Viêm lộ tuyến cổ tử cung dạng sùi là bệnh lý phụ khoa với tỷ lệ mắc cao. Chủ quan trước những biểu hiện ban đầu có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí vô sinh ở nữ giới. Để giúp chị em có thể chủ động bảo vệ sức khỏe, bài viết dưới đây Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường sẽ giới thiệu chi tiết dấu hiệu nhận biết, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả tình trạng này.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung dạng sùi là gì?
Theo BS Trần Thu Huyền tuyến cổ tử cung có vai trò sản xuất dịch nhờn khi quan hệ tình dục hoặc có kích thích tại bộ phận nhạy cảm. Bên cạnh đó, các tuyến này có chức năng bảo vệ niêm mạc cổ tử cung.
Dưới tác động của một số tác nhân gây bệnh, tế bào tuyến lộ ra ngoài dẫn tới viêm lộ tuyến cổ tử cung. Tổn thương gây ra do viêm lộ tuyến cổ tử cung có màu đỏ và dạng sủi được gọi là viêm lộ tuyến cổ tử cung dạng sùi.
Bệnh viêm lộ tuyến dạng sùi hay còn được gọi là viêm lộ tuyến cổ tử cung dạng sùi thường xảy ra phổ biến ở 70% phụ nữ. Tình trạng này không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà với đặc điểm diễn biến khó lường, sự chủ quan hoặc hời hợt trong điều trị sẽ dễ dàng dẫn tới nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
Biểu hiện viêm lộ tuyến cổ tử cung dạng sùi
Viêm lộ tuyến cổ tử cung dạng sùi là một dạng phổ biến ở viêm lộ tuyến. Các biểu hiện của bệnh diễn biến theo 3 cấp độ chính. Các triệu chứng ở giai đoạn 1 thường dễ dàng bị nhầm lẫn với một số bệnh phụ khoa thông thường và nhanh chóng tiến triển sang độ 2, 3.
Khi đó, bề mặt cổ tử cung sẽ xuất hiện nhiều mạch máu đỏ, mấp mô, sần sùi lên. Diện tích viêm nhiễm lên tới hơn 70%. Một vài biểu hiện thường thấy:
- Đau bụng dưới ngoài kỳ kinh: Dấu hiệu đau bụng dưới thường xuất hiện trong chu kỳ rụng trứng và nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung dạng sùi, cảm giác đau nhức có thể lan từ bụng dưới đến sau lưng hoặc vùng yêu.
- Chảy máu âm đạo thất thường: Môi trường âm đạo của bệnh nhân có thể bị rối loạn, kèm theo màu máu khác thường và các cục máu khá to. Ngoài ra, trong quá trình quan hệ tình dục, chị em có thể cảm thấy đau rát, xuất huyết vùng kín.
- Khí hư bất thường: Lượng khí hư ra nhiều và thường có màu xanh, vàng hoặc trắng đục là dấu hiệu phổ biến nhất.
- Mùi hôi khó chịu: Do sự thay đổi môi trường bên trong, mất cân bằng độ pH và không được chăm sóc đúng cách, vùng kín sẽ xuất hiện mùi hôi tanh, ngứa ngáy khó chịu khiến chị em mất tự tin.
Nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất
Theo các chuyên gia, nhận định chính xác các nguyên nhân gây bệnh là chìa khóa giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả và phòng ngừa sự lây lan của viêm lộ tuyến tối ưu nhất.
- Thói quen sinh hoạt: Không chỉ cần duy trì tần suất vệ sinh thường xuyên, người mắc thường làm sạch vùng kín sai cách khi thụt rửa sau hoặc lạm dụng sản phẩm làm sạch phù hợp. Điều này đã khiến lớp màng bảo vệ bị suy yếu.
- Quan hệ tình dục không an toàn: Thói quen quan hệ thiếu an toàn và các biện pháp bảo vệ sẽ dẫn tới nguy cơ mắc bệnh lý truyền nhiễm như sùi mào gà, viêm âm đạo, giang mai, lậu…
- Yếu tố bẩm sinh: Viêm lộ tuyến bẩm sinh là dạng bệnh hiếm gặp và chủ yếu khởi phát do di truyền từ mẹ.
- Nạo phá thai: Quá trình nạo phá thai có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người mẹ. Mặt khác, nếu được thực hiện trong điều kiện không đảm bảo sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng, tạo điều kiện để các vi khuẩn tấn công gây bệnh.
Mức độ nguy hiểm cần cảnh giác
Khi mắc bệnh, đa số các chị em thường có tâm lý chủ quan, tự ý mua thuốc và ngừng điều trị ngay khi thấy những cải thiện tích cực ban đầu. Điều này vô tính tạo nên hiện tượng nhờn thuốc và khiến bệnh kéo dài dai dẳng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Nguy cơ hiếm muộn, khó thụ thai, vô sinh.
- Nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn.
- Bà bầu mắc viêm lộ tuyến cần cảnh giác nguy cơ sinh non, viêm nước ối hoặc bé sơ sinh mắc một số bệnh bẩm sinh do vi khuẩn gây bệnh bám vào.
- Ảnh hưởng tới quan hệ tình dục vợ chồng.
Các chẩn đoán viêm lộ tuyến cổ tử cung dạng sùi phổ biến
Để ngăn chặn các diễn biến khó lường của bệnh, chị em nên đến thăm khám và nhận tư vấn điều trị tại các cơ sở y tế uy tín. Thông qua các xét nghiệm, Bác sĩ Trần Thu Huyền sẽ giúp bạn chẩn đoán và phân biệt chính xác tình trạng bệnh, đề ra giải pháp phù hợp nhất.
- Khám lâm sàng: Thông qua các triệu chứng và thói quen sinh hoạt của người bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra những kết quả ban đầu.
- Xét nghiệm Pap: Sử dụng thiết bị chuyên dụng để lấy mẫu tế bào ở cổ tử cung và soi trên kính hiển vi.
- Nội soi cổ tử cung: Giúp phát hiện vùng tổn thương, mức độ viêm nhiễm và nốt sần ở cổ tử cung.
- Xét nghiệm sinh thiết: Tế bào tử cung sau khi được lấy ra ngoài sẽ tiến hành kiểm tra sinh thiết, nhận biết dấu hiệu viêm nhiễm đồng thời phát hiện kịp thời nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
Cách điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung dạng sùi hiệu quả nhất
Viêm lộ tuyến cổ tử cung dạng sùi nên điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn 1 để hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh nên trang bị đầy đủ kiến thức về các phương pháp, ưu tiên lựa chọn dựa theo thể bệnh và thể trạng của bản thân. Sau đây là các cách khắc phục phổ biến nhất.