Mùa mưa đến với thời tiết ẩm ướt và những người phải làm việc trong môi trường ẩm ướt, hoặc ngâm chân ở vùng nước bẩn là cơ hội cho một số bệnh da phát triển, trong đó có bệnh viêm kẽ ngón chân, nhất là ở ngón thứ 3, thứ 4.
Biểu hiện của bệnh viêm kẽ ngón chân
Viêm kẽ ngón chân hay nấm da chân (Athlete’s foot hay tinea pedis), dân gian gọi là bệnh nước ăn chân, là căn bệnh thường xảy ra ở kẽ chân của ngón thứ 3 và 4. Bệnh thường xảy ra ở những người sống và làm việc trong môi trường nóng ẩm, chân tiết nhiều mồ hôi hoặc tiếp xúc với nước, bó hẹp trong giày và ủng, nhất là trong thời tiết ẩm ướt của mùa mưa.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân thường do loại nấm là Epidermophyton floccosum gây ra. Đối tượng thường bị nhiễm bệnh là những người phải ngâm chân trong nước một khoảng thời gian dài như nông dân cày bừa làm ruộng, công nhân vệ sinh cống rãnh không sử dụng đồ bảo hộ cẩn thận, vận động viên bơi lội…
Bệnh rất dễ lây lan khi tiếp xúc với người bệnh và có thể lây lan qua sàn nhà, khăn tắm hoặc quần áo bị ô nhiễm, giày dép đi chung…
Nấm kẽ ngón chân thường có 3 loại: có mụn nước, viêm kẽ và tróc vảy khô. Mới đầu người bệnh thấy da đỏ, bong vảy và ngứa ở kẽ ngón chân sau dần dần kẽ ngón chân bị mủn , trắng bợt có thể loét, chảy nước hoặc nứt kẽ, rớm máu. Đặc biệt là ở các khe kẽ ngón chân, nhất là ngón 3 – 4 luôn sít nhau. Bệnh có thể lan rộng sang các kẽ ngón chân khác, hoặc lan lên mu bàn chân hoặc rìa chân.
Cách xử lý và phòng ngừa nấm kẽ chân
Một số loại nấm gây viêm kẽ ngón chân còn kèm theo mụn nước hoặc vết loét, đôi khi dễ bị nhầm với bệnh chàm hoặc da khô. Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bàn chân, sau đó lây sang bàn tay, đặc biệt là khi cào gãi mạnh những vị trí bị nhiễm trùng trên bàn chân.
Điều trị bệnh nấm kẽ chân thường sử dụng thuốc kháng nấm, chỉ dùng đường bôi nếu bị nhẹ và dùng đường uống khi trầm trọng. Ngoài ra còn sử dụng một số thuốc kháng histamin để chống ngứa, thuốc kháng sinh và sát khuẩn tại chỗ nếu bội nhiễm thêm. Thuốc bôi tại chỗ có thể sử dụng các loại kháng nấm thông dụng hiện nay như nhóm allylamine, nhóm azole( ketoconazole , clotrimazole, miconazole…)
Không được lạm dụng thuốc bôi, người bệnh phải tuân thủ bôi đúng và đủ tránh bôi quá nhiều thuốc có thể gây cảm giác nóng, rát ở tổn thương. Thuốc trị bệnh nấm kẽ chân: thuốc kháng nấm đường bôi và đường uống có thể để lại một số tác dụng phụ, vì vậy khi sử dụng cần tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Việc điều trị nấm bàn chân an toàn nhất là thuốc chống nấm tại chỗ, nhưng sự tái phát phổ biến và việc điều trị thường kéo dài. Do đó có thể lựa chọn các điều trị khác: itraconazole, terbinafine bằng đường uống trong 2 – 4 tuần và việc sử dụng thuốc kháng nấm tại chỗ đồng thời làm giảm sự tái phát của bệnh
Bệnh viêm kẽ ngón chân không nguy hiểm đến tính mạng, song vẫn gây nhiều bất tiện đối với nhiều bệnh nhân, nhất là nhóm người làm việc môi trường ẩm ướt, thường xuyên đi giày, ra mồ hôi chân, vì vậy cần giữ gìn các kẽ chân luôn khô ráo, đặc biệt là giữa các ngón chân.
Điều trị theo Y học cổ truyền
Ngoài phương pháp điều trị bằng tân dược, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc , vị thuốc đông y kháng nấm tiêu viêm hiệu quả như bồ công anh, kim ngân hoa, lá trầu không…hoặc một số bài thuốc dân gian sau
– Bài thuốc 1: Dùng lá phèn đen 30g, lá chè xanh 30g, quả cà dại hoa trắng 20g, lá lốt 15g.
Trước tiên bạn dùng lá phèn đen và chè xanh đem nấu với 400ml nước trong khoảng 10- 15 phút, bạn dùng nước này ngâm tay chân nơi bị vi nấm đang gây bệnh. Sau khi ngâm khoảng 15 phút thì bạn lấy khăn lau sạch và dùng quả cà dại hoa trắng cùng lá lốt đem giã nát và đắp ngay lên vết thương để 30 khoảng 30 phút thì rửa lại với nước. Với 2 bước làm này bạn thực hiện mỗi ngày một lần sẽ thấy công dụng trị bệnh nấm kẽ tay cực kì hiệu quả.
– Bài thuốc 2: Dùng lá trầu không 30g, và 1 cục phèn chua nhỏ.
Cho lá trầu không vào nấu sôi với khoảng 500ml nước trong 5- 10 phút , cho cục phèn chua vào và hòa tan. Sau đó dùng nước này ngâm chân tới khi nước hết ấm thì thôi. Bạn nên kết hợp thêm với việc dùng lá trầu không tươi vò nát và đắp vào vùng kẽ chân cho kết quả tốt nhất.
– Bài thuốc 3: Dùng rau sam 50g,và chút muối ăn.
Chỉ cần rửa sạch rau sam sau đó đem giã nát, trong khi giã nhuyễn bạn thêm vào chút muối ăn trộn đều. Cho tất cả vào mảnh vải sạch và đem chấm nhẹ vào nơi vi nấm ngự trị là kẽ ngón tay ngón chân. Làm liên tục cứ khô lại chấm tiếp cho vết thương se lại. Làm như vậy mỗi ngày 1 lần thì chỉ trong một tuần bạn sẽ thấy vết thương giảm đi nhanh chóng.
Phương pháp phòng bệnh nấm kẽ chân
- Nên để chân trần để thoát khí khi ở nhà hay khi đi ngủ.
- Lau khô các kẽ ngón chân sau khi tắm.
- Thay tất thường xuyên, nếu chân ra nhiều mồ hôi nên thay tất hai lần một ngày. Giảm độ ẩm trên bàn chân và giày dép là cần thiết để phòng sự tái phát.
- Lựa chọn giày dép có tính thấm hoặc đi tất mở ngón chân hoặc thay đổi tất rất quan trọng đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Kẽ ngón nên được làm khô sau khi tắm rửa.
- Các chất làm khô cũng được khuyên dùng như bột chống nấm (miconazole), tím gentian, dung dịch Burow (5% nhôm subacetate) và dung dịch aluminum chloride 20 đến 25% hàng đêm trong 1 tuần sau đó 1 – 2 lần/tuần nếu cần. Đi giày nhẹ thông thoáng, tránh đi giày làm bằng chất liệu tổng hợp, chẳng hạn như nhựa vinyl hoặc cao su.
Trên đây là một số thông tin về bệnh Viêm kẽ ngón chân do nấm, hi vọng đem lại những kiến thức bổ ích tới bạn đọc trong việc phòng và điều trị bệnh về da cho mình.
Phòng Khám đông y Tuệ Y Đường – Chúc quý bệnh nhân mau lành bệnh !