Trong y văn từ xa xưa có nói, tiêu khát thường mắc hội chứng 4 nhiều “ăn nhiều, gầy nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều”. Tiêu khát có tính chất diễn biến âm thầm nên khi xuất hiện tứ chứng có thể đã là giai đoạn muộn, có nguy cơ mang theo nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy mỗi chúng ta cần quan tâm đến sức khỏe hơn, kiểm tra định kỳ để tầm soát được lượng đường huyết để tránh những rủi ro của bệnh lý này.
Thông qua bài viết dưới đây hãy cùng Phòng khám Tuệ Y Đường và Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền tìm hiểu thêm về bệnh lý này và các biến chứng nguy hiểm của tiêu khát nhé!
????? Bạn đọc có bất kì thắc mắc gì về vấn đề cơ xương khớp cũng như các vấn đề bệnh lý khác vui lòng liên hệ hotline: 0789.501.555 để được tư vấn trực tiếp.
I. Đại cương bệnh tiêu khát
- Khái niệm: Tiêu khát là một chứng bệnh có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu tiện nhiều, người gầy sút cân do âm hao táo nhiều, ngũ tạng hư nhược gây nên
- Bệnh danh tiêu khát đầu tiên được ghi trong “Nội kinh” . Trong “Tố vấn- Kỳ bệnh luận” có nêu: Người ăn nhiều đồ béo ngọt mà béo bệu, béo dễ sinh nội nhiệt, ngọt dễ sinh đầy trướng bên trong, làm cho khí đưa lên trên gây tiêu khát.
- Triệu chứng mô tả trong tiêu khát đối chiếu với y học hiện đại thuộc bệnh đái tháo đường, đái tháo nhạt,… Có thể tham khảo chứng bệnh này để điều trị.
II. Nguyên nhân bệnh sinh của tiêu khát
Bệnh tiêu khát thường do bẩm tố tiên thiên bất túc, cơ thể vốn dĩ âm hư, kết hợp với ăn uống không điều độ, tình chí không được như ý muốn, hoặc do sinh hoạt tình dục quá độ gây nên. Giai đoạn đầu chủ yếu là táo nhiệt thương tân, dần dần âm tính bất túc, bệnh lâu làm khí âm lưỡng hư, âm dương lưỡng hư:
– Ẩm thực thất tiết: Thường xuyên ăn các chất béo ngọt, uống nhiều rượu, làm rối loạn chức năng vận hóa của tỳ vị, tích nhiệt nội uẩn, hóa táo thương tân, tiêu cốc hao dịch gây nên chứng tiêu khát
- Tình chí thất điều: Tinh thần kích thích quá độ, hoặc uất ức và cáu giận lâu ngày, ngũ chí quá cực làm khí cơ uất kết. Uất lâu ngày hóa hỏa, hỏa nhiệt tích thịnh, bên trên thì hun đốt phế tân, ở giữa thì hun đốt vị dịch, ở dưới làm hao hư thận âm gây chứng tiêu khát
– Lao dục quá độ: Sinh hoạt tình dục quá độ, ham muốn thái quá làm hao tổn thận tinh, hư hỏa nội sinh, âm hư hỏa vượng hun đốt tân dịch gây nên chứng tiêu khát.
– Bẩm phú hư nhược: Tiên thiên bẩm phú bất túc, ngũ tạng hư nhược, nhất là thận hư gây nên tiêu khát
– Cơ chế bệnh sinh chủ yếu của tiêu khát gồm
+ Âm hư thuộc bản, táo nhiệt thuộc tiêu. Âm tân hao tổn làm cho táo nhiệt tiên thịnh. Âm hư thì táo nhiệt thịnh và ngược lại táo nhiệt thịnh làm cho âm dễ hư.
+ Vị trí của tiêu khát chủ yếu ở phế, tỳ, vị, thận, đặc biệt là thận.
+ Phế chủ tuyên phát, là nguồn trên của nước, có chức năng phân bố tân dịch, âm thương phế táo làm cho tân dịch không được phân bố nên tỳ vị không được nhu dưỡng, thận âm không được tư nhuận
+ Vị là bể của thủy cốc, tỳ chủ vận hóa, vận hành tân dịch. Vị âm hao thoát, tỳ âm bất túc nên thức ăn được tiêu mà không nuôi cơ nhục, tân dịch không được sinh mà táo nhiệt nội tích, đưa lên trên hun đốt phế dịch, đưa xuống dưới làm hao thận âm
+ Thận chủ thủy, tàng tinh, gốc của tiên thiên. Thận âm hao hư làm hư hỏa nội sinh, thượng nhiễu phế tỳ. Phế táo, vị nhiệt, thận hư thường cùng tồn tại, ảnh hưởng lẫn nhau gây uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, gầy sút cân nhiều
+ Khí âm lưỡng hư, âm dương đều suy. Bệnh tình tiêu khát kéo dài làm âm thương cập khí gây chứng khí âm lưỡng hư. Bệnh lâu ngày làm âm tổn cập dương gây nên chứng âm dương đều tổn thương, tỳ thận lưỡng hư.
+ Chính khí bất túc, ứ huyết nội sinh. Âm hư sinh nội nhiệt, tổn tân hao dịch, làm cho huyết mạch hư sáp mà thành huyết ứ. Khí âm lưỡng hư hoặc âm dương lưỡng hư làm rối loạn nguồn hóa sinh khí huyết, rối loạn vận hóa gây nên ứ huyết. Huyết ứ làm huyết mạch không thông nên mạch phủ không được nuôi dưỡng. Vì vậy, chứng tiêu khát có môi quan hệ với ứ huyết.
III. Chẩn đoán
– Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là uống nhiều, ăn nhiều, đi tiểu nhiều, gầy sút cân không rõ nguyên nhân.
– Có thể triệu chứng uống nhiều, ăn nhiều, đi tiểu nhiều không rõ ràng, thấy xuất hiện triệu chứng bệnh chóng mặt, đau tức ngực, phù, bệnh về mắt, mụn nhọt…; hoặc thấy khát nước, bứt rứt, lơ mơ…; hoặc không có biểu hiện triệu chứng gì nhưng qua thăm khám và xét nghiệm có thể chẩn đoán tiêu khát.
– Xét nghiệm sinh hóa định lượng glucose máu, glucose nước tiểu, khi cần thì làm nghiệm pháp tăng đường huyết, HbA1c, định lượng insulin máu… giúp cho chẩn đoán.
IV. Biện chứng luận trị của tiêu khát
1. Căn cứ biện chứng
- Biện luận về vị trí bệnh: Vị trí bệnh ở phế, tỳ, vị, thận: Phế táo, vị nhiệt, tỳ hư, thận hao.. Căn cứ vào triệu chứng bệnh khác nhau để phân thành âm tinh hao hư gây bệnh ở thận; khí âm lưỡng hư gây bệnh tỳ thận bất túc, âm dương lưỡng hư gây tỳ thận đều hư
- Biện luận về tiêu và bản: chứng tiêu khát lấy âm hư thuộc bản, táo nhiệt thuộc tiêu. Mức độ bệnh nặng hay nhẹ, dài hay ngắn khác nhau sẽ có các biểu hiện của âm hư và táo nhiệt khác nhau. Nói chung. bệnh mới mắc phần lớn thuộc táo nhiệt, bệnh lâu ngày thì sẽ xuất hiện chứng âm hư hoặc khí âm lưỡng hư và kèm theo táo nhiệt; hoặc bệnh nặng lâu ngày gây âm dương lưỡng hư.
- Biện luận về chứng tiêu khát và chứng bệnh kèm theo: Biểu hiện lâm sàng cơ bản của chứng tiêu khát là uống nhiều, ăn nhiều, đái nhiều và người gầy sút cân. Cùng với sự tiến triển của bệnh thì các bệnh kèm theo cũng dần dần xuất hiện, thường gặp là bệnh về mắt, mụn nhọt, lao phổi, bệnh tim mạch, phù, tê bì chân và tay…
>>>>> Có thể bạn quan tâm: Huyễn vựng và những điều cần biết
2. Nguyên tắc điều trị tiêu khát
- Nguyên nhân sinh bệnh của chứng tiêu khát chủ yếu là âm hư táo nhiệt, trong đó thì âm hư là bản, táo nhiệt là tiêu. Vì vậy, pháp điều trị quan trọng và cơ bản nhất là dưỡng âm sinh tân, thanh nhiệt nhuận táo. Khi điều trị, dựa trên cơ sở các triệu chứng này, căn cứ vào vị trí bệnh ở phế, vị, tỳ hay thận, biểu hiện thuộc âm hư tạo nhiệt, âm tinh hao tổn hay khí âm lưỡng hư để phối hợp các pháp điều trị tương ứng là thanh nhiệt sinh tân, ích khí dưỡng âm, nhuận phế, dưỡng vị, kiện tỳ, tư thận.
- Bệnh lâu ngày làm âm tổn cập dương, âm dương đều hư thì dùng pháp âm , bổ; ứ huyết thì dùng pháp hoạt huyết hóa ứ; kết hợp bệnh tâm não, phù, , về mặt, mụn nhọt, phê lao, tê bì chân tay thì căn cứ vào tình huống cụ thể để phối hợp thuốc bổ phế kiện tỳ, tư dưỡng can thận, ích khí dưỡng huyết, thông lạc khứ phong, thanh nhiệt giải độc, hóa ứ trừ thấp…
V. Thể lâm sàng và cách điều trị tiêu khát
1. Tiêu khát thể tân thương táo nhiệt
– Lâm sàng: Khát nước, thích uống nước, miệng khô, đi tiểu nhiều lần, số lượng , tiểu nhiều, ăn mau đói, người dần gầy sút cân; kèm theo thấy đại tiện táo bón, chân tay mỏi rã rời, da khô; chất lưỡi hồng khô, rêu lưỡi vàng mỏng hoặc rêu lưỡi ít, mạch hoạt sác hoặc huyền tế hoặc tế sác.
– Phân tích:
- Tân dịch ở phế vị bị tổn thương làm táo nhiệt nội sinh gây khát nước, thích uống nước, ăn nhanh đói.
- Chức năng của phế chủ tuyên phát, do phế mất tuyên giảng gây rối loạn chức năng trị tiết làm thủy không hóa tân, thận quan bất cố gây đi tiểu nhiều lần, số lượng nước tiểu nhiều.
- Vị hỏa tích thịnh, tỳ không kiện vận, thức ăn không được vận hóa làm rối loạn nguồn hóa sinh chất tinh vi, phối hợp với rối loạn phân bộ thủy dịch nên cơ thể không được nuôi dưỡng gây gầy sút cân.
- Tân thương trường táo gây đại tiện táo bón. Chất lưỡi hồng khô, rêu lưỡi vàng mỏng hoặc rêu lưỡi ít, mạch hoạt sác là biểu hiện của chứng táo nhiệt tích thịnh.
- Nếu khát nước, chân tay mỏi rã rời, người gầy sút, da khô, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi ít, mạch huyền tế hoặc tế sác là biểu hiện của chứng tân dịch hao thương.
– Pháp điều trị: Thanh nhiệt sinh tân
– Bài thuốc: Bạch hổ gia nhân sâm thang phối hợp với Ngọc dịch thang
Thạch cao 30g Cát căn 15g
Ngạnh mễ 10g Cam thảo 06g
Sinh hoàng kỳ 15g Sinh hoài sơn 15g
Kê nội kim 12g Thiên hoa phấn 15g
Tri mẫu 15g
Nhân sâm 06g
Ngũ vị tử 10g
Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 1 thang
- Nếu bứt rứt, khát nước nhiều thì tăng liều thiên hoa phấn
- Nếu đại tiện táo bón thì gia đại hoàng để thông phủ tiết nhiệt
- Nếu chủ yếu là táo nhiệt thăng bốc, nhiệt độc gây loét miệng và lưỡi thì gia hoàng liên để thanh nhiệt giải độc
2. Tiêu khát thể âm tinh hao hư
– Lâm sàng: đi tiểu số lượng nhiều, nước tiểu đục sánh, khô miệng, thích uống nước, người gầy sút; kèm theo thấy lòng bàn chân và bàn tay nóng, sốt từng cơn, nóng nhức trong xương, chóng mặt, ù tai, đau lưng, mỏi gối, nam giới thấy di tinh, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, da khô, ngứa; chất lưỡi hồng thon và khô, rêu lưỡi ít hoặc trắng mỏng, mạch tế hoặc tế sác.
– Phân tích:
- Thận âm hao tổn làm rối loạn chức năng chế ước gây đi tiểu số lượng nhiều. Thận không cố nhiếp nên chất tinh vi đưa xuống dưới gây đi tiểu đục sánh. Âm dịch hao tổn, tân không đưa được lên trên gây khô miệng, thích uống nước. Thận âm hư hao, thanh khiếu không được nuôi dưỡng gây chóng mặt, ù tai, đau lưng, mỏi gối.
- Âm hư sinh nội nhiệt, hư hỏa nội tích gây lòng bàn chân và tay nóng, sốt từng cơn, nóng nhức trong xương.
- Tướng hỏa vong động gây di tinh ở nam giới, mất ngủ, ra mồ hôi trộm.
- Âm tinh hao hư, cơ phu không được nuôi dưỡng nên thấy gầy sút cân, da khô và ngứa. Chất lưỡi hồng thon và khô, rêu lưỡi ít hoặc trắng mỏng, mạch tế hoặc tế sác là biểu hiện của chứng âm hư.
– Pháp điều trị: Tư bổ can thận, ích tinh dưỡng huyết.
– Bài thuốc: Lục vị địa hoàng hoàn
Thục địa 12g
Trạch tả 15g
Hoài sơn 20g
Đan bì 12g
Sơn thù 12g
Bạch linh 12g
Sắc uống ngày 1 thang
- Nếu thấy chứng âm hư hỏa vượng gây bứt rứt, nóng ở lòng bàn chân và tay, ra mồ hôi trộm, mất ngủ thì gia tri mẫu, hoàng bá để tư âm tả hỏa.
- Nếu tiểu tiện nhiều, màu trắng đục thì gia ích trí nhân, tang phiêu tiêu, ngũ vị tử.
- Nếu di tinh gia khiếm thực, kim anh tử
- Nếu mất ngủ gia dạ giao đằng, toan táo nhân
- Nếu thấy chóng mặt, ù tai nhiều thì gia kỷ tử, cúc hoa
>>>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Ứng dụng bài thuốc lục vị hoàn
3. Tiêu khát thể khí âm lưỡng hư
– Lâm sàng: Khát nước, thích uống nước, ăn nhiều nhưng nhanh đói, đi tiểu nhiều lần, số lượng nước tiểu nhiều, mệt mỏi; kèm theo sắc mặt không tươi nhuận, hoặc khô miệng, nhưng không muốn uống nước; hoặc thấy chóng mặt, ngủ hay mê, lòng bàn chân và bàn tay nóng; hoặc thấy ăn kém, bụng đầy trướng, đại tiện phân lỏng nát, đau lưng, mỏi gối, chân và tay tê bì; hoặc tự ra mồ hôi hay ra mồ hôi trộm; chất lưỡi hồng hay hồng nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế.
– Phân tích:
- Âm tinh hao tổn làm nguyên khí của phế, tỳ, thận bất túc làm tân dịch không đưa được lên trên, ở trung tiêu thì các chất tinh vi không được hóa sinh, phía dưới thì thận không cố nhiếp gây chứng khát nước, ăn nhiều nhưng nhanh đói, đi tiểu nhiều lần, số lượng nước tiểu nhiều.
- Khí âm lưỡng hư, trọc âm bất túc, tân dịch không được hóa sinh gây khô miệng nhưng không muốn uống.
- Âm hư nội nhiệt chóng mặt, ngủ hay mê, lòng bàn chân và tay nóng.
- Tỳ khí hư nhược gây mệt mỏi, sắc mặt không tươi nhuận, ăn kém, bụng trướng, đại tiện phân lỏng.
- Thận hư không nuôi dưỡng ngoại phủ gây đau lưng, mỏi gối.
- Tỳ hư làm khí huyết bất túc gây lệ bị ở chân và tay.
- Khí âm bất túc, doanh vệ bất cố làm tân dịch lan tràn ra ngoài gây tự ra mồ hôi hay mồ hôi trộm
- Chất lưỡi hồng hay hồng nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế
– Pháp điều trị: Ích khí dưỡng âm
– Bài thuốc: Sinh mạch tán phối hợp với Lục vị địa hoàng hoàn
Nhân sâm 06g Đan bì 12g
Thục địa 12g Ngũ vị tử 10g
Trạch tả 15g Sơn thù 12g
Mạch môn 12g Bạch linh 12g
Hoài sơn 12g
Săc uống ngày 1 thang
- Nếu âm hư hỏa vượng gây đau đầu chóng mặt, ngủ hay mê, nóng ở lòng bàn tay chân thì gia hoàng bá, tri mẫu
- Nếu hay ra mồ hôi tay, mồ hôi trộm thì gia ma hoàng căn, phù tiểu mạch, mẫu lệ nung.
- Nếu tỳ khí hư nhược gây mệt mỏi, sắc mặt ám vàng, chán ăn, đầy trướng bụng thì dùng bài Bổ trung ích khí thang.
4. Tiêu khát thể âm dương lưỡng hư
– Lâm sàng: Uống nhiều, tiểu tiện nhiều lần, nước tiểu đục sánh, nếu nặng uống vào là thấy đi tiểu, sợ lạnh, tứ chi không ấm, sắc mặt ám đen, vành tai khô kèm theo thấy mệt mỏi, tự ra mồ hôi, đi lỏng vào sáng sớm, hoặc thấy đi tiểu ít và phù, nam giới thấy liệt dương, xuất tinh sớm, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng khô, mạch trầm tế vô lực
– Phân tích:
- Nguyên âm hư tổn, mệnh môn hỏa suy gây đi tiểu nhiều, nước tiểu dục sánh, nếu nặng thì uống vào là thấy đi tiểu.
- Dương hư nội hàn gây sợ lạnh, tứ chỉ không âm, nam giới thấy di tinh, xuất tinh sớm.
- Vành tai khô là chứng của chân âm hư tôn nên không nuôi dưỡng được khiếu.
- Dương hư làm vệ khí bất cố , mồ hôi.
- Thận hỏa bất túc, tỳ thổ không được ôn ấm gây đại tiện lỏng vào sáng sớm.
- Tỳ thận hư nhược làm thủy dịch không tuần hành bình thường mà lan tràn gây phù thũng, số lượng nước tiểu ít.
– Pháp điều trị: Ôn dương tư âm, bổ thận cố nhiếp
– Bài thuốc: Kim quỹ thận khí hoàn
Sinh địa 12g Bạch linh 10g
Trạch tả 12g Phụ tử chế 06g
Quế chi 06g Sơn thù 10g
Sơn dược 15g Đan bì 12g
Sắc uống ngày 1 thang
+ Nếu đi ngoài lỏng vào sáng sớm thì gia nhục đậu khấu, bổ cốt chỉ, ngũ vị tử, ngô thù du để tăng cường ôn dương trừ thấp.
+ Nếu nam giới thấy liệt dương thì gia ba kích, dâm dương hoắc, nhục thung dụng để tăng cường bổ thận dương.
+ Nếu thấy xuất tinh sớm thì gia khiếm thực, tang phiêu tiêu, phúc bồn tử để tăng cường thu liễm cố sáp.
5. Tiêu khát thể ứ huyết trở trệ
– Lâm sàng: Khô miệng, đi tiểu nhiều, người gầy sút, sắc mặt ám tối; kèm theo thấy chân tay tê bì hoặc đau nhức, đau nhiều về đêm, hoặc thấy da khô ráp và có từng đám ban màu nâu thẫm xếp như vảy cá, môi tím; chất lưỡi tím, có ban ứ huyết, tĩnh mạch dưới lưỡi tím sẫm và phồng to, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc rêu lưỡi ít, mạch huyền hoặc trầm sáp hoặc kết đại.
– Phân tích:
- Miệng khô, tiểu số lượng nhiều, gầy sút cân là chứng của tiêu khát, làm tổn thương tân khí, âm dương bất túc nên huyết mạch không sung túc, huyết vận hành không lưu lợi gây nên ứ huyết.
- Ứ huyết trệ lạc kết hợp với thương âm hao khí tổn dương gây rối loạn vận hành khí của tạng phủ.
- Ứ huyết trở trệ, phía trình đầu mặt không được nuôi dưỡng gây sắc mặt ám tối; ứ huyết ở kinh mạch của tủ chạn gây tê bì và đau nhức, đau nhiều về đêm.
- Ứ huyết trở trệ nên cơ phu không được nuôi dưỡng gây da khô ráp và có từng đám ban màu nâu thẫm xếp như vây cá.
- Môi tím chất lưỡi tím, ban ứ huyết, tĩnh mạch dưới lưỡi tím và phồng to, rêu lưỡi trắng mỏng mạch huyền hoặc trầm sáp hoặc kết đại đều là biểu hiện của chứng ứ huyết.
– Pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ
– Bài thuốc: Huyết phủ trục ứ thang
Đào nhân 10g Cát cánh 8g
Sinh địa 12g Cam thảo 06g
Ngưu tất 12g Đương quy 12g
Chỉ xác 06g Xích thược 12g
Hồng hoa 10g Sài hồ 12g
Xuyên khung 12g
Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang
- Để tăng cường tác dụng hoạt huyết thì gia đan sâm, bồ hoàng, tam thất
VI. Biến chứng của tiêu khát
Giai đoạn giữa và giai đoạn cuối của bệnh tiêu khát có thể gây nhiều biến chứng, là nguyên nhân trọng yếu gây nên tàn phế hoặc tử vong cho bệnh nhân. Các triệu chứng trên thuộc bản hư tiêu thực: Khí âm lưỡng thương, tỳ thận dương hư, tâm huyết hao tổn, âm dương lưỡng hư thuộc bản; ứ huyết trệ lạc, đàm trọc bất hòa, thủy thấp tràn lan thuộc tiêu. Khi điều trị thì phải tiêu bản kiêm thi.
- Mờ mắt, mù, điếc tai gặp trong tiêu khát lâu ngày, thương âm hao huyết, nguyên khí bất túc, can thận hao hư, kết hợp ứ huyết trở trệ nên tai và mắt không được nuôi dưỡng đầy đủ gây nên.
- Can khai khiếu ra mắt, thận khai khiếu ra tại. Âm huyết hao hư, nguyên khí bất túc nên không đưa lên đầu mặt để nhu dưỡng tại mắt. Huyết mạch không thông nên huyết hành trệ sáp, dần dần gây nên mù và điếc tai.
- Khi điều trị nên dùng pháp ích khí dưỡng âm, tư bổ can thận, hoạt huyết hóa ứ.
- Nếu chủ yêu thấy âm hư thì dùng bài Kỷ cúc địa hoàng hoàn, Minh mục địa hoàng hoàn (thục địa, sinh địa, sơn thù, hoài sơn, trạch tả, bạch linh, đan bì, sài hồ, đương quy, môn, nhân sâm, hoài sơn, thỏ ty tử, kỷ tử, nhục thung dung, bạch linh, cam thảo, ngũ vị tử), Thạch hộc dạ quang hoàn (thạch hộc, sinh địa, thục địa, thiên môn, mạch ngưu giác, xuyên khung, ngưu tất, chỉ xác, hạnh nhân, ngũ vị tử).
- Nếu khí âm lưỡng hư thì dùng bài Lục vị địa hoàng hoàn, gia đảng sâm, hoàng kỳ. Đồng thời có thể phối hợp với các vị hoạt huyết hóa ứ, khứ phong minh mục thông nhĩ như xuyên khung, đan sâm, bồ hoàng, bạch chỉ, cúc hoa, thanh tương tử, cốc tinh thảo, thạch xương bồ…
- Nếu thấy chứng xuất huyết đáy mắt thì nên phối hợp với đại kế, tiểu kế, khiếm thảo căn, tam thất, hòe hoa để lưỡng huyết chỉ huyết, hoạt huyết tiêu ứ.
- Loét đầu ngón chân tay (thoát thư) do tiêu khát âm thương khí hao, âm hàn hạ trú làm trở trệ kinh mạch gây nên.
- Điều trị dựa trên cơ sở ích khí dưỡng âm, gia các vị có tác dụng ôn kinh khứ hàn như quế chi, uy linh tiên, bào phụ tử, tế tân, độc hoạt… làm cho thông thoát dương khí, tiêu tán hàn thấp thì huyết mạch được lưu thông.
- Nếu ứ huyết rõ thì gia tô mộc, lạc lạc thông, địa long, sinh sơn tra, xuyên sơn giáp… để phá huyết thông kinh.
- Mụn nhọt là bệnh thường gặp cùng với tiêu khát, do âm dịch khô kiệt, táo nhiệt tích thịnh làm khí âm lưỡng hư, chính không thắng tà gây nên.
- Nguyên nhân ngoại thương là do sang độc (H) xâm nhập gây nên. Trường hợp nhiệt độc tích thịnh thì dùng pháp thanh nhiệt giải độc; bài thuốc dùng Ngũ vị tiêu độc ẩm (Y tông kim giám).
- Nếu thấy chứng nhiệt kết đại trường thì dùng bài Chi tử kim hoa hoàn (chi tử, hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, đại hoàng, kim ngân hoa, tri mẫu, thiên hoa phấn), đồng thời phối hợp với các vị thuốc có tác dụng ích âm sinh tân để bảo vệ tân dịch.
- Tê bì chân tay do tiêu khát lâu ngày gây thương tỉnh hao huyết, khí âm lưỡng hu, kinh lạc hư sáp nên không nuôi dưỡng được chi thể cơ nhục gây nên.
- Điều trị dùng pháp ích khí dưỡng âm dưỡng huyết. Bài thuốc dùng Hoàng kỳ lục nhất thang (Hoàng kỳ, cam thảo), phối hợp với Tứ vật thang (Tiên thụ lý phương tục đoạn bí phương), đồng thời gia kê huyết đằng, hải phong đẳng, lạc thạch đằng, uy linh tiên để sơ thông kinh lạc, dưỡng huyết hoạt huyết thông lạc, tán hàn trừ thấp.
- Nếu uất lâu ngày hóa nhiệt thì gia kim ngân hoa, hoàng bá, đan bì, xích thược để thanh nhiệt lương huyết.
VII. Kết Luận
Tiêu khát là một chứng bệnh, biểu hiện lâm sàng đặc trưng là uống nhiều, ăn nhiều, đi tiểu nhiều, gầy sút cân.
Nguyên nhân gây chứng tiêu khát do âm thực bất tiết, rối loạn tình chí, lao dục quá độ, bẩm tố hư nhược gây nên. Nguyên nhân bệnh sinh chủ yếu là táo nhiệt âm hao, ngũ tạng hư nhược.
Trong quá trình phát bệnh thì bệnh sinh hư thuộc bản, táo nhiệt thuộc tiêu. Tiêu khát diễn biến kéo dài gây khí âm lưỡng hư nặng làm âm dịch cực hao tổn, hư dương đưa lên trên gây chứng dương kiệt âm . Do tạng phủ hao tổn nên thường gây nên nhiều biến chứng dương kiệt âm vong.
Ngoài ra, âm hư nội nhiệt, tổn tân hao dịch làm huyết mạch hư sáp gây nên huyết ứ.
Chẩn đoán bệnh dựa vào triệu chứng điển hình và xét nghiệm máu.
Khi biện chứng cần chú ý đến vị trí bệnh, bệnh thuộc tiêu hay bản và các biến chứng kèm theo.
- Trường hợp tân thương táo nhiệt, bệnh chủ yếu tại phế vị.
- Trường hợp khí âm lưỡng hư, bệnh thường do phế tỳ thận bất túc, trong đó chủ yếu là tỳ thận lưỡng hư.
- Nếu âm tổn cập dương sẽ thấy chứng âm dương lưỡng hư, ngũ tạng đều hư.
- Chứng ứ huyết thường thấy xuất hiện ở các thể trong tiêu khát.
- Điều trị dùng pháp dưỡng âm sinh tân, thanh nhiệt nhuận táo, phối hợp với thanh nhiệt sinh tân, ích khí dưỡng âm, nhuận phế, dưỡng vị, kiện tỳ, tư thận.
- Bệnh lâu ngày làm âm tổn cập dương thì dùng pháp âm dương song bổ.
- Nếu kèm theo chứng ứ thì dùng pháp hoạt huyết hóa ứ.
- Nếu thấy xuất hiện chứng bệnh về mắt, mụn nhọt ngoài da, lao phổi, bệnh mạch vành, bệnh mạch não, phù, tê bì chân tay… thì căn cứ theo diễn biến cụ thể để áp dụng bổ phế kiện tỳ, tư dưỡng can thận, ích khí dưỡng huyết, thông lạc khứ phong, thanh nhiệt giải độc, hóa ứ trừ thấp.
Đồng thời, phải chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý, chế tiết tình dục, cân bằng tâm lý, rèn luyện thích hợp, kiên trì điều trị kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nguồn tài liệu tham khảo: Bệnh học nội khoa y học cổ truyền và ứng dụng lâm sàng
Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:
Facebook: Tuệ Y Đường
⚕️ Ths.Bs: Trần Thị Thu Huyền
⚕️ Bác sĩ: Đoàn Dung
Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789.501.555
trị bệnh tiểu đg kiểu j ạ e sợ quá
Căn bệnh nguy hiểm nhưng nhiều người còn chủ quan lắm
Mọi người tránh ăn thức ăn làm quá ngọt, tránh ăn mỡ động vật, tránh ăn trái cây ngọt. Ăn rau xanh sẽ giúp giảm đường huyết tốt cho mọi người.
Ăn uống thanh đạm và siêng năng vận động sẽ không bao giờ bị tiểu đường