VÔ TINH – BỆNH KHÔNG CÓ TINH TRÙNG? BẠN ĐÃ NGHE BAO GIỜ CHƯA?

Vô tinh (vô sinh không tinh trùng trong tinh dịch) có thể do tinh hoàn không sản xuất tinh trùng hay tinh hoàn sản xuất tinh trùng bình thường nhưng đường dẫn tinh bị tắc.

Tần suất vô tinh trong dân số chung vào khoảng 2%. Cần phân biệt vô tinh với xuất tinh ngược dòng, không xuất tinh. Xuất tinh ngược dòng là tình trạng tinh dịch không phóng ra ngoài mà chảy ngược vào trong bàng quang (bệnh nhân vẫn có cảm giác xuất tinh). Không xuất tinh là tình trạng tinh dịch không tiết khi có kích thích tình dục.

Vô tinh, cũng như hiếm muộn nam nói chung, có thể phân thành ba nhóm: vô tinh trước tinh hoàn, tại tinh hoàn và sau tinh hoàn.

Cùng BS CKI Nguyễn Nhật MinhĐông Y Tuệ Y Đường tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết sau đây nhé!

>>> Tìm hiểu thêm: GIÃN TĨNH MẠCH TINH LÀ GÌ? NAM GIỚI NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT

Vô tinh - bệnh không có tinh trùng là gì?
Vô tinh – bệnh không có tinh trùng là gì?

1. Vô tinh không bế tắc (Vô tinh do giảm sinh tinh nguyên phát, tại tinh hoàn)

Đây là trường hợp sự sinh tinh bị tổn hại do nhiều lý do, ngoại trừ bệnh lý yên – hạ đồi.

1.1. Nguyên nhân

– Bẩm sinh:

  • Không tinh hoàn, loạn sản tinh hoàn, bất sản tế bào mầm
  • Tinh hoàn không xuống bìu
  • Các rối loạn nhiễm sắc thể, hội chứng Klinefelter

– Mắc phải:

  • Hậu viêm (quai bị, nhiễm trùng), ung thư tinh hoàn
  • Bệnh toàn thân (xơ gan, suy thận)
  • Giãn tĩnh mạch tinh
  • Các yêu tố ngoại lai (thuốc lá, thuốc, chất độc hại. tia xạ, sức nóng)
  • Phẫu thuật gây tổn hại mạch máu tinh hoàn

– Một số trường hợp không rõ nguyên nhân.

1.2. Chẩn đoán

– Lâm sàng: tinh hoàn nhỏ (thể tích thường nhỏ hơn 8cc), mềm. Mào tinh mềm.

– Đinh lượng hormone sinh dục

– Xét nghiệm di truyền

– Sinh thiết tinh hoàn.

1.3. Điều trị theo tây y

Trước đây, những bệnh nhân này được xem là vô sinh không chữa trị được, để làm cha, bệnh nhân được khuyên xin con nuôi hay dùng tinh trùng người cho. Hiện nay, các trường hợp này có thể điều trị được bằng phẫu thuật hay thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) với ICSI. Bệnh nhân nên được điều trị nguyên nhân, nếu có, trong thời gian ít nhất là 3-6 tháng trước khi tiến hành TTTON, như loại bỏ các nguồn androgen ngoại lai, các chất độc hại sinh tinh, phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch tinh.

>>> Tìm hiểu thêm: DƯƠNG VẬT NHỎ VÀ NGẮN: ĐIỀU TRỊ BẰNG ĐÔNG Y

MỘT SỐ HÌNH THÁI TINH TRÙNG BỆNH LÝ
MỘT SỐ HÌNH THÁI TINH TRÙNG BỆNH LÝ

2. Vô tinh không bế tắc do giảm sinh tinh thứ phát (trước tinh hoàn)

Đây là trường hợp suy tuyến sinh dục do giảm gonadotropins gây ra bởi sự giảm gonadotropi releasing hormone và/ hoặc sự tiết gonadotropins.

2.1. Nguyên nhân

– Bẩm sinh:

  • Hội chứng kallman: mất khứu giác, hiếm muộn, và giảm nam tính hóa.
  • Hội chứng Prader – willi: trì trệ tâm thần, béo phì.

– Mắc phải: 

  • Lạm dụng androgen làm ức chế sự phóng thích LH tuyến yên, gây ra giảm tiết testosterone tinh hoàn.
  • U tuyến yên tăng tiết prolactine
  • Suy tuyến yên do tia xạ, phẫu thuật…

– Một số trường hợp khác không rõ nguyên nhân

2.2. Chẩn đoán

– Lâm sàng: Chiều cao thấp, lông thân thể thưa, không râu, tinh hoàn và dương vật nhỏ, nhi tính.

– Chẩn đoán dựa vào định lượng hormone sinh dục.

2.3. Điều trị

Các bệnh nhân bẩm sinh thường đáp ứng tốt với trị liệu gonadotropins, với sự sinh tinh trở lại và khoảng 50% cặp vợ chồng có con tự nhiên. FSH đơn thuần hay FSH phối hợp LH có thể cần sử dụng để tạo ra sự sinh tinh. hCG được dùng với liều 1000-2000 IU, 3 lần/tuần, và recombinant FSH 75 IU 2 lần/tuần. Một khi tình trạng ổn định đạt được (thường sau 12 tháng điều trị liên tục), có thể chỉ cần hCG để duy trì sự sinh tinh.

Thể mắc phải do chấn thương tuyến yên cũng điều trị như trên nhưng hiệu quả thấp hơn thể bẩm sinh. Thể mắc phải do tăng tiết prolactin cần được điều trị thích hợp bằng thuốc (bromocriptine, 5-10mg/ngày) hay phẫu thuật.

Khi có tinh trùng trở lại, bệnh nhân nên trữ tinh trùng. Điểm đặc biệt ở những trường hợp này là số lượng và chất lượng tinh trùng có thể thấp nhưng khả năng thụ thai cao.

>>> Tìm hiểu thêm: ĐIỀU TRỊ LIỆT DƯƠNG BẰNG ĐÔNG Y

Tinh trùng loãng
Tinh trùng loãng

3. Vô tinh do bế tắc (sau tinh hoàn)

Vô tinh bế tắc là tình trạng không có tinh trùng và tế bào sinh tinh trong tinh dịch do tắc hoàn toàn đường dẫn tinh. Vô tinh bế tắc chiếm 1 tỉ lệ đáng kể trong những nguyên nhân hiếm muộn do vô tinh riêng (19 – 43%) và hiếm muộn nói chung (3 – 14%).

Vô tinh bế tắc là dạng hiếm muộn nam có thể điều trị được bằng phẫu thuật.

3.1. Phân loại và nguyên nhân

Vô tinh bế tắc bao gồm:

– Tắc trong tinh hoàn (chiếm 15%): có thể do bẩm sinh (không kết nối giữa lưỡi tinh và ống xuất) hoặc bế tắc hậu viêm, hậu chấn thương.

– Tắc mào tinh: chiếm khoảng 49%

– Tắc ống dẫn tinh đoạn gần

– Tắc ống dẫn tinh đoạn xa

– Tắc ống phóng tinh

– Tắc chức nắng: có thể do tổn thương thần kinh…

3.2. Chẩn đoán

– Lâm sàng:

Phần bệnh sử cần chú ý các dấu hiệu của viêm nhiễm: tình trạng xuất tinh máu, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, kích thích đi tiểu. sưng hay đau bìu, tiền sử phẫu thuật bìu, chấn thương bẹn, lao phổi, lao sinh dục…

Khám bìu, đo thể tích tinh hoàn (thường > 15cc) và sở nắn mào tỉnh để xác định sự hiện diện của đầu, đuôi và thân mào tinh, cũng như độ căng của mào tinh. Khi mào tinh căng to, có khả năng do tắc mào tinh. Sờ nắn ống dẫn tinh để xác định sự hiện diện của ống dẫn tinh. Không sờ thấy ống dẫn tinh gợi ý bất sản ống dẫn tinh.

– Tinh dịch đồ:

Trong vô tinh bế tắc, cần chú ý đến thể tích và pH tỉnh dịch. Thể tích tinh dịch <1 ml, pH axít gợi ý có bé tác ống phóng tinh hay bất sản ống dẫn tinh hai bên. Thể tích tinh dịch >1 ml và pH tỉnh dịch >7 gợi ý vị trí tắc ở trong bầu.

– Xét nghiêm hormone sinh dục

– Siêu âm bìu: Chỉ định chính của siêu âm bìu là chẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh, u tinh hoàn, nang mào tinh và tràn dịch tinh mạc. Ngoài ra, siêu âm bầu còn giúp đo thể tích tinh hoàn, nhưng khó khảo sát được mào tinh.

Công thức tính thể tích tinh hoàn là:

Thể tích (ml) = Dài (cm) x Rộng (cm) x Trước-Sau (cm) x 0,52

– Siêu âm ngả trực tràng

– Phẫu thuật thám sát bìu và chụp ống dẫn tinh

>>> Tìm hiểu thêm: CÁC MẶT BỆNH NAM KHOA THƯỜNG GẶP

BS CKI Nguyễn Nhật Minh thăm khám trực tiếp tại Đông Y Tuệ Y Đường
BS CKI Nguyễn Nhật Minh thăm khám trực tiếp tại Đông Y Tuệ Y Đường

3.3. Điều trị theo tây y

Đa số phẫu thuật.

Rất nhiều nam giới rơi vào khủng hoảng khi không có cơ hội sinh con bằng chính tinh trùng của mình do mắc chứng vô tinh.

Khi kết hôn và quan hệ tình dục thường xuyên trong vòng hơn một năm, không dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào mà không thấy thụ thai, nên đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa. Tại đây, bác sĩ sẽ kiểm tra, thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh.

Bài viết trên đây đã giới thiệu cho các bàn về vô tinh theo y học hiện đại.

Tuy nhiên, ngoài phẫu thuật, vô tinh đang ngày càng được người bệnh lựa chọn nhiều điều trị bằng y học cổ truyền. Điều này có thật sự đúng? Hãy đón chờ bài viết kì sau của Đông Y Tuệ Y Đường nhé!

BS CKI Nguyễn Nhật Minh thăm khám trực tiếp tại Đông Y Tuệ Y Đường
BS CKI Nguyễn Nhật Minh thăm khám trực tiếp tại Đông Y Tuệ Y Đường

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về vô tinh cũng như các vấn đề sức khỏe sinh lý, vui lòng liên hệ để được tư vấn tốt nhất qua:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?️ Bác sĩ CKI Nguyễn Nhật Minh

?️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.501.555 – 0789.502.555 – 0789.503.555

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Bs CKI Nguyễn Nhật Minh

Người viết: Bs Hà Thủy

Tin liên quan

12 thoughts on “VÔ TINH – BỆNH KHÔNG CÓ TINH TRÙNG? BẠN ĐÃ NGHE BAO GIỜ CHƯA?

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Chào bạn, bệnh vô tinh có thể có nhìn thấy hoặc không tình trạng tinh dịch trong suốt, ít,… Tuy nhiên cần đi xét nghiệm và thăm khám để chẩn đoán đúng nhất

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Chào Thảo, tùy vào tình trạng cá nhân và đáp ứng thuốc của bệnh nhân mà sẽ có thời gian điều trị khác nhau, tuy nhiên thường kéo dài 3 – 6 tháng và khả năng khỏi bệnh cũng rất cao!

  1. Bs Minh says:

    Việc chẩn đoán tình trạng bệnh muộn, khi bệnh nhân đã nhiều tuổi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị chứng vô tinh. Vì vậy, các cặp vợ chồng khi quan hệ tình dục đều đặn, không sử dụng biện pháp tránh thai trong vòng 1 năm hoặc 6 tháng (với phụ nữ trên 35 tuổi) mà vẫn chưa có con thì nên khám, kiểm tra sức khỏe sinh sản.

  2. Hải Hoàng says:

    Vô tinh ảnh hưởng nhiều đến tâm lý cũng như hạnh phúc gia đình mọi người nên đi thăm khám và điều trị sớm ạ.

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Chào Hoàng, bạn nói đúng rồi, mọi người nên quan tâm sức khỏe sinh sản của mình nhiều hơn

  3. Tuấn says:

    Tôi đã đi xét nghiệm tinh dịch đồ bác sỹ kết luận tôi vô tinh, tôi thực sự hoang mang và không biết nên alfm gì thưa bác sĩ.

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Chào bạn, bạn yên tâm nhé không nên lo lắng quá, vô tinh có thể điều trị được nhưng cần tuân thủ các chế độ sinh hoạt tốt và cần được tư vấn liệu trình điều trị phù hợp, bạn vui lòng liên hệ 0789.503.555 để các bác sĩ hỗ trợ bạn nhé!

  4. Tuấn Nguyễn says:

    Cháu là bệnh nhân Nguyễn Tuấn ở huyện Văn Lâm, Hưng Yên. Cháu lấy vợ 1 năm nay, hai vợ chồng cháu không kế hoạch mà vẫn chưa có con. Hai vợ chồng cháu có đi khám ở viện sản, kết quả vợ cháu bình thường, còn cháu tỷ lệ tinh trùng bằng 0%. Cháu rất buồn. Cháu có lên mạng và được biết phòng khám của bác sĩ có điều trị bệnh không có tinh trùng. Cháu có đến khám và lấy thuốc về uống. Đợt đầu tiên bác sĩ cho cháu 20 thang thuốc. Trong thời gian uống thuốc bác sĩ tư vấn của phòng khám đã gọi điện hỏi thăm sức khỏe và tiến triển bệnh của cháu rất tận tình. Cháu bắt đầu uống thuốc từ ngày 20 tháng 8 đến ngày 14/2 được tổng cộng 3 đợt thuốc cháu có đi kiểm tra tinh dịch đồ thì tinh trùng đã có. Tỷ lệ sống 51 %, tiến tới nhanh 0%, chậm 35%, không tiến tới 16 %, không di động 49 %. Cháu rất vui và tin tưởng vào phòng khám. Cháu mong sau một vài đợt thuốc nữa niềm vui sẽ đến với gia đình cháu. Cháu xin cảm ơn

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Chúc mừng cháu, cảm ơn cháu đã tin tưởng phòng khám, hãy giới thiệu cho người thân bạn bè đến Tuệ Y Đường để thăm khám điều trị nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *