TOP 5 cách điều trị Á sừng ngay tại nhà

Á sừng là một bệnh lý da liễu phổ biến, có thể xảy ra ở nhiều khu vực khác nhau trên cơ thể. Bệnh khiến da trở nên khô cứng, sừng hóa, đôi khi nứt nẻ, toét máu gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, đời sống của người bệnh. Ngày hôm nay hãy cùng bác sĩ tại Tuệ Y Đường đi tìm hiểu về 5 cách điều trị á sừng ngay tại nhà đơn giản và hiệu quả nhé. 

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp điều trị á sừng. Trong đó, nhiều người bệnh tin tưởng và áp dụng các cách trị á sừng tại nhà với thảo dược thiên nhiên như lá trầu, vòi voi, chanh, tỏi,…Những nguyên liệu từ thiên nhiên nên an toàn, lành tính, phù hợp cho đối tượng bệnh nhẹ. Tham khảo các phương pháp đơn giản như sau:

1.Cây lược vàng

Cây lược vàng được biết đến là một vị thuốc thiên nhiên với nhiều công dụng khác nhau, trong đó có điều trị bệnh á sừng. Lược vàng hay còn được gọi với cái tên là cây đại lan vòi hoặc cây lan vòi.

Cây lược vàng được biết đến là một vị thuốc thiên nhiên với nhiều công dụng khác nhau
Cây lược vàng được biết đến là một vị thuốc thiên nhiên với nhiều công dụng khác nhau

Loại cây này chứa các hoạt chất như vitamin, chất chống oxy hóa,…giúp giảm tình trạng khô cứng, nứt nẻ trên da, đồng thời giảm đau và chống viêm. Sử dụng cây lược vàng điều trị á sừng tại nhà là mẹo chữa đang được nhiều người áp dụng hiện nay. Thực hiện theo cách sau:

  • Sử dụng khoảng 5 cây lược vàng tươi.
  • Rửa nhiều lần với nước cho thật sạch sau đó cho vào nồi đun với 2 lít nước.
  • Để lửa nhỏ cho nước sôi trong khoảng 10 phút thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra bát, chia thành các phần bằng nhau uống trong ngày, uống trước khi ăn 30 phút.

Ngoài cách làm này, bạn cũng có thể ngâm rượu hoặc sử dụng bã lược vàng đạp nát đắp lên vị trí bị á sừng trên da. Với cách làm này, da sẽ mau chóng cải thiện tình trạng khô, nứt nẻ, sát khuẩn và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng làm bệnh trở nên nặng nề.

2.Điều trị á sừng bằng dầu dừa

Trong dầu dừa chứa hàm lượng vitamin E dồi dào, cùng với axit béo không no giúp cấp ẩm cho da, làm mềm da hiệu quả. Chính vì công dụng này mà người bệnh á sừng có thể dùng dầu dừa cải thiện triệu chứng tại nhà.

Trong dầu dừa chứa hàm lượng vitamin E dồi dào, cùng với axit béo không no giúp cấp ẩm cho da, làm mềm da hiệu quả
Trong dầu dừa chứa hàm lượng vitamin E dồi dào, cùng với axit béo không no giúp cấp ẩm cho da, làm mềm da hiệu quả

Lớp da bị á sừng sần sùi, thô ráp sẽ được cấp ẩm, xoa dịu tình trạng đau rát khó chịu. Ngoài ra, dầu dừa còn giúp sát khuẩn, chống viêm và thúc đẩy quá trình tổn thương phục hồi nhanh và an toàn. Thực hiện với cách làm đơn giản như sau:

  • Trước tiên bạn cần làm sạch vùng da đang bị á sừng, thấm khô bằng khăn bông sạch.
  • Sau đó bạn thoa một vài giọt dầu dừa lên trên vùng da cần điều trị, massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 phút.
  • Thực hiện xong, bạn sử dụng khăn lau khô dầu trên da và giữ cho da luôn được khô thoáng, sạch sẽ.

Áp dụng cách làm này sau một thời gian, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi của làn da. Tuy nhiên, bạn cần làm sạch da trước khi thoa dầu dừa để tránh tình trạng bít tắt trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

3.Sử dụng nha đam trị á sừng

Nha đam có tính mát, giúp giảm viêm sưng và giảm đau ngoài da hiệu quả. Không chỉ được dùng trong chế biến món ăn, nha đam hiện nay đã trở thành nguyên liệu phổ biến trong làm đẹp. Điều trị á sừng tại nhà với nha đam cũng là mẹo chữa được nhiều người áp dụng.

Nha đam có tính mát, giúp giảm viêm sưng và giảm đau ngoài da hiệu quả.
Nha đam có tính mát, giúp giảm viêm sưng và giảm đau ngoài da hiệu quả.

Thực hiện như sau:

  • Bạn sử dụng một bẹ nha đam tươi, rửa và gọt sạch phần vỏ màu xanh.
  • Cho vào máy xay nhuyễn phần thịt trong suốt của nha đam với một ít muối.
  • Vệ sinh vùng da á sừng cần điều trị sạch sẽ, sau đó đắp hỗn hợp nha đam lên da.
  • Massage nhẹ nhàng trong khoảng 5 – 10 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Kiên trì thực hiện hàng tuần để có được kết quả tốt nhất.

Trên đây là một số cách trị á sừng tại nhà với những nguyên liệu gần gũi, dễ tìm, mang lại hiệu quả nhanh chóng. Bạn đọc có thể lựa chọn phương pháp phù hợp tương ứng với tình trạng bệnh.

4.Lá lốt 

Theo nghiên cứu, lá lốt chứa rất nhiều chất chống viêm, giảm đau, sát khuẩn. Do đó, khi sử dụng lá lốt chữa á sừng tại nhà, bạn có thể kiểm soát được bệnh, ngăn những tình huống xấu có thể xảy ra gây tổn hại cho làn da.

Theo nghiên cứu, lá lốt chứa rất nhiều chất chống viêm, giảm đau, sát khuẩn
Theo nghiên cứu, lá lốt chứa rất nhiều chất chống viêm, giảm đau, sát khuẩn

Thực hiện với các bước như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi, ngâm rửa cho thật sạch rồi để cho ráo nước.
  • Sau đó bạn cho lá lốt vào cối sạch, giã nát.
  • Khi đã vệ sinh sạch sẽ vùng da á sừng cần điều trị, bạn đắp trực tiếp lá lốt đã giã nát lên trên.
  • Để cố định lại hỗn hợp, bạn dùng băng gạc y tế quấn quanh, gỡ ra sau 30 phút đắp lá lốt.
  • Vệ sinh vùng da lại một lần nữa với nước sạch, áp dụng kiên trì tuần 3 – 4 lần.

Ngoài dùng lá lốt điều trị ngoài da, bạn cũng có thể nấu nước lá lốt uống để đào thải độc tố và hỗ trợ cải thiện chứng á sừng từ bên trong. Theo đó, bạn chỉ cần dùng khoảng 150g lá lốt phơi khô nấu chung với 2 lít nước đến khi nước sắc lại còn 1,2 lít. Chia thành nhiều lần uống nước thuốc trong ngày.

5.Cách trị á sừng bằng lá trầu không

Lá trầu không được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Không chỉ trong làm đẹp, loại lá này còn mang lại tác dụng điều trị bệnh lý từ phụ khoa cho đến da liễu. Bởi, các chất kháng khuẩn được tìm thấy trong lá trầu khá phong phú, chẳng hạn như estragol, methyl eugenol, allylcatechol,…

Lá trầu không được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau
Lá trầu không được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau

Nhờ vào công dụng kháng khuẩn, sát trùng, đồng thời tiêu diệt nấm trên da khá hiệu quả, nên lá trầu không được người bệnh á sừng sử dụng. Mẹo chữa dân gian này đang được lưu truyền rộng rãi trong dân gian với nguồn nguyên liệu dễ tìm và cách làm đơn giản như sau:

  • Bạn hái khoảng 30 lá trầu không tươi, không héo úa, hư nát.
  • Sau đó cho lá ngâm với nước muối pha loãng, rửa lại nhiều lần với nước sạch để đảm bảo loại bỏ hết tạp chất bám trên lá trầu.
  • Tiếp đến, bạn dùng tay vò nhẹ lá trầu, cho vào nồi đun với nước khoảng 3 lít nước.
  • Cho lửa nhỏ, đun khoảng 10 phút thì tắt bếp.
  • Để cho nước nguội còn âm ấm, bạn có thể lấy nước lá trầu không tắm trị á sừng ngoài da.

Trong quá trình tắm, bạn có thể sử dụng phần bã lá trầu không chà nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh để loại bỏ phần tế bào chết, lớp da bị sừng hóa. Trường hợp á sừng da đầu, bạn cũng có thể sử dụng nước lá trầu không nấu để gội đầu cải thiện triệu chứng khó chịu.

Lưu ý khi áp dụng các cách trị á sừng tại nhà

Cách trị á sừng tại nhà với các nguyên liệu thiên nhiên an toàn, lành tính. Tuy nhiên, các mẹo chữa được nhắc đến trong bài viết trên chỉ phù hợp nếu tình trạng bệnh còn ở mức độ nhẹ. Trường hợp diện tích á sừng trên da rộng khắp, tổn thương sâu và nhiều vết thương hở, bạn nên điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, để đạt được hiệu quả tốt nhất, trong thời gian điều trị á sừng bằng những mẹo chữa kể trên, bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Vì là nguyên liệu thiên nhiên nên hiệu quả sẽ không nhanh chóng bằng việc điều trị với thuốc tân dược. Bạn nên kiên trì áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Tùy vào cơ địa mỗi người mà khả năng đáp ứng điều trị sẽ khác nhau. Vì thế thời gian đạt hiệu quả cũng không giống nhau.
  • Không lạm dụng hoặc tự ý kết hợp nhiều phương pháp cùng một lúc. Đồng thời tránh việc sử dụng kem bôi điều trị bệnh với các biện pháp dân gian khi chưa được bác sĩ chỉ định. Điều này có thể gây ra hiện tượng tương tác thuốc, làm mất tác dụng của các thuốc điều trị hoặc khiến bệnh có nguy cơ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Giữ vệ sinh da hàng ngày, tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, bảo vệ da khi đi ra ngoài.
  • Bổ sung đủ chất cho cơ thể, uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm từ bên trong. Ăn nhiều rau và trái cây, có thể uống nước ép trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
  • Lựa chọn quần áo thoải mái, rộng rãi, tránh mặc đồ bó sát khiến lỗ chân lông tiết nhiều mồ hôi, bí bách ảnh hưởng đến bệnh á sừng.
  • Luyện tập, vận động thể dục thể thao, ổn định hệ tuần hoàn và tăng cường đề kháng chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây hại từ bên ngoài.
  • Nếu sau một thời gian điều trị tại nhà không thấy tình trạng á sừng cải thiện, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị bằng phương pháp phù hợp hơn.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm thông tin về các cách trị á sừng tại nhà. Trước khi áp dụng những mẹo chữa được đề cập bên trên, bạn nên kiểm tra tình trạng bệnh á sừng của mình. Trường hợp nặng nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả tốt nhất, phòng ngừa biến chứng ảnh hưởng sức khỏe.

Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp Bác sĩ Trần Thị Thu Huyền hoặc Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp các bạn nhé.

 

Tin liên quan

10 thoughts on “TOP 5 cách điều trị Á sừng ngay tại nhà

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Chào bạn, tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân, trường hợp bệnh nhân mới phát hiện và điều trị sớm , tuân thủ chỉ định của bác sĩ thì có thể khỏi được nha bạn!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bác sĩ sẽ thăm khám và kê đơn tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, thông thường thì kết hợp cả thuốc uống và bôi đông y để hiệu quả tốt nhất!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Có thể là triệu chứng của bệnh á sừng, bạn chụp ảnh gửi tổn thương qua số zalo 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn nhé!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Nếu như bệnh nhân bị lâu năm, ko kiêng khem, chế độ sinh hoạt không hợp lý thì rất dễ bị tái phát. Bạn liên hệ với phòng khám qua số 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn thêm nhé!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Chào Thùy Dương, thuốc bên phòng khám kê cho bệnh nhân đều là thuốc đông y lành tính nên em yên tâm sử dụng ngay cả khi cho con bú nhé,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *