Tìm hiểu về bệnh VIÊM DA DẦU

Viêm da dầu là bệnh thường gặp vào mùa hè và mùa đông. Bệnh viêm da dầu dù là bệnh lành tính nhưng cách chữa viêm da dầu còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu có phương pháp chữa bệnh viêm da dầu phù hợp bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Bệnh gây ra các tổn thương đỏ, bong vảy da liên tục gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

I.Đại cương

  • Viêm da dầu là bệnh lý viêm mạn tính, phổ biến, gặp ở trẻ em và người lớn, đặc trưng bởi các tổn thương đỏ da bong vảy tập trung ở vùng da tiết bã như da đầu, mặt, thân trên.
  • Cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng, nhiều tác giả cho rằng bệnh có liên quan đến hoạt động của tuyến bã, nấm Malassezia, bất thường về miễn dịch và tính nhạy cảm của người bệnh.

II.Lâm sàng

1.Viêm da dầu ở trẻ em

  • Thường xuất hiện trong những tháng đầu sau sinh.
  • Mảng đỏ da trên có vảy mỡ, bóng dính tập trung ở vùng tiết bã như trán, rãnh mũi má, lông mày, mí mắt, rãnh sau tai và ngực. Một vị trí đặc biệt khác là vùng da đầu: vảy da và vảy mỡ trên nền da đỏ kèm theo các vết nứt, không kèm theo rụng tóc, thường gặp ở vùng trán đỉnh.
  • Vùng kẽ như nách, bẹn, quanh rốn, quanh hậu môn hay gặp tổn thương mảng đỏ da ẩm ướt kèm theo ít vảy tiết, liên kết với nhau thành đám.
  • Đỏ da toàn thân bong vảy Leiner – Moussou :viêm da đầu lan tỏa dẫn tới đỏ da bong vảy toàn thân kèm theo sốt, tiêu chảy, thiếu máu, nôn và sút cân.

2.Viêm da dầu ở người lớn

  • Thường gặp ở tuổi dậy thì và tồn tại suốt đời. Hay gặp và nặng lên vào mùa đông, cải thiện hơn vào mùa hè. Bệnh ít khi ngứa.
  • Thường khu trú ở đầu, mặt, ngực, lưng, nhưng có thể lan rộng ra khắp cơ thể, tạo thành hình thái vảy nến.
  • Tổn thương ở vùng đầu là đỏ da kèm vảy da màu trắng, mỏng dính ở vùng trán đỉnh, có thể lan tỏa vùng đầu, ở mặt là đám da đỏ ranh giới rõ trên có vảy da, vảy mỡ vàng dính tập trung ở rãnh mũi má, đầu trong lông mày.., vùng thân mình hay gặp ở ngực, lưng…
Tổn thương tập trung ở vùng tiết bã như trán, rãnh mũi má, lông mày, mí mắt, rãnh sau tai và ngực

III. Nguyên nhân gây viêm da dầu

Cho đến nay, nguyên nhân gây viêm da dầu ở mặt vẫn chưa được xác định rõ. Nhưng theo các nhà nghiên cứu, bệnh hình thành có thể là do vi khuẩn P. acne, nấm malassezia ovale (malassezia furfur) và một số loại vi khuẩn khác gây nên. Ngoài ra, viêm da dầu cũng có thể do các nguyên nhân sau:

  • Người có cơ địa tiết bã nhờn: Theo các chuyên gia, những người có cơ địa tiết bã nhờn thường có nguy cơ mắc bệnh viêm da dầu ở mặt cao. Ở những người này nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể phát triển thành bệnh vảy nến gây khó khăn trong việc chữa trị sau này.
  • Người bị liệt mặt: Đây cũng là đối tượng rất dễ bị viêm da dầu ở mặt. Nguyên nhân là do chức năng của da, nhất là chức năng bài tiết, điều hòa tuyến bã nhờn trên mặt hoạt động không bình thường. Từ đó dẫn đến tình trạng bã nhờn bài tiết nhiều, rất dễ gây viêm.
  • Bệnh nhân bị nhiễm HIV: Thông thường, sức đề kháng của người bệnh nhiễm HIV thường rất yếu dẫn đến các chức năng hoạt động trong cơ thể bị ảnh hưởng, trong đó có chức năng bài tiết bã nhờn. Chính vì vậy, bệnh nhân bị nhiễm HIV rất dễ mắc phải căn bệnh viêm da dầu ở mặt.
  • Người bị suy dinh dưỡng: Thiếu hụt chất dinh dưỡng, đặc biệt là nhóm vitamin B, khoáng chất như kẽm sẽ khiến chức năng của hệ bài tiết bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng mất cân bằng, gây viêm da dầu, nhất là ở mặt.
  • Bệnh nhân dùng thuốc thần kinh: Tác dụng phụ của một số loại thuốc thần kinh có thể gây viêm da dầu ở mặt.
  • Sang chấn tâm lý: Suy nghĩ nhiều, stress, căng thẳng có thể là nguyên nhân gây viêm da dầu ở mặt.
  • Người bị bệnh Parkinson: Theo một số nguồn thông tin, những người bị bệnh parkinson thường có nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã nhờn cao hơn người bình thường.

IV. ĐIều trị

1.Điều trị chung

  • Sử dụng các thuốc bong vảy tại chỗ để loại bỏ vảy da như acid salicylic, acid lactic, urea, propylen glycol.
  • Các thuốc chống nấm tại chỗ như ketoconazol, ciclopirox dạng dầu gội đầu hoặc kem bôi. Vài chủng Malassezia kháng với thuốc chống nấm azol, có thể sử dụng kẽm pyrithion hoặc selenium sulphid thay thế.
  • Corticosteroid loại nhẹ dùng tại chỗ từ 1-3 tuần để giảm viêm, giảm giai đoạn bùng phát bệnh.
  • Các thuốc ức chế calcineurin tại chỗ (kem pimecrolimus, mỡ tacrolimus): ít tác dụng phụ hơn corticosteroid khi sử dụng ở vùng mặt.
  • Với các trường hợp bệnh nặng, kháng điều trị ở người lớn, có thể sử dụng itraconazol uống, tetracyclin, kháng sin, liệu pháp ánh sáng.

2.Điều trị viêm da dầu ở đầu

  • Sử dụng dầu gội đầu chứa ketoconazol hoặc ciclopirox, selenium sulfid, kẽm pyrithion, coal tar, acid salicylic 2 lần mỗi tuần trong ít nhất 1 tháng.
  •  Steroid cho vùng da đầu (dạng dung dịch, dạng gel) sử dụng hằng ngày trong vài ngày để giảm ngứa, giảm viêm.
  • Kem tar bôi lên vùng nhiều vảy, sau vài giờ thì gội đầu.

3.Điều trị viêm da dầu ở mặt, tai, ngực, lưng

  • Làm sạch bằng các dung dịch rửa không chứa xà phòng mỗi ngày 1-2 lần.
  • Dùng kem ketoconazol hoặc ciclopirox ngày 1 lần trong 2-4 tuần, nhắc lại nếu cần thiết.
  •  Kem hydrocortison bôi ngày 2 lần trong 1-2 tuần. Có thể dùng steroid có hoạt lực mạnh hơn.
  • Các thuốc ức chế calcineurin tại chỗ (kem pimecrolimus, mỡ tacrolimus) thay thế cho corticosteroid.
Điều trị Viêm da tiết bã bằng các thuốc ức chế calcineurin tại chỗ

4. ĐIều trị bằng Y học cổ truyền

  • Ngoài các thuốc trên, Viêm da dầu còn được điều trị bằng các thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, điều trị an toàn, hiệu quả, không có tác dụng phụ, tuy nhiên thời gian điều trị lâu dài.

Trên đây là một số thông tin về bệnh Viêm da dầu, hi vọng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này, đồng thời lựa chọn những phương pháp để điều trị phù hợp.

Phòng Khám đông y Tuệ Y Đường – Chúc quý bệnh nhân mau lành bệnh!

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *