Bạn bị thoái hóa khớp gối, đau nhức ở gối, đi đứng khó khăn, mỗi khi ngồi xuống đứng lên khớp gối có tiếng kêu lục cục, lạo xạo, đi bộ và vận động nhiều đầu gối lại đau nhức khó chịu. Bạn băn khoăn không biết thoái hóa khớp gối là gì triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị như thế nào hiệu quả.
Mời các bạn tham khảo các thông tin về thoái hóa khớp gối qua bài viết dưới đây của Đông Y Tuệ Y Đường.
1. Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là một thuật ngữ y học dùng để chỉ hậu quả của quá trình mất cân bằng giữa thoái hóa và tái tạo sụn khớp. Do tác động của nhiều nguyên nhân làm cho bề mặt sụn khớp bị hư, mòn đi, khớp gối bị lệch trục và biến dạng.
Bắt đầu từ tuổi trung niên trở đi, nguy cơ mắc bệnh thái hóa khớp gối rất cao, nữ giới là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Do xương khớp của nữ giới mỏng và yếu hơn nam giới lại từng sinh con.
Tuy nhiên không chỉ riêng phụ nữ mà mọi đối tượng đều có khả năng mắc bệnh, mà người thường xuyên chơi thể thao là một ví dụ điển hình, khi những chấn thương nhỏ không điều trị tận gốc sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công phát triển, phá hủy hệ xương khớp từ từ. Hơn nữa những người có người thân mắc bệnh thì khả năng mắc bệnh cũng cao hơn.
>>> Mời bạn cùng đọc thêm về: BỆNH GAI CỘT SỐNG LÀ GÌ? TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
2. Triệu chứng của thoái hóa khớp gối
Khi mắc bệnh thoái hóa khớp gối đa số người bệnh sẽ có cảm giác đau vùng khớp gối, lúc đầu đau nhẹ, sau đó tăng lên, đau nhất lúc về đêm, buổi sáng khi thức dậy. Bạn có thể tự nhận biết mắc mình có mắc bệnh lý thoái hóa khớp gối thông qua các triệu chứng điển hình của bệnh như:
- Đầu gối tê buốt, đau đớn, sưng phồng có thể bạn đã bị thái hóa khớp gối
- Tại phần gối sẽ xuất hiện những cơn đau, thậm chí lan xuống cổ chân nhất là vùng bàn chân. Phần khớp đầu gối nhức mỏi, tê buốt.
- Một trong những triệu chứng dễ nhận ra đó là phần khớp đầu gối sưng đỏ và phù nề.
- Mỗi khi thời tiết thay đổi sẽ cảm nhận tháy phần đầu gối nóng ran, đi lại khó khăn, có cảm giác như kiến bò ở bên trong.
- Ban đầu quanh khớp gối bị đau đôi khi chỉ 1 vài điểm nhưng đau hơn khi đứng ngồi lâu 1 chỗ, khi ngồi xổm lên xuống cầu thang.
- Một trường hợp nặng khớp gối sưng phồng do chứa dịch bên trong (tràn dịch khớp). Có khi gối sẽ biến dạng vẹo vào trong (chân vòng kiềng).
- Ngoài ra bệnh thái hóa khớp gối còn xuất hiện kèm theo các triệu chứng như người mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy nhược.
>>> Có thể bạn quan tâm: FEEDBACK: HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM TẠI ĐÔNG Y TUỆ Y ĐƯỜNG
3. Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối
3.1. Tác động biến đổi cấu trúc sụn gối
Những biến đổi của cấu trúc sụn gối được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thoái hóa khớp gối. Mỗi cơ thể sẽ có cấu trúc sụn gối khác nhau điều này ảnh hưởng đến việc cấu trúc sụn gối thoái hóa nhanh hay chậm.
Những người làm việc quá sức, đặc thù công việc đứng ngồi lâu một chỗ nhiều sẽ có sự chuyển biến làm thay đổi chuyển hóa của các tế bào sụn. Hình thành một số men gây phá vỡ những mảnh gãy nhỏ sau đó gây thoái hóa và mất dần sụn khớp dẫn đến thoái hóa khớp gối và gai xương khớp gối.
3.2. Dị tật bẩm sinh
Những người bị dị tật bẩm sinh, dị dạng xương khớp làm thay đổi diện tích nén và áp lực nén bình thường của khớp gối, một thời gian sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa.
3.3. Chấn thương và bệnh liên quan đến khớp gối
Những chấn thương nhỏ như trật khớp gối, chấn thương khớp, chấn thương sụn khớp, viêm khớp gối nhiễm khuẩn cấp tính hoặc mãn tính, mắc bệnh thấp khớp sẽ tác động trực tiếp tới phần khớp gối sẽ gây tổn thương và dẫn đến thoái hóa khớp.
3.4. Yếu tố nội tiết
Người bị suy chức năng tuyến giáp, phụ nữ sau mãn kinh,…cũng là những đối tượng dễ mắc thoái hóa khớp gối.
3.5. Yếu tố tuổi tác
Khi tuổi tác càng cao các bộ phận trong cơ thể bắt đầu lõa hóa do hoạt động lâu năm, khả năng sinh sản sụn khớp của cơ thể bị ức chế chậm lại, sự tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen ở tế bào sụn bị giảm sút dẫn đến chất lượng sụn kém dần và mất tính đàn hồi dẫn đến thoái hóa khớp gối.
3.6. Trọng lượng cơ thể
Người bị béo phì, thừa cân, người có công việc mang vác những vật nặng thường dễ bị thoái hóa khớp gối hơn những người bình thường tạo áp lực lên khớp gối quá mức lâu ngày khiến cho xương khớp suy yếu dẫn đến thoái hóa khớp gối.
Đây là những nguyên nhân phổ biến gây bệnh thoái hóa khớp gối. Để bảo vệ sức khỏe bạn cần có biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả, cũng như chữa trị kịp thời để tránh tình trạng bệnh càng nguy hiểm khi mắc bệnh thoái hóa khớp gối.
>>> Đọc thêm: XỬ TRÍ CHÂN TAY LẠNH TẠI PHÒNG KHÁM TUỆ Y ĐƯỜNG
4. Điều trị thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối hiện nay có rất nhiều cách chữa trị khác nhau từ Tây y, Đông y đến các bài thuốc dân gian, bấm huyệt, châm cứu.
Tuy nhiên để bệnh nhanh hết, người bệnh cần lựa chọn phương pháp điều trị bệnh phù hợp với mức độ bệnh lý và tình hình sức khỏe của bản thân. Dưới đây là một số cách chữa trị thoái hóa khớp gối bạn có thể tham khảo áp dụng.
4.1. Xoa bóp bấm huyệt – châm cứu
Cách chữa thoái hóa khớp gối bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt – châm cứu có tác dụng giúp người bệnh giảm các cơn đau khớp gối, giúp khớp gối thư giãn làm cho các mạch máu giãn nở tốt, từ đó tới nuôi dưỡng vùng thoái hóa tốt hơn.
4.2. Điều trị bằng thuốc Tây
Đây là phương pháp điều trị được nhiều người lựa chọn, bởi đặc tính dễ sử dụng, hiệu quả tác dụng nhanh. Thông thường thuốc chữa thoái hóa khớp gối là thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ, có thể dùng corticoid tiêm nội khớp.
Tuy nhiên các thuốc này đều có tác dụng phụ ảnh hưởng đến thận, tim mạch,…dùng lâu dài sẽ dẫn đến kháng thuốc, việc điều trị cần phải theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
4.3. Điều trị bằng thuốc Đông y
Thuốc Đông y thành phần thiên nhiên nên an toàn, không có tác dụng phụ. Thuốc không những làm giảm triệu chứng sưng đau, còn có chức năng tái tạo sụn khớp, kích thích cơ thể sản sinh chất nhầy nuôi dưỡng ổ khớp. Một số bài thuốc Đông y điều trị thái hóa khớp gối hiệu quả:
- Bài thuốc 1: Thành phần 1 thang thuốc gồm: đại táo, cát căn, ý dĩ mỗi loại 16g; 8g ma hoàng, 12g quế chi và 12g thược dược. Người bệnh đem các thang thuốc này sắc nước chia nước thuốc ra uống ngày 2 lần, duy trì uống trong 1 tuần sẽ có cải thiện rõ rệt.
- Bài thuốc 2: Một thang thuốc gồm: Thạch cao 48g, 16g cam thảo (đã nướng), 40g tri mẫu, 80g ngạch mễ, 24g quế chi. Cũng như bài thuốc 1 đem sắc nước ngày uống 2 lần, mỗi ngày một thang, uống liên tiếp trong 10 ngày. Bài thuốc có tác dụng giảm đau và kháng viêm, tốt cho những người khớp gối bị sung đỏ, đau nhức kéo dài.
Để điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc Đông y người bệnh cần kiên nhẫn, không nôn nóng bởi đặc tính của thuốc tác dụng từ từ khi thấm và cơ thể sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
5. Phòng bệnh thoái hóa khớp gối
- Tránh các tư thế xấu trong cuộc sống: Khi làm việc, sinh hoạt mọi người nên tránh các tư thế không đúng để hạn chế lực đè nặng lên khớp gối.
- Không nên đổi tư thế đột ngột: Mọi người chú ý không nên thay đổi các tư thế một cách đột ngột sẽ không tốt, đồng thời không nên hoạt động quá mạnh. Thêm vào đó khi mang vác, xách đồ hoặc khiêng gì đó cần phải lựa chọn đúng tư thế để tránh ảnh hưởng khớp gối.
- Duy trì cân nặng: Như ở trên có nói béo phì có thể dẫn đến thoái hóa khớp gối vì vậy mọi người cần phải kiểm soát được cân nặng của mình, không nên để quá mập sẽ tăng thêm áp lực cho khớp.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Một trong những cách để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp hiệu quả chính là chú trọng đến sức khỏe bản thân, thường xuyên khám định kỳ để biết rõ tình trạng các khớp như thế nào. Nếu có bệnh sẽ có hướng điều trị kịp thời và phù hợp.
- Chú ý đến chế độ ăn uống: Đây là yếu tố rất quan trọng mà mọi người cần chú ý nếu muốn có một cơ thể khỏe mạnh và hệ xương khớp vững chắc. Các bữa ăn cần phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, nhiều canxi, vitamin C…. để hỗ trợ xương khớp tốt hơn. Đồng thời, tránh các thực phẩm không có lợi, nhiều dầu mỡ cũng như các chất kích thích sẽ không tốt.
Hy vọng những thông tin chia sẻ ở trên về bệnh thoái hóa khớp gối là gì triệu chứng nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả có thể giúp ích được cho các bạn phần nào.
Tuy nhiên, để được tư vấn và chăm sóc tốt nhất, khi có 1 trong những dấu hiệu trên, hay đến các cơ sở uy tín, bác sỹ có chuyên môn để được thăm khám chính xác nhất. Chúc các bạn mau chóng khỏi bệnh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi về thoái hóa khớp gối nói riêng và các bệnh lý khác nói chung, hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ CKII Trần Thị Thu Huyền để được tư vấn tốt nhất qua:
? Facebook: Tuệ Y Đường
?⚕️ Ths.Bs CKII Trần Thị Thu Huyền
?⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
?Hotline: 0789.501.555 – 0789.502.555 – 0789.503.555
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Ths. Bs CKII Trần Thị Thu Huyền
Người viết: Bs Hà Thủy
khớp gối không sưng, cũng không có gì bất thường, mà cứ đêm với buổi sáng lại đau thì là do đâu vậy bác sỹ? Chữa trị như thế nào?
Chào Lê Quốc Quân, bạn cần mô tả rõ hơn để bác sỹ tư vấn chính xác nhất ạ, bạn năm nay bao nhiêu tuổi rồi, bạn có thể gọi điện đến hotline 0789.501.555 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!
Bố với mẹ con hay đau khớp gối, đi khám chỉ bảo thoái hóa và cho thuốc về, có cần đi xoa bóp bấm huyệt không ạ? Bên mình mở cửa ntn ạ?
Chào Trương Khánh Toàn, tình trạng đau khớp gối nếu khống điều trị sớm sẽ khiến bệnh năng hơn, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, con có thể đưa qua phòng khám để bác sỹ thăm khám kĩ hơn nhé, phòng khám làm việc tất cả các ngày trong tuần từ 08h -20h30.
người đau khớp gối nên ngâm chân không ạ?
Chào Lê Thị Mai Hoa, người đau khớp gối có thể ngâm chân để hỗ trợ điều trị bệnh bạn nhé, Có thể ngâm cùng các vị thuốc tương ứng với thể bệnh để đạt hiệu quả điều trị cao hơn!
Nghe nói ở đây điều trị rất tận tậm, nếu vwuaf bị đau lưng vừa đau khớp gối thì điều trị chi phí khoảng bao nhiêu vậy?
Chào Cù Thị Uyển Nhi, bạn có thể đặt lịch thăm khám để bác sỹ có thể chẩn đoán bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất, với tình trạng của bạn thì phí trị liệu sẽ dao động trong khoảng 299 – 499 nghìn, bạn có thể gọi đến hotline 0789.501.555 để đặt lịch thăm khám và trị liệu
Mong phòng khám có thuốc gửi về xa cho bệnh nhân, nhiều bệnh nhân ở vùng cao muốn xuông phòng khám chữa bệnh mà không có điều kiện
Chào Nông Tú Oanh, với khách hàng ở xa bạn có thể gọi điện đến hotline 0789.501.555 sẽ có bác sỹ tư vấn trực tiếp cho bạn ạ!