Nhiều người thường nhầm lẫn tổ đỉa và ghẻ nước – do đây là 2 bệnh lý ngoài da khá phổ biến và đều đặc trưng bởi các mụn nước li ti kèm ngứa dữ dội. Nếu không thể phân biệt được 2 dạng bệnh này, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn, thậm chí khiến bệnh thêm nghiêm trọng. Tuệ Y Đường hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng bệnh tổ đỉa, ghẻ nước và tìm ra ra phương án điều trị cho cả hai.
I. Thế nào là Tổ đỉa và ghẻ nước?
- Tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm. Bệnh được đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mụn nước mọc sâu dưới da, khu trú chủ yếu ở bàn tay và bàn chân, gây ngứa dữ dội.
Tổ đỉa thường tiến triển theo chu kỳ, dễ tái phát và khó xác định nguyên nhân cụ thể.
- Tương tự tổ đỉa, ghẻ nước cũng được nhận biết bởi sự xuất hiện của các mụn nước nhỏ li ti, gây ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, các mụn nước này nổi trên bề mặt da, ảnh hưởng tới tất cả các vị trí trên cơ thể, nhưng tập trung nhiều ở kẽ ngón tay, lòng bàn tay và bộ phận sinh dục nam.
Ghẻ nước chủ yếu xuất hiện vào mùa đông. Nguyên nhân chủ yếu do một loại ký sinh trùng người bệnh gặp phải khi sinh hoạt trong điều kiện ô nhiễm.
II. Nguyên nhân gây bệnh và đối tượng có nguy cơ mắc
1. Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa:
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa vẫn chưa được xác định rõ ràng. Theo BS.CKII Trần Thị Thu Huyền một số yếu tố được coi là nguyên nhân làm bùng phát bệnh bao gồm:
- Nhiễm khuẩn, virus: thường là vi khuẩn đường ruột và liên cầu
- Dị truyền
- Dị ứng hóa chất và thuốc
- Căng thẳng thần kinh và suy giảm thể chất
- Dị ứng thực phẩm
- Rối loạn thần kinh thực vật, đổ nhiều mồ hôi tay chân
- Bệnh tật: Các bệnh dị ứng, miễn dịch, bệnh gan, thận…
Như vậy, có thể thấy nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa liên quan nhiều đến yếu tố cơ địa và rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, tổ đỉa có thể gặp ở bất cứ ai, bất cứ lứa tuổi nào nhưng chủ yếu là lứa tuổi thanh thiếu niên và người trưởng thành (20-40 tuổi).
2. Nguyên nhân gây bệnh ghẻ nước
Thủ phạm gây bệnh ghẻ nước là do một loại tạp khuẩn có tên là Sarcoptes scabiei hominis. Chúng còn được gọi là bọ ve hoặc mạt ngứa. Đây là một loại ký sinh trùng đào hang và đẻ trứng trên da người. Loại ký sinh trùng này có kích thước vô cùng nhỏ, dài khoảng 0.3 – 0.5mm, có thể tồn tại ở khắp mọi nơi mà mắt thường không nhìn thấy được. Sau khi tấn công vào da, những con ghẻ cái sẽ đào hang, đẻ trứng và phát triển nhanh chóng về mặt số lượng. Chúng thải ra những chất độc làm da người bị kích ứng gây triệu chứng ngứa ngáy và nổi mụn nước. Khác với tổ đỉa, ghẻ nước thường gặp ở những người sống vệ sinh cá nhân kém, sống trong môi trường ô nhiễm, chật chội, đông đúc. Mùa mưa bão, ngập lụt và thời tiết lạnh là những điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát.
III. Những dấu hiệu để phân biệt tổ đỉa và ghẻ nước
Tổ đỉa và ghẻ nước thường bị nhầm lẫn bởi 2 dấu hiệu đặc trưng là mụn nước và ngứa. BS.CKII Trần Thị Thu Huyền chỉ ra một số dấu hiệu để phân biệt 2 bệnh lý trên, mời bạn đọc cùng tham khảo:
1. Tổ đỉa:
- Các mụn nước có kích thước nhỏ, mọc sâu dưới da và được bao phủ bởi lớp da dày cứng, khó vỡ. Chúng mọc rải rác học thành cụm.
- Mụn nước tổ đỉa thường không tự vỡ và khô teo lại và tự tiêu. Tại vị trí da đó, xuất hiện lớp sừng màu vàng. Sau đó đóng vảy, bong tróc để lại nền da màu hồng, bóng nhẵn, viền vằn vèo.
- Bệnh gây ngứa dữ dội nên dễ phát sinh bội nhiễm do cào gãi, dẫn đến mụn mủ, sưng tấy, nóng sốt, hạch cổ, nách, bẹn…
- Triệu chứng bệnh tổ đỉa chỉ xảy ra trong phạm vi long và các ngón tay, chân, hiếm khi vượt quá cổ tay, cổ chân.
- Bệnh thường khởi phát thành từng đợt, nghiêm trọng hơn và mùa xuân hè và giảm dần vào mùa đông.
2. Ghẻ nước:
- Mụn nước: Khác với tổ đỉa, mụn nước trong bệnh ghẻ nước thường có hình trọng, mọc nông trên bề mặt da, chứa nước trắng. Chúng mọc rải rác và dễ dàng lây lan.
- Các mụn nước này dễ dàng bị vỡ khi gãi hoặc ma sát với quần áo.
- Mụn nước ngứa có khuynh hướng xuất hiện ngày càng nhiều và lan rộng ra những vùng da lành khác ở lân cận hoặc các vị trí khác của cơ thể. Nếu xuất hiện ở bộ phận sinh dục nam, mụn nước sẽ có màu đỏ nhạt, kích thước cỡ hạt đậu tương hay nhỏ hơn nhưng rất ngứa.
- Mụn nước thường xuất hiện ở các kẽ ngón tay, ngón chân, thắt lưng, đùi trong và cơ quan sinh dục. Trẻ dưới 2 tuổi có thể xuất hiện ở toàn thân.
- Ngứa: Cơn ngứa do bệnh ghẻ nước thường có tính chất dữ dội hơn bệnh tổ đỉa, đặc biệt là vào ban đêm do những con ghẻ cái hoạt động mạnh. Gãi nhiều có thể làm ghẻ lây lan sang các vị trí khác và làm ghẻ rơi ra chăn chiếu, giường ghế, lây lan cho người khác.
- Đặc biệt, da người bị ghẻ nước có thể xuất hiện những rãnh ghẻ dài khoảng 2 -4mm do những con ghẻ cái đào hang hoặc đẻ trứng tạo thành.
III. Mức độ nguy hiểm của tổ đỉa và ghẻ nước? Bệnh có lây không?
- Tổ đỉa là một tình trạng viêm da lành tính, hầu như không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người mắc phải. Tuy nhiên, bệnh xu hướng khởi phát đột ngột, dai dẳng, dễ tái phát, gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và hiệu quả công việc.
Nhìn chung, tổ đỉa chỉ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, đi lại, công việc và thẩm mỹ. Ngoại trừ một số trường hợp do điều trị và chăm sóc không đúng cách, bệnh có thể gây nhiễm trùng, biến dạng móng và ảnh hưởng tâm lý.
Tổ đỉa không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác – Theo BS.CKII Trần Thị Thu Huyền
- Khác với tổ đỉa, ghẻ nước là căn bệnh truyền nhiễm. Bệnh không chỉ lan rộng ra các vùng da lành trên cơ thể mà còn có thể lây từ người này sang người khác qua nhiều đường khác nhau. Thậm chí bệnh có thể trở thành dịch nếu không được ngăn chặn và kiểm soát tốt.
Ghẻ nước có thể lây qua:
- Con đường trực tiếp: ôm hôn, nắm tay, quan hệ tình dục, chăm sóc, tắm rửa chung…
- Con đường gián tiếp: Sử dụng chung vật dụng cá nhân, ngủ chung giường, thậm chí uống chung 1 ly nước….
Nhiễm trùng da là hậu quả thường gặp nhất khi bị ghẻ nước. Nguyên nhân là do bệnh nhân cào gãi liên tục để đối phó với các cơn ngứa dữ dội. Nếu bệnh tái phát nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ bị chàm hóa da. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị viêm cầu thận cấp do nhiễm trùng.
” Hiệu quả điều trị của bệnh nhân Viêm da cơ địa (Tổ đỉa) – Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường “
IV. Điều trị tổ đỉa và ghẻ nước
1. Các phương pháp chữa bệnh tổ đỉa
Với những trường hợp cấp tính nhẹ, các triệu chứng bệnh tổ đỉa có thể tự khỏi sau 3 – 4 tuần nếu được chăm sóc tích cực mà không cần điều trị nhiều. Tuy nhiên, để giảm nguy cơ bội nhiễm và phòng ngừa tái phát, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng 3 phương pháp điều trị sau:
Tây y:
- Thuốc bôi ngoài da: cồn BSI, xanh methylen, milian… với các trường hợp cấp tính nhẹ. Thuốc mỡ corticoid (Flucinar, Dermovate, Eumovate…), kết hợp kháng sinh và thuốc bôi chống nấm trong trường hợp có nhiễm khuẩn, nhiễm nấm…
- Thuốc uống: Corticoid, kháng sinh, chống nấm, kháng Histamin H1, vitamin C….
- Liệu pháp ánh sáng
Thuốc nam:
Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như lá lốt, trầu không, củ ráy, lá bàng…. để ngâm rửa, bôi đắp ngoài da để cải thiện triệu chứng.
2. Cách chữa ghẻ nước
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, người bệnh ghẻ nước cũng có 3 phương pháp điều trị. Đó là:
Tây y:
Ghẻ nước chủ yếu được điều trị bằng một số loại thuốc bôi ngoài da để tiêu diệt ký sinh trùng và ngăn ngừa bệnh lan rộng. Trong những tình trạng nặng hơn, người bệnh có thể được chỉ định thêm kháng sinh, thuốc chống dị ứng, chống viêm dùng đường toàn thân.
Các loại thuốc thường được dùng là:
- Thuốc bôi ngoài da: D.E.P, Benzyl Benzoate 33%, Kem Permethrin 5%, Lindane 1% (dùng cho những trường hợp không đáp ứng với các thuốc điều trị thông thường khác), Kem Eurax (giảm ngứa), crotamiton 10%,Thuốc mỡ lưu huỳnh…
- Thuốc uống: Kháng sinh, kháng Histamin H1, Vitamin B1, C…
Thuốc nam:
Với những trường hợp nhẹ, bệnh ghẻ nước có thể được cải thiện bằng cách sử dụng các nguyên liệu tự nhiên tại nhà như:
- Tắm bằng nước muối pha loãng
- Tắm rửa bằng nước lá đào
- Bôi nước lá ba chạc lên vùng da bị bệnh
- Sử dụng nhựa nha đam
Đông y:
Một số bài thuốc Đông y Tuệ Y Đường gợi ý dưới đây có thể giúp bạn đẩy lùi bệnh ghẻ nước tại nhà:
- Bài thuốc 1: Vỏ trắng cây xoan 50g, quả bồ kết 50g, 100ml dầu vừng (dầu lạc). Chế thành cao bôi, sử dụng ngày 2 lần.
- Bài thuốc 2: Rễ, lá, cành cây kiến cò (20g), rễ cây muồng trâu (20g), rượu trắng 45 độ 100ml. Chế thành cao bôi, sử dụng ngày 2 lần.
- Bài thuốc 3: Hạt máu chó (50g), dầu vừng (100ml) hoặc dầu lạc. Bôi lên chỗ ghẻ ngày 1-2 lần/ngày.
V. Chăm sóc và phòng ngừa bệnh tổ đỉa và ghẻ nước
BS.CKII Trần Thị Thu Huyền cho biết dù tổ đỉa và ghẻ nước là 2 bệnh khác nhau nhưng chúng đều là những bệnh da liễu dễ gặp và tái phát do các yếu tố môi trường. Vì vậy, để phòng tránh 2 căn bệnh khó chịu này, người bệnh nên chú ý:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh thân thể sạch sẽ.
- Thường xuyên lau dọn nhà cửa, vệ sinh các đồ vật, chăn mền, ga giường, chiếu…. tạo môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ.
- Tránh xa các yếu tố có thể tác nhân bùng phát bệnh như hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa, dị nguyên… (với bệnh tổ đỉa) và môi trường ô nhiễm (với bệnh ghẻ nước).
- Xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh, hợp lý.
- Khi phát hiện ra có người trong gia đình bị ghẻ cần điều trị sớm, tránh tiếp xúc và dùng chung các đồ dùng của người bị bệnh.
Tuệ Y Đường mong rằng qua bài viết trên đây bạn đọc đã có thể phân biệt được bệnh tổ đỉa và ghẻ nước. Mặc dù có nhiều điểm khác nhau về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, nhưng cả tổ đỉa và ghẻ nước đều rất dễ tái phát. Vì vậy, người bệnh cần giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, tinh thần thoải mái, lạc quan. Mọi thắc mắc hay câu hỏi về da liễu bạn đọc có thể liên hệ với BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp kịp thời nhé!