THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM- ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO??

Thoát vị đĩa đệm  bản chất là kết quả của những sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì đoạn  nào của cột sống, nó là một thuật ngữ chỉ tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường,xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức . Trên thực tế lâm sàng, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất

Rất nhiều độc giả có quan tâm đến phương pháp điều trị cho bệnh lý này, để chi tiết hơn BS Trần Thu Huyền- Trưởng khoa Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây:

Hình 1. Hình ảnh thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh

1. Nguyên nhân bệnh Thoát vị đĩa đệm

Theo BS Trần Thu Huyền một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chính mà một người có thể gặp phải như sau:

  • Nguyên nhân do tuổi tác: Qúa trình lão hóa của con người sẽ diễn ra càng nhanh khi tuổi của bạn càng cao, thêm tuổi các khối đĩa đệm cũng sẽ bị bào mòn và suy giảm chức năng một cách đáng kể.
  • Nguyên nhân do thói quen ngồi học tập, làm việc sai tư thế: Những thói quen ngồi học hay làm việc không đúng cách sẽ có thể gây ra tình trạng vẹo cột sống. Lúc này, các khối thoát vị sẽ bị dịch chuyển và cấu trúc của lớp bao xơ bị phá vỡ. Người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác đau đớn ở vùng cổ và lưng.
  • Nguyên nhân do tai nạn, chấn thương: Những ảnh hưởng do tai nạn giao thông, tai nạn lao động… sẽ gây tác động tiêu cực đến lớp đĩa đệm nói riêng và hệ thống xương khớp nói chung. Tình trạng này nếu để lâu sẽ khiến cho đĩa đệm bị thoát vị.
  • Thể trạng béo phì, thừa cân: Khi khối lượng cơ thể tăng cao, cột sống sẽ phải gánh chịu những áp lực vô cùng lớn. Các đĩa đệm cũng theo đó mà bị chèn ép và gây ra hiện tượng thoát vị.
  • Bên cạnh đó, những người thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… cũng có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm.
  • Ngoài ra, chế độ ăn uống thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cũng tạo điều kiện để căn bệnh thoát vị đĩa đệm tiến triển nặng hơn.

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ của bệnh thoát vị đĩa đệm như:

  • Cân nặng của cơ thể: cân nặng của cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng
  • Nghề nghiệp: các đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm.
2. Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

2. Triệu chứng bệnh Thoát vị đĩa đệm

Khi bị thoát vị đĩa đệm, bạn sẽ thấy các triệu  chứng điển hình như sau:

  • Đau tại tay và chân : Bệnh nhân có những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay khi mắc bệnh, sau đó lan ra vùng vai gáy, chân tay. Tính chất đau có thể âm ỉ vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng hoặc rất dữ dội, đau nặng hơn khi vận động, đi lại, giảm đi khi nghỉ một chỗ.
  • Triệu chứng tê bì tay chân: . giai đoạn  này người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác, luôn thấy mình như bị kiến bò trong người,…
  • Yếu cơ, bại liệt:  khi bệnh ở giai đoạn sau sẽ có thể xuất hiện những triệu chứng như trên. Giai đoạn này người bệnh khó có thể đi lại vận động, dần dần dẫn tới teo hai chân, teo cơ, liệt các chi phải ngồi xe lăn

Ngoài ra cũng có những trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tuy nhiên không có triệu chứng gì.

3. Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Lâm sàng:  thoát vị đĩa đệm biểu hiện ở hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh.
+ Hội chứng cột sống: Lệch vẹo cột sống, co cứng cơ cạnh sống, tầm vận động cột sống giảm, có điểm đau cột sống, chỉ số Schober giảm dưới 13/10, khoảng cánh ngón tay – mặt đất tăng.
+ Hội chứng rễ thần kinh: có điểm đau cạnh sống, dấu hiệu “bấm chuông “ dương tính, điểm đau Valeix dương tính, nghiệm pháp Lasague dương tính. Rối loạn vận động, cảm giác theo chi phối của rễ thần kinh bị tổn thương.Chẩn đoán hình ảnh

X-quang thường quy:
Đối với X-quang cột sống chụp trên hai tử thế thẳng và nghiêng thấy được tam chứng Barr:
+Lệch vẹo cột sống trên phim thẳng.
+ Giảm chiều cao gian đốt sống.
+ Giảm ưỡn cột sống ở phim nghiêng.

Chụp cắt lớp vi tính:
Có giá trị trong các trường hợp thoát vị đĩa đệm có thoái hóa xương như vôi hóa dây chằng dọc sau, dày dây chằng vàng và mỏ xương. Tuy nhiên cắt lớp vi tính lại hạn chế trong đánh giá cấu trúc đĩa đệm, mức độ thoát vị.
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Trên ảnh cộng hưởng từ tổ chức có nhiều nước bị giảm tín hiệu trên ảnh T1 và tăng tín hiệu trên ảnh T2. Đĩa đệm bình thường có ranh giới rõ, giảm tín hiệu trên T1 và tăng tín hiệu trên T2 do có nhiều nước. Các đĩa đệm thoái hóa do không có nước nên trên T2 tín hiệu không tăng so với các đĩa đệm khác. Khối đĩa đệm thoát vị là phần đồng tín hiệu với đĩa đệm và nhô ra phía sau so với bờ sau thân đốt sống thấy rõ trên ảnh T1W và T2W. Thoát vị ra sau hay gặp nhất, dựa trên các ảnh cắt dọc hay cắt ngang để đánh giá các thể thoát vị. Xác định chính xác được vị trí của phần đĩa đệm thoát vị so với ống tủy và các mức độ chèn ép tủy và rễ thần kinh.

4. Biến chứng của thoát vị đĩa đệm

  • Khi nhân nhầy chui vào trong ống sống, chèn ép rễ thần kinh, làm hẹp khoang sống sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị liệt nửa người hoặc bại liệt cả người.
  • Hội chứng đuôi ngựa: rễ thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép, khiến việc đi đại tiện không kiểm soát.
  • Không vận động lâu ngày sẽ khiến cơ trở nên suy yếu, bị teo, các chi teo nhanh chóng, chân tay bé lại, khả năng đi lại, vận động giảm sút.
  • Rối loạn cơ vòng: Khi rễ thần kinh bị tổn thương có thể gây ảnh hưởng đến cơ vòng đường tiểu: bí tiểu, sau đó lại đái dầm dề, nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động
5. Điều trị thoát vị đĩa đệm
– Bảo tồn:  chủ yếu tránh những tư thế gây đau và giúp bệnh nhân tuân thủ kế hoạch luyện tập và dùng thuốc sẽ giúp bệnh nhân giảm triệu chứng trong thời gian ngắn.
– Điều trị nội khoa : thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, corticoid đường tiêm.
– Nếu các biện pháp trên không giải quyết được triệu chứng trong vài tuần, bác sĩ có thể cân nhắc vật lý trị liệu.
– Phẫu thuật: nếu phương pháp bảo tồn k có tác dụng sau 6 tuần.
– Điều trị bằng phương pháp k dùng thuốc: châm cứu, cấy chỉ, kéo nắn cột sống…
6. Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng cho người thoát vị đĩa đệm
Trong thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm, nên hạn chế các hoạt động mạnh, tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tếCần chú ý rằng đi xe máy, ô tô trên đường xóc, mấp mô cũng là một nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm cột sống nặng hơn, do vậy cần tránh đi xe đường xóc.Nên nghỉ ngơi một thời gian ngắn sau đó đứng dậy thực hiện vận động nhẹ như đi lại, làm việc nhà do nằm quá nhiều gây cứng khớp cột sống và yếu cơ.

7. Phòng ngừa bệnh Thoát vị đĩa đệm

Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường xin hướng dẫn bạn đọc Các biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm có thể thực hiện như sau:

  • Tập luyện thể dục thể thao bằng các môn thể thao vừa sức, tăng độ dẻo dai của các cơ cạnh cột sống. Điều này có thể giúp làm ổn định cột sống, giảm nguy cơ tổn thương đĩa đệm
  • Không mang vác, vận động quá sức hoặc sai tư thế
  • Duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao, tránh duy trì áp lực quá nặng lên cột sống

Với bài viết trên ,Tuệ Y Đường mong rằng quý bạn đọc có thêm kiến thức về thoát vị đĩa đệm, từ có có thể hạn chế được tình trạng bệnh cũng như lựa chọn được hướng điều trị hợp lý khi mắc bệnh. Chúc sức khỏe tới quý bạn đọc.

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *