Vôi hóa cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.

 Vôi hoá cột sống là tình trạng hay gặp là một dấu hiệu của lão hóa trên cột sống, thường là lành tính, nhưng cũng là nguyên nhân gây đau và các dấu hiệu khó chịu tại cột sống và có thể tổn thương thần kinh. Đáng lưu ý hơn là tỷ lệ mắc bệnh ở người trẻ tuổi đang tăng lên rất nhanh.

Bệnh khó chữa khỏi hoàn toàn, các biện pháp điều trị điểm hình hiện nay vẫn có mục đích chính là bảo tồn chức năng cột sống.Để tìm hiểu rõ hơn hãy cùng Tuệ Y Đường theo dõi bài viết sau:

Hình ảnh đau lưng do vôi hóa cột sống
Hình ảnh đau lưng do vôi hóa cột sống

Vôi hóa cột sống  là gì?

Vôi hóa cột sống  là hiện tượng canxi lắng đọng trên các chồi gai, chồi xương ở thân đốt sống hoặc các dây chằng. Sự lắng tụ này có thể dẫn đến chèn ép rễ thần kinh và làm thay đổi cấu trúc giải phẫu ban đầu của cột sống.

Vôi hóa cột sống xảy ra là do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, các yếu tố khác cũng thúc đẩy bệnh lý phát triển như viêm khớp, dây chằng bị quá tải, làm việc sai tư thế. Vôi hóa cột sống có hai dạng chủ yếu là vôi hóa cột sống cổ, vôi hóa cột sống lưng.

Vôi hóa cột sống thường xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi. Mặc dù vậy, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa dần trong những năm gần đây. Đặc biệt, tình trạng vôi hóa cột sống thường xảy ra nhiều hơn ở nam giới hơn là nữ giới.

Nguyên nhân của bệnh vôi hóa cột sống

Phần cột sống lưng là vị trí phải chịu nhiều áp lực nhất từ trọng lượng cơ thể.

Sự lắng tụ canxi trên các dây chằng là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh vôi hoá. Nhưng nguyên nhân sâu xa vẫn thì là do thoái hóa cột sống gây ra.

Hình ảnh vôi hóa cột sống
Hình ảnh vôi hóa cột sống

Vôi hoá phổ biến ở người cao tuổi nhưng tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn phụ nữ. Ngoài ra, những người lao động tay chân hoặc thừa cân, béo phì cũng làm gia tăng áp lực lên ổ khớp, khiến cột sống nhanh chóng bị thoái hóa khớp và gây ra bệnh.

những người trẻ tuổi, thói quen ngồi nhiều, lười vận động làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông tuần hoàn máu nuôi dưỡng các khớp. Đặc biệt, chế độ ăn uống không lành mạnh khiến cơ thể thiếu dưỡng chất chuyên biệt dành cho xương khớp. Đây là yếu tố làm các tế bào sụn bị mòn, bong tróc, xương dưới sụn xốp và yếu đi, từ đó thúc đẩy sự hình thành và phát triển bệnh vôi hoá.

Triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống lưng

Bệnh nhân vôi hoá cột sống lưng sẽ thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau nhức vùng thắt lưng. Đau nhiều hơn khi vận động và giảm hẳn khi được nghỉ ngơi, đau nhất vào lúc thời tiết chuyển mùa.

Cơn đau mang tính chu kỳ, thậm chí đau lưng lan ra các bộ phận khác theo đường đi của dây thần kinh tọa như hông, đùi, thậm chí có thể gây tê mỏi ở cả bàn chân.

Bên cạnh các triệu chứng thường gặp, tình trạng cột sống lưng bị vôi hóa trong một số trường hợp còn xuất hiện các dấu hiệu như: chóng mặt, ù tai, suy giảm trí nhớ hoặc mất kiểm soát khi đại tiểu tiện do ống tủy bị thu hẹp.

Đối tượng hay mắc vôi hóa cột sống

Từ các nguyên nhân khiến cột sống bị vôi hóa có thể dễ dàng “điểm danh” các đối tượng dễ mắc phải bệnh này. Bao gồm:

– Người lớn tuổi

– Người ít vận động hoặc lao động quá sức

– Người thừa cân, béo phì

– Ăn uống thiếu dinh dưỡng hoặc quá thừa canxi

Biến chứng nguy hiểm của vôi hóa cột sống

Nếu tình trạng vôi hóa cột sống để lâu ngày, không chữa trị kịp thời có thể gây nên các biến chứng.

Gù lưng, vẹo cột sống hoặc biến dạng khớp xương

Các bệnh này có thể gặp nếu người bệnh bị vôi hóa cột sống kèm theo xẹp đốt sống, thoát vị đĩa đệm.

 Rối loạn tiền đình

Các đốt cột sống cổ là nơi tập trung nhiều dây thần kinh quan trọng. Vì vậy khi gặp phải tình trạng vôi hóa cột sống cổ sẽ làm suy giảm quá trình tuần hoàn máu lên não, gây rối loạn tiền đình.

Ngoài ra kèm theo các biểu hiện như buồn nôn, chóng mặt, lo lắng, mệt mỏi, trí nhớ giảm sút, mất ngủ triền miên.

 Thoát vị đĩa đệm

Khi bị vôi hóa, hai đốt sống nằm kề nhau có khả năng đàn hồi kém dẫn tới nguy cơ thoát vị đĩa đệm cao.

 Hẹp tủy sống

Khi các gai xương phát triển sẽ khiến không gian trong tủy sống bị thu hẹp lại.

Cấu trúc cột sống dần bị thay đổi khiến người bệnh luôn cảm thấy đau đầu, đau nhức bả vai và vùng cánh tay.

Thiểu năng hệ động mạch đốt sống phân liệt

Gai cột sống sẽ chèn ép động mạch đốt sống cổ, gây ra cảm giác hoa mắt, chóng mặt, ù tai, trí nhớ kém…

 Chèn ép rễ thần kinh

Vôi hóa cột sống làm tổn thương các dây thần kinh khiến quá trình dẫn truyền thông tin bị gián đoạn.

Biến chứng chèn ép rễ thần kinh tủy sống gây nguy hiểm nhất, có thể khiến bại liệt một hoặc hai tay, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật.

Cách chữa vôi hóa đốt sống lưng

Khi vôi hoá cột sống gây ra các triệu chứng tại cột sống hay dấu hiệu tổn thương rễ thần kinh thì cần tiến hành điều trị.

Vôi hóa cột sống
Vôi hóa cột sống

Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Dùng thuốc: Khi đau dùng các loại thuốc chống viêm giảm đau làm giảm bớt triệu chứng đau tại cột sống, các loại thuốc giúp làm chậm quá trình thoái hoá…
  • Không dùng thuốc: Vật lý trị liệu như xoa bóp, siêu âm trị liệu, nhiệt trị liệu (chiếu đèn hồng ngoại, đắp nến..)… Ngoài ra các biện pháp y học cổ truyền cũng rất hiệu quả trong việc điều trị tình trạng này như bấm huyệt, châm cứu có tác dụng giảm đau, giảm viêm tại cột sống.

Khi điều trị cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Các loại thuốc giảm đau chống viêm có thể giảm triệu chứng đau của người bệnh, nhưng chỉ là loại thuốc điều trị triệu chứng và còn có nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hoá như viêm dạ dày, tá tràng nên cần phải cẩn trọng khi sử dụng, không được dùng kéo dài, cần có sự kiểm soát của bác sĩ điều trị.
  • Khi điều trị cần kết hợp với một chế độ sinh hoạt, ăn uống và tập luyện hợp lý.
  • Tránh các tư thế không đúng trong sinh hoạt hàng ngày cũng như lao động, hạn chế tình trạng ngồi lâu, đứng lâu một tư thế; tránh mang vác nặng quá mức hoặc các động tác quá mạnh, đột ngột, sai tư thế.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý để giữ cho cân nặng ở mức lý tưởng, tránh béo phì, giảm cân khi thừa cân.
  • Thường xuyên tập luyện, chơi các môn thể thao vừa sức như bơi lội, đi bộ, đạp xe, yoga, dưỡng sinh…
  • Điều trị tốt các bệnh kèm theo dễ gây tổn thương đốt sống như thoát vị đĩa đệm đốt sống, loãng xương…
  • Trong quá trình điều trị cần theo dõi các diễn biến bệnh và thông báo cho bác sĩ những thay đổi bất thường hay dấu hiệu bệnh không giảm.
  • Là một tình trạng mạn tính, dùng thuốc không làm mất đi các thay đổi trên phim chụp x-quang, chỉ làm giảm triệu chứng. Nên cần duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
  • Là tình trạng lành tính chủ yếu do tuổi cao nên không nên quá lo lắng, tinh thần thoải mái giúp điều trị hiệu quả hơn.

Tùy từng trường hợp mà bệnh nhân sẽ có những phác đồ cụ thể khác nhau. Nhưng nhìn chung, bệnh được phát hiện càng sớm thì hiệu quả chữa trị càng cao.

Điều trị nội khoa là giải pháp ưu tiên hàng đầu khi chữa vôi hóa cột sống lưng. Chỉ khi các phương pháp nội khoa không hiệu quả mới tiến hành phẫu thuật. Việc điều trị vôi hóa cột sống lưng thường đi kèm với điều trị các tổn thương ở đốt sống như thoát vị đĩa đệm hoặc gai cột sống.

Thuốc tân dược điều trị vôi hóa cột sống

Hầu hết các bệnh nhân bị vôi hóa đều được chỉ định sử dụng Glucosamine. Đây là hoạt chất có tác dụng tái tạo và ngăn không cho sụn bị phá hủy.

Ngoài ra, bệnh nhân còn được kê thuốc giảm đau và giãn cơ. Điển hình là Metaxalone và Chlorzoxazone. Những loại thuốc này sẽ cải thiện triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân và giúp an thần.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc trị vôi hóa cột sống cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Nếu dùng thuốc sai cách hoặc không đúng liều hoặc đúng thời điểm có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa và máu loãng.

Đông y điều trị vôi hóa cột sống lưng

Theo BS Trần Thu Huyền- Trưởng khoa Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường Đây là phương pháp tương đối an toàn, lành tính khi phải dùng trong thời gian kéo dài. Các bài thuốc Đông y chữa vôi hoá cột sống lưng sẽ đi sâu vào việc điều trị căn nguyên nên bệnh nhân cần kiên trì dùng thuốc thì mới thấy được tác dụng rõ rệt.

Một số bài thuốc Đông y chữa vôi hóa đốt sống điển hình là:

  • Lục vị địa hoàng thang: Gồm thục địa, sơn dược, đơn bì, trạch tả, du nhục, bạch linh. Tất cả các nguyên liệu đem sắc đến còn khoảng ½ lượng nước thuốc thì tắt bếp, chia ra để sử dụng nhiều lần trong ngày. Duy trì uống thuốc trong thời gian tối thiểu 1 – 2 tháng sẽ thấy được hiệu quả điều trị rõ rệt.
  • Cốt Vương thần hiệu thang: Gồm các nguyên liệu thiên niên kiện, tần quy, phòng phong, cỏ xước, xuyên khung, quế chi, phấn phòng kỷ, thương truật, sơn đồ và một số vị thảo dược khác. Các thành phần các bài thuốc sẽ được gia giảm tùy thuộc cơ địa người bệnh cho phù hợp.
  • Quyên tý thang: Gồm xích thược, khẩu kỳ, khương hoàng, tân quy, khương hoạt, cam thảo, lan căn, vài lát gừng và đại táo. Tất cả các nguyên liệu đem sắc với khoảng 1 lít nước, đun khoảng 1 – 2 tiếng là có thể sử dụng. chia ra để sử dụng nhiều lần uống trong ngày, nên làm ấm trước khi dùng.

Ngoài cách dùng thuốc, bệnh nhân có thể kết hợp thêm phương pháp xoa bóp, châm cứu, diện chẩn để các triệu chứng đau nhức của bệnh được cải thiện nhanh chóng. Người bệnh nên lựa chọn thăm khám tại các cơ sở Đông y uy tín để các thầy thuốc có chuyên môn bắt mạch và xác định bài thuốc phù hợp nhất với cơ địa người dùng.

Chữa vôi hóa cột sống lưng bằng thuốc Nam

Thuốc nam hay các dược liệu dân gian được nhiều người ưu tiên lựa chọn vị độ lành tính cao.

Bài thuốc chữa vôi hóa cột sống từ ngải cứu

Ngải cứu chữa vôi hóa cột sống
Ngải cứu chữa vôi hóa cột sống

Ngải cứu từ lâu được biết tới với công dụng giảm đau, chống viêm và ngăn chặn quá trình lão hóa cho cột sống. Bởi vậy vị dược liệu này đã được ứng dụng rất nhiều trong các bài thuốc trị gai cột sống, vôi hoá cột sống và được nhiều người bệnh tin dùng.

Cách thực hiện: Ngải cứu tươi sơ chế rồi rửa sạch, để ráo, xay nhuyễn. Sau đó lọc lấy nước cốt phần ngải cứu đã được xay nhuyễn. Người bệnh có thể thêm một chút mật ong cho dễ uống và và sử dụng hỗn hợp này đều đặn hàng ngày.

Bài thuốc chữa vôi hóa cột sống từ hạt đu đủ

Cũng giống như ngải cứu, hạt đu đủ là một vị thuốc quen thuộc dùng để điều trị các chứng bệnh xương khớp trong dân gian. Để áp dụng bài thuốc này người bệnh cần chuẩn bị một quả đu đủ vừa chín tới, lấy hạt.

Chữa vôi hóa cột sống bằng hạt đu đủ
Chữa vôi hóa cột sống bằng hạt đu đủ

Cách thực hiện: Đem quả đu đủ vừa chín tới đi sơ chế để thu được phần hạt màu đen. Sau đó đem phần hạt này giã nát rồi đắp lên vị trí đau, cố định bằng băng gạc trong khoảng 30 phút để bài thuốc phát huy công dụng.

Bài thuốc chữa vôi hóa cột sống từ dây chìa vôi

Công dụng của chìa vôi là thanh nhiệt giải độc, hành huyết và tán kế, được dùng trong các trường hợp như: đau xương khớp, giảm sưng viêm và giúp tăng cường tuần hoàn máu.

Cách thực hiện: Chuẩn các nguyên liệu gồm chìa vôi, ngưu tất, dền gai, tầm gửi và lá lốt. Tất cả các nguyên liệu đem rửa sạch, cho vào ấm sắc khoảng 30 phút thì chắt lấy phần nước sắc sử dụng. Uống bài thuốc kiên trì trong khoảng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.

Vật lý trị liệu chữa vôi hóa cột sống

Phương pháp vật lý trị liệu chữa vôi hóa cột sống  không chỉ bao gồm các bài tập vận động trị liệu mà còn là mộ hệ thống các phương pháp sử dụng máy móc trong điều trị. Việc thực hiện vật lý trị liệu cần có sự giám sát hoặc hướng dẫn từ các chuyên gia.

Một số phương pháp vật lý trị liệu sử dụng máy móc là: máy DTS kéo giãn giảm áp lực cột sống, điện trị liệu (sóng siêu âm, sóng ngắn, sóng hồng ngoại hoặc chiếu tia laser có cường độ cao), thiết bị giảm áp Vertetrac,…

Một số lưu ý cho bệnh nhân vôi hóa cột sống trong phòng ngừa và điều trị

Bệnh vôi hóa cột sống lưng là bệnh lý khó có thể chữa trị dứt điểm mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn. Do đó, thực hiện các biện pháp phòng ngừa vôi hoá là điều cần thiết. Cụ thể, người bệnh cần đặc biệt chú ý một số vấn đề sau:

  • Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt, hạn chế lao động quá sức. Khi mang vác các vật nặng cần ngồi xuống, dùng lực của cả mông và đùi để nâng lên từ từ. Tuyệt đối tránh khom người để bưng bê.
  • Tăng cường tập luyện thể thao hàng ngày nâng cao sức khỏe và sự dẻo dai cho xương khớp.
  • Nếu công việc phải ngồi hàng giờ liên tục thì thỉnh thoảng cần đứng lên co giãn các cơ, vận động cột sống nhẹ nhàng.
  • Kiểm soát cân nặng, không để thừa cân, béo phì tạo áp lực lên cột sống thắt lưng
  • Nên tăng cường các thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin D. Nên uống sữa đậu nành để dự phòng tình trạng loãng xương thường hay do biến chứng của vôi hóa cột sống.
  • Hạn chế uống rượu, bia, không hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích khác có hại cho sức khỏe.

Bệnh vôi hóa cột sống lưng là bệnh lý xương khớp gây nhiều đau đớn, bất tiện cho người bệnh. Tuệ Y Đường hy vọng bài viết có thể đem lại những kiến thức bổ ích cho quý vị.Để điều trị bệnh triệt để, bệnh nhân nên chủ động đi thăm khám từ sớm tại các cơ sở y tế có chuyên khoa phù hợp.Chúc quý vị sức khỏe.

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *