Tổng quan bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis) là một trong những bệnh da hay gặp ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh hay tái phát, tiến triển lâu dài, có thể kéo dài tới tuổi trưởng thành và người lớn tuổi.


Biểu hiện bệnh viêm da cơ địa

Người bệnh có thể nhận biết viêm da cơ địa qua những dấu hiệu đặc trưng như sau:
– Trên da xuất hiện những đám da nổi sẩn màu đỏ, không có ranh giới, mụn nước dễ tiết dịch, không có vẩy da.
– Đi kèm với các dấu hiệu đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Càng gãi lại càng ngứa nhiều khiến bệnh tình có dấu hiệu nặng hơn và có nguy cơ bội nhiễm.
– Khi bệnh phát triển nặng, vùng da dễ bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy. Nếu các vảy này trầy ra do gãi sẽ dễ bị bội nhiễm tụ cầu, tạo nên dịch mủ và vảy tiết màu vàng.
– Bệnh thường khu trú ở trán, má, cằm, tay, chân, thậm chí có thể lan khắp cơ thể.
– Ngoài ra, người bệnh có thể đối diện với triệu chứng viêm mũi dị ứng, viêm họng, hen, viêm kết giác mạc, cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ.

Viêm da cơ địa gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu


Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau gây nên, nhưng chủ yếu thuộc về các yếu tố như sau:
– Yếu tố di truyền: Thống kê lâm sàng cho thấy, có đến 70% bệnh nhân bị viêm da cơ địa do người trong gia đình đã từng mắc phải.
– Với những trường hợp có cơ địa dị ứng, nhạy cảm, dễ bị tác động của các yếu tố bên ngoài có nguy cơ mắc bệnh cao. Trong đó, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người cao tuổi là đối tượng dễ bị nhất.
– Việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, dị ứng xà phòng, chất tẩy rửa vệ sinh, giữ vệ sinh quần áo không được sạch sẽ hàng ngày kèm theo sức đề kháng cơ thể yếu cũng rất dễ bị viêm da cơ địa.
– Nếu vấn đề bổ sung lượng nước vào cơ thể hàng ngày không được đảm bảo có thể khiến da khô, nứt nẻ, dễ bị viêm nhiễm, quá trình đào thải độc tố ra ngoài cơ thể gặp nhiều khó khăn và dễ mắc bệnh hơn.
– Ngoài ra, viêm da cơ địa cũng có thể do biến chứng của viêm mũi dị ứng, các bệnh lý liên quan đến gan không được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa tăng nguy cơ viêm da cơ địa

Biến chứng bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa tuy không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng nếu không được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng như sau:
– Bệnh viêm da cơ địa ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý người mắc. Có thể gây ra hiện tượng rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hàng ngày.
– Nhiễm khuẩn là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa. Trong đó nhiễm tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn là thường gặp nhất.
– Khi bị viêm da cơ địa, hệ thống miễn dịch của cơ thể và hàng rào bảo vệ da sẽ hoạt động kém hơn nên dễ bị mụn nhọt, viêm nang lông hơn, nhiễm virus thậm chí gây nhiễm trùng huyết.

Điều trị bệnh viêm da cơ địa

Tùy từng nguyên nhân, mức độ biểu hiện của bệnh và thể trạng sức khỏe mỗi người sẽ có phác đồ hỗ trợ điều trị bệnh viêm da cơ địa khác nhau.
Tây y
– Thuốc hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa thường ở dạng thuốc bôi có tính chất kháng viêm, ức chế miễn dịch để giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của bệnh.
– Dùng thuốc kháng sinh theo kháng sinh đồ nếu có nhiễm khuẩn.
– Hỗ trợ chữa bệnh bằng tia cực tím là một trong những phương pháp an toàn, hiện đại nhất hiện nay nhằm điều hòa miễn dịch cục bị trên toàn bộ tế bào mô bị ảnh hưởng, giảm nhanh triệu chứng.
Đông y
– Trong Đông y cũng có những bài thuốc rất an toàn, phù hợp với cơ địa của người Việt Nam. Dựa trên những bài thuốc cổ phương mà gia giảm sao cho phù hợp với thể chất của người bệnh, từ đó đem lại hiệu quả điều trị cao nhất.

Phòng bệnh

– Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa…
– Kiêng đồ ăn tanh sống, hải sản, đồ ăn cay nóng…
– Bổ sung đầy đủ nhóm Vitamin D, axit béo ở dạng không bão hòa, sữa chua,… để đem lại những tác động tích cực cho tình trạng bệnh, ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện vùng viêm mới.
– Giữ phòng ngủ thoáng mát, tránh tiếp xúc lông gia súc, gia cầm, len, dạ, giảm bụi nhà, giảm stress, nên mặc đồ vải cotton.
– Tắm nước ấm, không quá nóng, không quá lạnh, nhiệt độ < 36°C,..

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *