VẢY NẾN CÓ LÂY HAY KHÔNG?

Bệnh vảy nến là một bệnh có biểu hiện ở ngoài da. Bệnh tạo nên những mảng lớn màu đỏ tía, tróc vảy màu trắng bạc xếp thành nhiều lớp, gây mất thẩm mĩ cho người bệnh. Tính tới thời điểm hiện tại vẫn còn khá nhiều người sợ hãi sự lây nhiễm của căn bệnh này nên vẫn còn ánh mắt kì thị, xa lánh những người bệnh vẩy nến. Vậy vẩy nến có lây hay không? Mời bạn đọc cùng Phòng Khám đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu.

Vẩy nến là một bệnh mạn tính khó điều trị, ngoài tổn thương da thì vẩy nến có thể gây tổn thương xương khớp gây viêm. Triệu chứng phát bệnh vẩy nến là các tế bào da chết dày lên, da khô, xuất hiện các nốt vẩy da như vẩy cá, gây ngứa. Khi cạo vào mảng này vẩy tróc ra từng phiến mỏng và có cảm giác như cạo vào thân cây nến nên có tên là bệnh vảy nến. Những trường hợp nhẹ, bệnh chỉ ở một vài vị trí thường là tổn thương ở vùng da khuỷu tay, đầu gối, bụng, đầu. Bệnh tiến triển nặng hơn nữa có thể vào móng ( gây móng tay dày, sần sùi, dễ gãy…) , khớp ( gây viêm khớp). Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể di chứng sang các bệnh đỏ da toàn thân, viêm đa khớp…..

Mặc dù phát hiện bệnh vẩy nến từ rất lâu nhưng tới nay những nghiên cứu vẫn chưa thể đưa ra nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Y học chỉ thống kê được một số yếu tố kích hoạt và làm  bệnh vẩy nến ngày một nặng hơn bao gồm:

  • Yếu tố di truyền. Xác định có tới 45% trường hợp bệnh vẩy nến di truyền sang thế hệ sau, có thể là ông bà, cha mẹ.
  • Căng thẳng ( stress) quá độ. Căng thẳng thần kinh mệt mỏi làm tăng nguy cơ kích hoạt sự rối loạn nhân lên của tế bào, khởi phát bệnh vẩy nến.
  • Cơ chế miễn dịch. Có sự thay đổi miễn dịch ở bệnh vảy nến. Các tế bào miễn dịch được hoạt hóa tiết các hoạt chất sinh học có tác dụng thúc đẩy tăng sinh, làm rối loạn quá trình biệt hóa tế bào sừng. 
  • Tiếp xúc hóa chất. Các loại hóa chất tác động vào lớp biểu bì của da gây chấn thương rối loạn sự phân chia tế bào, gây rối loạn miễn dịch.
  • Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Các bức xạ trong ánh nắng mặt trời luôn chứa nhiều bức xạ khá độc,  tia tử ngoại hủy hoại làn da. Nhất là vào thời điểm 11h trưa tới 5h chiều.
  • Tác dụng của thuốc tây. Nhiều loại thuốc tây y có tác dụng phụ khá nguy hiểm trong đó có thể gây ra bệnh vẩy nến. Nhất là các loại thuốc tây độc hại bao gồm thuốc cao huyết áp , thuốc corticoid, …
  • Chấn thương thượng bì. vùng da bị tổn thương không được chữa trị kịp thời sẽ kích hoạt tế bào sửa chữa và gây ra rối loạn hình thành bệnh vẩy nến.
  • Yếu tố khác. Nhiễm trùng, hút thuốc, uống rượu bia, nhiễm trùng…
Bệnh vảy nến không lây qua tiếp xúc

 

Như vậy, yếu tố gây bệnh vẩy nến không hề có yếu tố lây nhiễm khi tiếp xúc.Vì thế khi tiếp xúc, sinh hoạt chung với người bệnh vẩy nến sẽ không hề bị lây nhiễm căn bệnh này.  Do đó cộng đồng không nên sợ hãi hay kì thị người bệnh, hãy chung tay xóa bỏ mặc cảm cho những người mắc bệnh vẩy nến, giúp họ sớm sinh hoạt bình thường trở lại.

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *