TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN BỆNH Á SỪNG

Bệnh á sừng là tình trạng bong da quá mức hay xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân thường gặp ở những người thường xuyên tiếp xúc với xà phòng, hóa chất hay chất tẩy rửa hoặc những người có cơ địa dị ứng do yếu tố gia đình. Việc xác định được nguyên nhân và triệu chứng giúp người bệnh chủ động phát hiện bệnh lý ngay từ sớm để từ đó tiến hành thăm khám và điều trị, ngăn chặn nguy cơ bệnh phát triển.

Triệu chứng bệnh Á sừng

Á sừng là triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa dị ứng, xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau nhưng rõ rệt nhất là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gót chân, các đầu ngón tay, đầu ngón chân. Bệnh biểu hiện với các dấu hiệu sau:

  •  Dày sừng, bong tróc da trên nền da khô, đỏ ,ranh giới không rõ ràng. Các dát đỏ có thể lan rộng ra ở bàn tay, bàn chân, gót chân. Bởi vì các lớp da chưa được sừng hóa hết sẽ bong tróc và tạo cảm giác đau đớn, khó chịu .
  • Nhiều trường hợp nứt toác, rớm máu, đau đớn, đặc biệt vào mùa đông khi thời tiết hanh khô bởi khi đó cơ thể thường thiếu hụt lượng nước cần thiết, khiến làn da khô hơn, dễ nứt nẻ, chảy máu khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn.
  • Da ở các đầu ngón tay bong tróc và sưng lên dẫn đến hiện tượng mất dấu vân tay.
  • Bệnh thường gặp ở các bà nội trợ, người làm nông nghiệp, công nhân giặt, công nhân nhà máy xà phòng, thợ làm tóc hay kỹ thuật viên y tế,  những người thường xuyên tiếp xúc với xà phòng, hóa chất hay chất tẩy rửa hoặc những người có cơ địa dị ứng do yếu tố gia đình.
  • Các dấu hiệu của bệnh á sừng có thể nặng hay nhẹ tùy thuộc vào yếu tố mùa hay tần suất tiếp xúc với các chất tẩy rửa trong sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân gây bệnh 

Tới nay y học hiện đại chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra căn bệnh á sừng. Tuy nhiên theo kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học, dưới đây là những yếu tố có tác động làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh á sừng và làm các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

  • Do yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền và cơ địa là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh. Theo thống kê nếu trong gia đình có người mắc bệnh á sừng thì người con sinh ra có tỷ lệ mắc bệnh cao đến 45%. 
  • Do da tiếp xúc với các hóa chất độc hại: Không ít bệnh nhân bị á sừng được phát hiện thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa trong sinh hoạt hàng ngày như: Nước rửa bát, nước tẩy quần áo, dung dịch tẩy rửa nhà vệ sinh…Khi làn da phải tiếp xúc nhiều với các chất độc hại, chất tẩy rửa nồng độ cao… sẽ  làm hàng rào bảo vệ da trở nên suy yếu từ đó tăng khả năng nhiễm bệnh.
Tiếp xúc thường xuyên với chất tẩy rửa là nguyên nhân gây bệnh Á sừng
  • Do thời tiết hanh khô: Vào mùa đông không khí khô hanh, độ ẩm thấp khiến da liên tục mất nước, trở nên khô ráp. Từ đó quá trình sừng hóa bị đẩy nhanh làm tăng cao nguy cơ nhiễm bệnh á sừng.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Các chất dinh dưỡng là một phần quan trọng trong sự hình thành, phát triển và duy trì các hoạt động hàng ngày của con người, trong đó có làn da. Các vitamin A, D, E, C đóng vai trò quan trọng với sức khỏe làn da. Thiếu hụt các chất này khiến da yếu, dễ mắc bệnh. 
  • Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể: nội tiết tố thay đổi đặc biệt trong giai đoạn mang thai, sau sinh hay dậy thì cũng khiến làn da dễ bị tổn thương.

Bệnh mặc dù ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây rất nhiều khó chịu, bức bối cho người bệnh trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Rất nhiều trường hợp không thể duy trì nghề nghiệp được do bệnh khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ trên sẽ nhanh chóng tái phát và làm cho tình trang bong tróc, đau đớn nặng nền hơn. Những người cố gắng bám việc thường phải chịu hành hạ bởi những cơn đau nẻ, bắn máu làm giảm năng suất lao động và chất lượng cuộc sống.

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *