SA NHÂN – HÀNH KHÍ, KIỆN TỲ, CHỈ THỐNG

Sa nhân hay còn gọi là Súc Sa là vị thuốc nam có tính tuyên, tác dụng hành khí, điều trung, thường được dùng để an thai và chữa dạ dày yếu lạnh rất tốt.

Sa nhân dùng để điều trị các bệnh lí về nê trệ, chướng hơi, đầy bụng rất là tốt. Dưới đây là những ghi chép cổ về vị thuốc trên. Kính mời bạn đọc cùng Phòng khám Tuệ Y Đường cùng tìm hiểu về vị thuốc này nhé!

Hình ảnh vị thuốc sa nhân
Hình ảnh vị thuốc sa nhân

1. Tính vị – Quy kinh vị thuốc Sa nhân

  • Cay, ôn, thơm nồng.
  • Quy kinh Tỳ, Vị, Thận.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

2. Công năng vị thuốc Sa nhân

  • Bổ phế ích thận
  • Hoà vị tỉnh tỳ
  • Khoái khí điều trung
  • Thông hành kết trệ
Hình ảnh vị thuốc sa nhân
Hình ảnh vị thuốc sa nhân

3. Chủ trị vị thuốc Sa nhân

  • Trị bụng đau đầy trướng 

Đầy trệ, mắc thương hàn dùng phép Hạ sớm quá làm lý hư, tà nhập vào trong gây chứng bĩ

Có thực ủng đàm tắc mà đầy bĩ trướng.

Có người tỳ hư khí nhược mà đầy bụng bĩ tức.

Cần phân hư thực mà trị, không nên chuyên dùng thuốc lợi khí, sợ rằng sẽ biến thành cổ trướng.

Cổ trướng, căng từ bên trong ra mà bên ngoài có hình

Bĩ trướng thì chỉ có khối cứng khó chịu mà thôi, đều là bệnh của kinh Thái âm

  • Trị nghẹn tức khó thở buồn nôn, ho khan khí ngược lên, xích bạch tả lỵ (thấp nhiệt tích trệ, khách khí ở Đại trường, Sa nhân cũng nhập Đại Tiểu trường kinh)
  • Nôn mửa tiêu chảy mà gân co rút, băng đới hạ, chứng bôn đồn

Khư đàm trục lãnh, tiêu thực tỉnh tửu, chỉ thống an thai (khí hành thì ngừng đau, khí thuận thì an thai)

Tán phù nhiệt ở hầu họng răng miệng, tiêu hoá xương cá đồng sắt

Vương Hiếu Cổ nói:

Được Đàn hương, Đậu khấu nhập phế

Được Nhân sâm, Ích trí nhập tỳ

Được Hoàng bá, Phục linh nhập thận

Được Xích thạch chi nhập Đại, Tiểu trường.

Y thông nói: cay có thể nhuận thận táo, dẫn các thuốc về nghỉ tại Đan điền

Địa hoàng dùng nó để cùng chưng, cũng là lấy nó có thể đạt xuống dưới vậy

Kinh sơ nói: Thận hư khí không quy nguyên, dùng nó để hướng đạo. Gần như nguy hại hơn cả thuốc nóng như Quế, Phụ

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

HÌnh ảnh BS CK II Trần Thị Thu Huyền và BS Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân tại Phòng khám Tuệ Y Đường
HÌnh ảnh BS CK II Trần Thị Thu Huyền và BS Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân tại Phòng khám Tuệ Y Đường

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

4. Bào chế vị thuốc Sa nhân

4.1. Sản xuất Sa nhân

Sản xuất Sa nhân ở vùng Lĩnh Nam {vùng phía nam núi Ngũ Lĩnh, tức Quảng Tây, Quảng Đông}, nghiền mà dùng.

4.2. Bào chế Sa nhân theo Tiểu Thiếp Sỹ

  • Khương Sa nhân

Bóc bỏ vỏ, xát màng quả, sàng sảy tạp chất, trộn đều nước gừng với hạt Sa nhân sạch.

Đợi ngấm thấu rồi sao liền tay trên chảo với lửa nhỏ, sao tới khi thuốc phồng lên, màu vàng sém, dùng chổi tre quét ra, để nguội.

Tỉ lệ 1kg nước gừng vắt cho 10kg Sa nhân.

  • Diêm Sa nhân

Trộn đều Sa nhân với nước muối.

Để hơi ngấm, đợi thuốc hút hết nước muối rồi sao trên chảo cho khô, để nguội.

Dùng 2kg muối ăn cho 100kg Sa nhân.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

5. Phối ngũ với Sa nhân

5.1. Đôi dược Sa nhân & Bạch đậu khấu

  • Sa nhân tân tán ôn thông, tỉnh tỳ hoà vị. hành khí chỉ thống, ôn tỳ chỉ tả, lý khí an thai
  • Bạch đậu khâu tân ôn thơm táo, ôn trung hoá thấp, kiện vị chỉ ẩu, hành khí chỉ thống.
  • Sa nhân thơm mà khí đậm, công chuyên ở trung và hạ tiêu
  • Bạch đậu khấu thơm mà khí thanh, công chuyên về trung và thượng tiêu.
  • Hai vị thuốc phối ngũ dùng để tuyên thông khí cơ cả tam tiêu, để khai hung thuận khí, hành khí chỉ thống, phương hương hoá trọc, tỉnh tỳ khai vị, hoà trung tiêu thực.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

>>>> Cùng tìm hiểu thêm vị thuốc Hương phụ

5.2.Cặp Sa nhân & Bạch đậu khấu chủ trị

  1. Tỳ vị hư hàn, vận hoá thất tích, thấp trọc nội uẩn, khí cơ không được tuyên sướng cho tới Vị nạp đồ ăn ít, ngực đầy khó chịu, bụng trên trướng đau, ợ hơi, buồn nôn;
  2. Trẻ nhỏ Vị hàn tiêu hoá không tốt, trớ sữa;
  3. Mũi tắc lâu ngày, cơ thể hư nhược, niêm mạc mũi sưng nề, sắc hồng nhợt hoặc xanh trắng, hoặc tối nhợt dính ẩm.
Hình ảnh bốc thuốc thang tại phòng khám Tuệ Y Đường
Hình ảnh bốc thuốc thang tại phòng khám Tuệ Y Đường

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

6. Liều lượng của vị thuốc Sa nhân

  • Liều lượng: Sa nhân 3~6g,
  • Bạch đậu khấu 3~10g.
  • Già cùng nhau rồi hãm nước hoặc sắc lên rồi dùng.

7. Chú ý khi dùng Sa nhân

Chú ý: Người Âm hư huyết táo cẩn thận khi dùng.

* Dịch và tổng hợp từ:

  1. Bản thảo bị yếu
  2. Lữ Cảnh Sơn đôi dược
  3. Baikebaidu

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình- Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 –  0789.503.555 – 0789501555

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *