Thoái hóa khớp gối hiện nay là căn bệnh rất phổ biến và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh lí này không còn xa lạ với chúng ta nữa Khớp gối là khớp lớn trong cơ thể. Chủ đạo cho việc đi lại ở 2 chân. Thoái hóa khớp gối gây tiếng lạo xạo, khó chịu, đau đớn khi di chuyển vận động. Dưới đây là chia sẻ ca bệnh đã điều trị ổn định thoái hóa khớp gối tại Phòng khám Tuệ Y Đường. Kính mời quý bạn đọc cùng phòng khám tìm hiểu về ca bệnh này nhé!
Chia sẻ từ bệnh nhân
Anh Nghiêm đau nhức đầu gối đã 1 năm nay, đợt này cảm thấy đau mỏi nhiều hơn, gặp khó khăn trong vận động, đi lại nên rất lo lắng, muốn tìm một địa điểm uy tín điều trị bệnh. Một hôm bác đi với các bạn của bác và có kể cho họ nghe về tình trạng thì được 1 người bạn giới thiệu đến Tuệ Y Đường. Bác đã quyết định đến Đông y Tuệ Y Đường nên đã đến thăm khám và điều trị.
Tại đây, anh Nghiêm được các nhân viên phòng khám đón tiếp nhiệt tình,bác sỹ CKI Nguyễn thăm khám kĩ lưỡng và chẩn đoán bác bị thoái hóa khớp gối, điều trị theo phác đồ xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, chiếu đèn hồng ngoại kết hợp sử dụng thuốc y học cổ truyền.
“Khi bị đau đầu gối, tôi cũng rất chủ quan, nghĩ già rồi nên ai cũng sẽ đau mỏi, nhưng dần dần cơn đau ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống nên tôi vô cùng lo lắng.
Rất may khi biết đến Đông y Tuệ Y Đường, được các bác sỹ ở đây tận tình điều trị, tôi đã thấy giảm đau rõ rệt vùng đầu gối 2 bên, tôi rất vui mừng, rất cảm ơn đến sự đồng hành của các bác sỹ tại Tuệ Y Đường” – Bác Nghiêm cho biết.
Bạn đọc có vấn đề về Cơ – Xương – Khớp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.501.555 để được hỗ trợ!
Anh Nghiêm gửi lời cảm ơn ơn đến Bs CKI Nguyễn Nhật Minh và Phòng khám Tuệ Y Đường.
Tổng quan về thoái hóa khớp gối? Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối đang gia tăng chóng mặt và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Đây là căn bệnh diễn tiến âm thầm nên rất ít trường hợp phát hiện sớm. Chỉ đến khi bệnh tiến triển nặng, gây nên các biến chứng và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và lao động hàng ngày thì mới được chẩn đoán chính xác.
Thoái hóa khớp gối bệnh học là tình trạng thoái hóa loạn dưỡng khớp gối. Thực chất, bệnh lý này gồm các tổn thương sụn khớp kèm phản ứng viêm và giảm lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn không kịp bù vào lớp sụn đã mất đi theo thời gian.
Khác với Tây y, thoái hóa khớp gối theo y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng Tý. Nguyên nhân gây bệnh do phong hàn thấp xâm phạm vào cơ thể có bẩm tố can thận kém.
Hiện nay, bệnh thoái hóa khớp gối đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ tuổi do lối sống thụ động, ít vận động cùng chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học. Nếu không được điều trị kịp thời, các biến chứng do bệnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, làm suy giảm chức năng vận động: Cứng khớp, teo cơ, biến dạng khớp gối, chi dưới bị cong, vôi hoá sụn,… thậm chí là tàn phế hay bại liệt.
Nguyên nhân thoái hóa khớp gối
Dựa vào nguyên nhân, bệnh thoái hóa khớp gối được chia thành hai loại: Nguyên phát và thứ phát.
Thoái hóa khớp gối nguyên phát
Đây được coi là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh sau độ tuổi 60. Thoái hoá có thể xảy ra chỉ ở một khớp hoặc thoái hoá đa khớp. Cụ thể, thoái hoá khớp gối do một số yếu tố sau:
- Do tuổi tác: Bệnh xuất hiện muộn ở người cao tuổi, thông thường từ 60 tuổi trở lên, gần 80% người bệnh trên 75 tuổi. Thoái hoá phát triển chậm ở một hoặc nhiều khớp xương. Khi tuổi càng cao, các sụn khớp gối bị bào mòn dẫn đến khả năng chịu đàn hồi và chịu lực kém.
- Do nội tiết và sự chuyển hóa cơ thể (đái tháo đường, mãn kinh): Khi nội tiết thay đổi sẽ khiến cơ thể giảm đi lượng nội tiết tố gây ra các bệnh lý về xương khớp.
- Do di truyền: Nếu trong gia đình có người thân đã bị thoái hóa khớp gối thì họ cũng có nguy cơ cao mắc.
Những nguyên nhân này khó có thể tránh khỏi, người bệnh hãy chăm sóc sức khỏe tốt nhất để hạn chế nguy cơ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Thăm khám điều trị thoái hóa khớp gối tại Phòng khám Tuệ Y Đường.
Thoái hóa khớp gối thứ phát
Thoái hoá khớp gối thứ phát xảy ra ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến:
- Do chấn thương: Chấn thương mạnh làm trục khớp thay đổi (lệch trục khớp, gãy xương,…).
- Bất thường bẩm sinh tại khớp gối: Khớp gối quay vào trong, quay ra ngoài hoặc quá duỗi,…
- Biến chứng của các bệnh lý khác: Sau các tổn thương viêm tại khớp gối, như sau viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, lao khớp, gout, Hemophilia,…
- Béo phì hay sự tăng cân quá nhanh: Tình trạng sẽ làm tăng áp lực lên xương khớp, lâu dần làm xương khớp bị đè nén, biến dạng.
- Do dinh dưỡng: Thiếu vitamin D và canxi cũng góp phần vào nguy cơ thoái hóa khớp gối.
Tại Việt Nam, thoái hóa khớp chiếm đến 10,4% các bệnh lý về xương khớp. Bạn đọc cần biết về các nguyên nhân thoái hóa khớp gối để hạn chế sự phát triển của bệnh lý này.
>>>>> Điều trị buổi lẻ giá chỉ với 299k tại Phòng khám Tuệ Y Đường
Triệu chứng thường gặp của bệnh
Để nhận biết thoái hóa khớp gối, người bệnh cần chú ý theo dõi các dấu hiệu sau đây:
- Đau khớp gối: Cơn đau xuất hiện và tăng lên khi vận động hoặc thay đổi tư thế. Khi nghỉ ngơi hay nằm ngủ về đêm thì có giảm hoặc không đau. Tính chất đau thường âm ỉ, cũng có thể thành cơn từng đợt diễn biến dài ngắn khác nhau. Trường hợp thoái hóa khớp gối do nguyên nhân thứ phát thì cường độ cơn đau có thể liên tục tăng dần.
- Dấu hiệu “phá gỉ khớp”: Đây là hiện tượng cứng khớp buổi sáng kéo dài trong 15 – 30 phút, hoặc cứng khớp sau khi nghỉ ngơi. Người bệnh phải vận động một lúc khớp gối mới hoạt động được trơn tru hơn.
- Có tiếng lục cục khi vận động: Thoái hoá khớp gối nguyên phát hoặc sau viêm nhiễm làm cho lớp sụn đầu xương bị tiêu đi, hai bề mặt xương trực tiếp cọ xát với nhau gây tiếng lục cục khi vận động.
- Hạn chế vận động khớp gối: Các động tác vận động tại khớp gối bị hạn chế như gập duỗi khớp khớp gối, xoay khớp vào trong hay ra ngoài. Trường hợp người bệnh bị hạn chế vận động nhiều thường do các phản ứng co cơ kèm theo.
- Biến dạng khớp gối: Bệnh nhân có thể bị biến dạng lệch trục khớp gối hoặc sờ thấy chồi xương ở quanh cung khớp gối. Trong đợt tiến triển của bệnh còn thấy thoái hóa khớp gối tràn dịch. Nếu làm động tác ấn vào xương bánh chè rồi thả tay có thể thấy xương bánh chè bập bềnh trong dịch khớp gối.
- Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, bạn đọc nên tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám xác định rõ nguyên nhân, tránh những rủi ro không đáng có do bệnh gây ra.
Thăm khám điều trị thoái hóa khớp gối tại Phòng khám Tuệ Y Đường.
Phân biệt một số trường hợp thoái hoá khớp gối phổ biến
Thoái hoá khớp gối thường bị nhầm lẫn với một số trường hợp đau khớp khác. Trong một số trường hợp, người bệnh còn không thể xác định được thoái hoá do còn trẻ tuổi.
Phân biệt thoái hóa khớp gối với viêm khớp gối
Về mặt lý thuyết, cả hai tình trạng viêm khớp gối và thoái hoá khớp gối tràn dịch đều có điểm chung là gây tổn thương khớp gối nên có cùng một số dấu hiệu như đau nhức, sưng tấy xung quanh khớp hoặc hạn chế hoạt động,… Điều này khiến không ít người bệnh nhầm lẫn hai bệnh lý này là một, dẫn đến việc điều trị không hiệu quả.
Tuy nhiên, chúng là những vấn đề sức khỏe hoàn toàn riêng biệt. Theo các chuyên gia, viêm khớp gối là một loại bệnh tự miễn, phát sinh khi hệ miễn dịch vô tình tấn công nhầm các khớp. Trong khi đó, thoái hóa khớp gối đề cập đến tình trạng phần sụn khớp bị bào mòn theo thời gian, dẫn đến sự suy giảm chức năng của bộ phận này.
Hơn nữa, viêm khớp gối đặc trưng bởi sự hiện diện rõ rệt của nốt sần cứng, hay còn gọi là nốt thấp hoặc hạt dưới da, ở xung quanh khớp gối. Còn nguyên nhân chủ yếu gây thoái hoá khớp gối là do gai xương hình thành và chèn ép dây thần kinh xung quanh.
?Ths.Bs CKII Trần Thị Thu Huyền
?Địa chỉ:166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
?Hotline: 0789.501.555 – 0789.502.555 – 0789.503.555
Được tham vấn chuyên môn bởi BS.CKI Nguyễn Nhật Minh.
Người viết: BS. Nguyễn Văn Đông.
Có những cách nào để cải thiện tình trạng này ạ?