Dân gian ta thường có câu “Nhất dáng nhì da” để chỉ việc đánh giá vè đẹp của một con người, trước tiên là nhìn vào dáng hình (là dáng đi lại ra sao, điệu bộ cử chỉ thế nào), sau đó đến làn da có đẹp đẽ, mịn màng, hồng hào trắng trẻo hay không ?… Chỉ một câu nói ngắn gọn vậy thôi đã đủ chứng minh được tầm quan trọng của làn da đối với cuộc sống của mỗi con người. Làn da không chỉ có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân xâm nhập từ bên ngoài mà còn có tác dụng thẩm mỹ, làm đẹp, giúp mỗi chúng ta tự tin hơn trong cuộc sống. Để có một làn da đẹp không chỉ đến từ việc di truyền từ bố mẹ mà còn đến từ cách chúng ta chăm sóc làn da của mình mỗi ngày như thế nào.
Vậy có mấy loại da và cách chăm sóc da theo từng loại ra sao, hãy cùng Đông y Tuệ Y Đường đi tìm hiểu qua bài viết này nhé.
1. PHÂN LOẠI DA
Làn da cần phải được chăm sóc ít nhất 2 lần mỗi ngày, sáng và tối. Điều này cũng quan trọng như việc đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần, hay ăn uống đúng giờ mỗi ngày 3 bữa. Tuy nhiên, để có phương pháp chăm sóc da đúng đắn và phù hợp, cần nhận diện được làn da từng cá nhân thuộc loại da nào.
Da có thể chia thành 5 loại cơ bản:
- Da bình thường
- Da dầu
- Da khô
- Da hỗn hợp
- Da nhạy cảm
1.1 .Chăm sóc da thường
Loại da này thường khỏe mạnh và đủ ẩm, thỉnh thoảng có thể bị mụn nhưng phần lớn thời gian, da ở trạng thái cân bằng -nghĩa là nền da mượt mà, đủ độ ẩm, lỗ chân lông nhỏ hoặc trung bình. Da ít bị kích ứng bởi các điều kiện ngoại cảnh như môi trường ô nhiễm hay các loại mỹ phẩm, nghĩa là có thể sử dụng hầu hết các loại mỹ phẩm mà không sợ dị ứng. Da loại này thuộc dạng lý tưởng, chỉ cần bảo vệ đúng mức thì làn da sẽ luôn ở trạng thái tốt nhất.
Mặc dù loại da này là lý tưởng, nhưng nếu chỉ rửa mặt bằng nước thì vẫn chưa đủ để làm sạch và nuôi dưỡng da, có thể chọn bất cứ loại sữa rửa mặt nào cảm thấy phù hợp, rửa mặt 2 lần mỗi ngày, sáng và tối, rửa cả mặt và vùng cổ. Khi sử dụng toner, chăm sóc da thường nên lựa chọn loại toner có chứa chất làm ẩm và chứa ít hoặc tốt nhất là không chứa cồn.
Dùng kem dưỡng ẩm nhẹ vào ban ngày( tốt nhất là kem dưỡng ẩm kết hợp chống nắng, thể trọng nhẹ) và kem dưỡng nhiều dưỡng chất vào ban đêm.
1.2 . Chăm sóc da dầu
Da dầu có nhiều lợi thế, dày hơn và vì thế không bị nhăn nhiều khi lão hóa. Mặc dù da dầu vẫn bị mỏng hơn theo tuổi tác nhưng làn da vẫn đầy đặn hơn so với các loại da khác. Da dầu rất hiếm khi bị khô hay nẻ. Tuy nhiên, loại da này lại rất nhanh bị bóng nhờn trở lại chỉ sau khi rửa mặt vài giờ. Có thể giữ cho da không bị bóng dầu bằng các loại giấy thấm dầu, bột hay phấn nền hấp thu dầu nhờn. Cũng chính vì thường hay bóng dầu nên da dễ bị mụn ở vùng cằm và trán.
“9 loại dầu gội điều trị viêm da tiết bã da đầu an toàn, hiệu quả”
Nhưng thực tế chính lượng dầu đó giúp cho da ít bị lão hóa hơn khi lớn tuổi. Da dầu hiển nhiên cần phải được rửa sạch 2 – 3 lần mỗi ngày với sữa rửa mặt thiết kế dành riêng cho da dầu.Chăm sóc da dầu có thể sử dụng các loại sữa rửa mặt có chứa acid salicylic, vừa giúp loại bỏ dầu nhờn, vừa giúp hạn chế mụn đầu đen, đầu trắng, rửa kỹ các vùng dầu nhờn, vùng chữ T.
Khi chọn toner cho da dầu, nên chọn sản phẩm chứa ít hoặc không chứa cồn. Đối với da dầu, tốt nhất là chọn loại chai xịt giữ ẩm có chứa chiết xuất từ cây cỏ, nha đam hay nước hoa hồng. Toner với bio – flavonoid cũng rất tốt cho kết cấu da. Đối với kem dưỡng ẩm, cần chọn loại thể trọng nhẹ và không chứa dầu, chọn loại chứa chất làm ẩm (humectant ), không gây mụn (noncomedogen ), có thể chứa dẫn xuất của silicon như cyclomethicon hay dimethicon.
1.3. Chăm sóc da khô
Da khô rõ và có thể có bong tróc, nền da thô ráp, một vài vùng có thể bị căng ra, tông màu da không đồng đều, sắc da hơi tối. Da sản xuất rất ít dầu. Vấn đề của chăm sóc da khô là phải thay đổi lối sống và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da thường xuyên để làm dịu và cung cấp độ ẩm cho da. Rửa mặt 2 lần mỗi ngày với sữa rửa mặt dạng kem hay lotion. Chọn loại sữa rửa mặt không phá vỡ cân bằng pH của da.
Bệnh nhân khỏi bệnh viêm da cơ địa sau 20 năm sống chung với bệnh.
Loại da này cần được chăm sóc kỹ lưỡng, vì vậy cần tránh các loại sữa rửa mặt quá mạnh. Tuyệt đối không rửa mặt bằng xà phòng. Chọn toner dạng chai xịt hay dạng thoa với bông cotton đều có thể sử dụng như trong trường hợp da dầu. Sử dụng kem dưỡng ẩm tỷ trọng cao cả ngày và đêm với thành phần giàu dưỡng chất để chăm sóc da.
Da khô theo xếp loại này là do bẩm sinh chứ không phải do các yếu tố môi trường gây nên. Bất cứ loại da nào cũng có thể bị mất nước và trở nên khô ráp khi thời tiết khắc nghiệt, lạnh lẽo và khô khan.
1.4 . Chăm sóc da hỗn hợp
Da hỗn hợp khá phổ biến, dầu thường ở mũi, trán còn vùng cạnh hàm và hai gò má thì khô. Đây là sự pha trộn giữa da khô và da dầu nên cần có chế độ chăm sóc da phù hợp từng khu vực.
1.5 . Chăm sóc da nhạy cảm
Da nhạy cảm thường mỏng. Càng lớn tuổi càng dễ có nhiều nếp nhăn, đặc biệt là các nếp nhăn li ti xuất hiện sớm. Có thể có các mao mạch đỏ ở vùng má hay mũi. Da dễ bị đỏ mỗi khi tiếp xúc với trời lạnh, thời tiết nóng hay ăn cay. Tuyến dầu có thể bị viêm mặc dù da nhạy cảm thường ít sản xuất dầu nhờn.
Da nhạy cảm rất dễ bị trứng cá đỏ (rosaceae ) hơn các loại da khác. Vấn đề của loại da này là phải điều chỉnh để da giữ được trạng thái cân bằng. Chọn sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc da không gây kích ứng. Đối với da nhạy cảm, chỉ nên sử dụng sữa rửa mặt 1 lần mỗi ngày hoặc tối đa là 2 lần/ngày.
Chọn loại sữa rửa mặt dạng kem hay lotion thể trọng nhẹ và không phá vỡ cân bằng pH của da. Sữa rửa mặt đơn giản, ít thành phần càng tốt vì sẽ ít gây kích ứng. Chọn toner dạng xịt có chứa chất làm ẩm, nhưng tuyệt đối tránh những sản phẩm để lại một lớp phim hay lớp dầu bóng trên da. Chọn kem dưỡng ẩm với nền chất silicon hoặc được thiết kế chuyên biệt cho da nhạy cảm. Ăn nhiều rau quả, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất và các loại acid béo thiết yếu, các chất béo có lợi.
2. CÁC THAO TÁC CHĂM SÓC DA CƠ BẢN
Để có và duy trì được một làn da đẹp, điều cần thiết là phải kiên trì chăm sóc da từ bên ngoài kết hợp với việc ăn uống đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi đủ thời lượng tập thể dục thường xuyên để tạo nên những tác động tích cực từ bên trong. Thiếu một trong hai yếu tố bên ngoài và hay bên trong, cũng có thể làm cho yếu tố còn lại không phát huy được tác dụng.
2.1 . Rửa mặt
Rửa mặt buổi sáng giúp loại sạch các sản phẩm thải từ làn da qua các lỗ chân lông trong lúc ngủ. Các sản phẩm thải đó có thể là mồ hôi, bã nhờn, chất độc nội sinh hay ngoại sinh. Chính vì vậy, việc rửa mặt buổi sáng sẽ giúp giải độc làn da, làm cho da thông thoáng, dễ chịu và tràn đầy sinh khí. Điều này tất nhiên rất quan trọng để có một làn da đẹp.
Buổi tối thường là trước khi đi ngủ, việc rửa mặt sẽ giúp loại bỏ bụi, các chất ô nhiễm từ môi trường, các chất tiết của da hay mồ hôi, phấn nền hay các loại mỹ phẩm trang điểm. Điều này sẽ giúp da sạch sẽ, thông thoáng để có thể hô hấp tốt hơn vào ban đêm và cũng góp phần giúp cho việc thải trừ các chất cặn bã, chất độc khi ngủ.
Ngoài ra, việc rửa mặt còn giúp tăng hiệu quả sử dụng của các loại kem dưỡng hay mỹ phẩm chăm sóc da vì làn da thông thoáng sẽ giúp hấp thu dưỡng chất tốt hơn, đồng thời, bụi bẩn sẽ không làm nghẽn lỗ chân lông khi thoa kem dưỡng. Vệ sinh da, có thể rửa mặt bằng các loại xà phòng hay sữa rửa mặt thiết kế dành cho da mặt.
Cần lưu ý, nếu dùng xà phòng thông thường để rửa mặt sẽ có thể gây mất cân bằng pH da, làm da khô, sần sùi và có thể nổi mụn. Việc rửa mặt bằng sữa rửa mặt quá nhiều lần trong một ngày cũng có thể dẫn đến kết quả không tốt vì lớp “vỏ acid ” có tính acid nhẹ trên da bị rửa trôi, khiến vi khuẩn, bụi bẩn dễ xâm nhập và các loại kem dưỡng cũng sẽ kém tác dụng hơn. Vì vậy, chỉ nên rửa 2 – 3 lần/ ngày và rửa thật nhẹ nhàng với sữa rửa mặt phù hợp.