạn nhân đến ngay bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ.
Khi chạm vào sứa biển, có thể xuất hiện mẩn đỏ, phát ngứa trên da hoặc toàn thân và trở nên nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời

II. Những biện pháp xử lý khi bị dị ứng sứa biển

Dựa vào từng tình trạng dị ứng sứa biển cụ thể để đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp khi bị dị ứng sứa biển cụ thể hơn là các trường hợp dị ứng sứa biển khi tiếp xúc hoặc qua thực phẩm. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục hiệu quả mà Tuệ Y Đường tổng hợp được:

1. Cách xử lý dị ứng sứa biển khi tiếp xúc

– Xử lý dị ứng sứa biển trong giai đoạn sớm (7 giờ đầu)

Trong 7 giờ đầu, tình trạng dị ứng sứa biển thường xuất hiện các triệu chứng tại chỗ với các biểu hiện như: vùng da bị tổn thường xuất hiện màu đỏ nhạt, có cảm giác đau rát như bị bỏng,… Đa phần, các triệu chứng này thường không quá nghiêm trọng và có thể khôi phục vùng da trở về bình thường.

Nếu không, tổn thương có thể trở nặng, sau 3 giờ tiếp theo có thể xuất hiện nốt bỏng, vùng da bị tổn thương có màu đỏ đậm và gây đau nhức nhiều hơn, thậm chí có thể xuất hiện co giật tại chỗ. Khi đó, bạn cần xử lý vết thương theo các liệu pháp sau:

  • Dội ngay nước biển vào vùng da bị tổn thương. Tuyệt đối không sử dụng nước ngọt, vì nước ngọt có khả năng kích thích những tế bào chứa gai nhọt truyền độc và gia tăng tình trạng nguy hiểm;
  • Dùng một miếng khăn mỏng, sạch để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị sứa đốt, đồng thời lấy hết gai sứa ra;
  • Chườm đá hoặc chườm lạnh trực tiếp lên vùng da bị tổn thương để làm giảm cơn đau, cải thiện tình trạng sưng tấy và ngăn không cho nọc độc lan ra các vùng da lân cận;
  • Sử dụng một ít mật ong để bôi lên vết thương và băng cố định nhẹ nhàng. Trong trường hợp không có mật ong, có thể thay thế bằng rượu trắng hoặc dấm để dội lên vùng da bị thương rồi băng lại. Nếu có thể, bạn nên dùng dung dịch bicarbonat để làm sạch vết thương;

Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm một số loại thuốc bôi tại chỗ để hạn chế tình trạng sưng tấy lan rộng sang các vùng da khác cũng như cải thiện cơn ngứa ngứa. Một số loại thuốc bôi được các bác sĩ chuyên dùng như: Gentrisone, Diprosalic,…

Nếu tình trạng đau nhức tiếp tục diễn ra, bạn có thể sử dụng thêm một số loại thuốc an thần, giảm đau như: Aspirin, Efferalgan,… Tuy nhiên, bạn nên sử dụng thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ để phòng ngừa một số rủi ro có thể xảy ra.

Vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn là bước cơ bản không thể bỏ qua khi bị dị ứng sứa biển

– Xử lý dị ứng sứa biển trong giai đoạn muộn (sau 7 – 72 giờ)

Nếu tình trạng bị dị ứng sứa biển kéo dài hơn 7 giờ thì tại vùng da bị tổn thương có dịch mủ màu vàng đục, viêm loét rộng và sâu, có bờ hạt lympho và giả mạc. Khi đó, toàn thân có cảm giác đau đớn, sốt nhẹ, có thể có cảm giác thấy sưng đau hạch ngoại vi. Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh cần xử lý theo các liệu pháp sau:

  • Dùng gạc mềm và sạch lấy hết giả mạc và thấm dịch mủ. Sau đó, rửa lại vết thương bằng nước muối sinh lý, oxy già, betadin hoặc các dung dịch sát khuẩn nhẹ khác;
  • Dùng một miếng gạc khác để tẩm lấy một ít dung dịch sát khuẩn và băng cố định lại vết thương. Lưu ý, người bệnh nên vệ sinh vết thương và thay băng hằng ngày cho đến khi lành hoàn toàn.

Để vết thương chóng lành, ngoài việc vệ sinh vết thương mỗi ngày, người bệnh có thể sử dụng thêm một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ, như:

  • Thuốc kháng sinh toàn thân:
    • Thuốc Erythromycin 0,25mg: Dùng 3 – 4 viên mỗi ngày và lộ trình sử dụng không quá 10 ngày;
    • Thuốc Ampicillin 0,5mg: Dùng 2 – 4 viên mỗi ngày và lộ trình sử dụng thuốc kéo dài trong 10 ngày;
  • Thuốc vitamin C, vitamin B1,  vitamin B6 để tăng sức đề kháng và cải thiện cấu trúc da;
  • Thuốc an thần, thuốc giảm đau cho các trường hợp cơ thể đau nhức.
LANG BEN ĐỎ LANG BEN TRẮNG (1)
Một số trường hợp bị dị ứng sứa biển có thể được bác sĩ kê thêm thuốc an thần, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh tại chỗ,…

“Nhận diện những thực phẩm dễ gây dị ứng” – Tuệ Y Đường

2. Cách xử lý dị ứng sứa biển qua thực phẩm

Nếu nghi ngờ bản thân bị dị ứng với sứa biển và không may ăn phải, người bệnh cần được chườm nóng nên vùng da bị tổn thương hay xuất hiện những vết như muỗi đốt để làm giảm tình trạng ngứa ngứa và sưng phù. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tận dụng một số loại cây cỏ quen thuộc như lá ngải cứu, lá khế, lá đơn đỏ,… đem rang nóng rồi đem chườm và vùng da bị nổi mẩn khoảng 10 – 15 phút

Nếu tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến các trạm xá hay bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ. Tuy nhiên, trường hợp nghiêm trọng thường khá ít bởi tổn thương do sứa biển gây ra ít khi phải nhập viện để điều trị.

III. Làm gì để không bị dị ứng sứa biển?

Một số biện pháp phòng chống dị ứng sứa biển hiệu quả:

  • Nếu nhận biết bản thân bị dị ứng với sứa biển, cách tốt nhất là không tiếp xúc hay ăn các thực phẩm được chế biến từ loại thực phẩm này dù chỉ là một lượng nhỏ;
  • Sứa biển tuy được sử dụng khá phổ biến để chế biến thành một số món ăn nhưng tuyệt đối không sử dụng sứa biển tươi chưa qua chế biến. Đặc biệt, không sử dụng sứa để làm thức ăn cho trẻ nhỏ kể cả sứa đã qua khâu chế biến;
  • Chỉ sử dụng sứa biển để chế biến thành các món ăn khác nhau nếu đã xử lý đúng cách. Sứa tươi cần được ngâm qua 3 lần nước muối cùng với ít phèn chua, ngâm cho đến khi lượng nước chuyển dần sang màu đỏ nhạt hoặc màu vàng nhạt thì mới được sử dụng để chế biến thành thức ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng sứa đã được ép khô để tiết kiệm thời gian sơ chế, loại này được bày bán khá nhiều tại các cửa hàng chuyên bán đồ hải sản, siêu thị, chợ,…;
  • Tuyệt đối không nên sử dụng sứa biển trong mùa sinh sản. Bời thời điểm này, lượng độc tố tích lũy trong sứa biển nhiều hơn bình thường;
  • Khi đi tắm biển, cần chủ động quan sát và tránh xa vùng nước đó nếu phát hiện có sứa biển;
  • Chủ động mang theo một số loại thuốc giảm ngứa, giảm viêm, thuốc dị ứng hay thuốc kháng sinh khi đi biển để có thể sơ cứu tạm thời khi bị dị ứng sứa;
  • Cần trang bị những kiến thức cơ bản trong việc sơ cứu khi bị dị ứng sứa và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ và điều trị đúng cách.
Sứa biển cần được ngâm qua 3 lần nước muối và phèn, chỉ sử dụng để chế biến món ăn khi sứa đã chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt

Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng dị ứng sứa biển và một số cách xử lý hiệu quả. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan đến sứa biển. Nếu không may bị dị ứng với sứa biển, bạn cần nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và hỗ trợ xử lý.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Tuệ Y Đường không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Mọi thắc mắc hay câu hỏi về da liễu bạn đọc có thể liên hệ với BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp kịp thời !

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *