NGUYÊN NHÂN TRIỆU CHỨNG BỆNH MÀY ĐAY

Bệnh mề đay hay còn gọi là bệnh mày đay là một dạng dị ứng ngoài da, thường xuất hiện khi thay đổi thời tiết do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam, đặc biệt hay gặp ở phụ nữ sau khi sinh. Bệnh gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy việc tìm hiểu về nguyên nhân triệu chứng bệnh mề đay để chủ động phòng ngừa, chữa trị đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Nguyên nhân gây nên bệnh mề đay

Căn nguyên gây bệnh mày đay rất phức tạp bao gồm nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, hay thậm chí không rõ căn nguyên. Trên cùng một bệnh nhân, có thể có một hoặc nhiều căn nguyên gây mày đay cùng kết hợp. Một số căn nguyên thường gây mày đay là:

  • Do cơ thể dị ứng với một số loại thực phẩm, thức ăn. Có nhiều thức ăn nguồn gốc động vật, thực vật có thể gây nổi mày đay. Những thức ăn thường gặp là sữa, trứng, cá biển, tôm cua, sò, ốc, phô mai, đồ hộp, mắm, tương, chao, sô-cô-la, đồ uống lên men (rượu, bia), cà chua, cải xoong, đồ hộp, dưa chuột, khoai tây… Cũng cần nhớ rằng, những thức ăn thông thường, “lành nhất” cũng có thể gây bệnh.
  • Do dị ứng với thời tiết, khi thời tiết thay đổi từ lạnh sang nóng hoặc từ nóng sang lạnh là thời điểm để mày đay bùng phát. Và yếu tố này liên quan tới yếu tố di truyền. Chính vì vậy nếu gia đình bạn có người mắc bệnh mề đay thì đó có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc phải căn bệnh này.
  • Do thuốc: trong nhiều trường hợp thuốc là nguyên nhân chính gây mày đay. Tất cả các loại thuốc và các đường đưa thuốc (uống, tiêm, xông, hít, bôi ngoài da, đặt dưới lưỡi…) vào cơ thể đều có thể gây mày đay.
    • Các thuốc gây mày đay thường gặp nhất là nhóm kháng sinh, trong đó nhóm beta-lactam chiếm tỉ lệ cao nhất, sau đó nhóm cyclin, macrolid, chloramphenicol… Các thuốc chống viêm không steroid (aspirin, decolgen…); các vitamin (B1, B12, PP, C…) các loại vacxin, huyết thanh, thuốc chống sốt rét; thuốc ức chế men chuyển… đều có thể gây mày đay.
    • Thậm chí, các thuốc chống dị ứng như glucocorticoid, prednisolone, dexamethasone,… các kháng histamine tổng hợp clarity, theralen, … cũng có thể gây ra mày đay.
    • Mày đay do thuốc thường xảy ra ngay sau khi dùng thuốc hoặc sau dùng thuốc vài ngày, có thể đơn thuần hay kèm với sốt, đau khớp, nổi hạch…
    • Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp  Đông y Tuệ Y Đường  hoặc  BS.CKII Trần Thị Thu Huyền BS.Đoàn Dung  để được giải đáp nhé.

Mày đay do sử dụng một số loại thuốc

  •  Do nọc độc:  Mày đay có thể xuất hiện do tăng mẫn cảm với các vết đốt của một số côn trùng như muỗi, bọ chét, ong, kiến, sâu bọ…
  •  Do tác nhân đường hô hấp: Mày đay có thể xuất hiện khi người bệnh hít phải các chất gây dị ứng từ rơm rạ, phấn hoa, bụi nhà, lông vũ, khói thuốc, men mốc…
  • Mày đay có thể gây nên do nhiễm virus như viêm gan siêu vi B, C; nhiễm vi khuẩn ở tai, mũi, họng; bộ phận tiêu hoá, răng miệng, niệu sinh dục, nhiễm ký sinh trùng đường ruột hay nhiễm nấm Candida ở da, nội tạng.
  • Do các loại ký sinh trùng trong cơ thể: Nhiễm giun kim, giun đũa, giun lươn, giun chỉ, sán… gây xuất hiện mề đay và thường tái phát nhiều lần.
  •  Do bệnh nhân mắc phả một số căn bệnh ác tính: bệnh mề đay có thể hình thành do một số căn bệnh ác tính như ung thư, cường giáp trạng, Luput ban đỏ…
  •  Do sự tác động của yếu tố tâm lý: Căng thẳng, lo âu, stress, xúc động, gắng sức, áp lực cũng là nguyên nhân làm xuất hiện bệnh mề đay.
  • Mày đay có thể xuất hiện do tiếp xúc với các loại chất hóa học như mỹ phẩm son, phấn, nước hoa, thuốc nhuộm tóc, thuốc sơn móng tay, móng chân, xà phòng… Các chất tạo màu thực phẩm và các chất bảo quản thực phẩm cũng có thể gây bệnh.

Triệu chứng biểu hiện của bệnh mề đay

Tùy vào các giai đoạn, dạng bệnh khác nhau mà các triệu chứng bệnh nổi mề đay sẽ có  những biểu hiện khác nhau. 

  • Dạng mề đay thường

Dạng này rất phổ biến, có tới 62% số người bị mề đay mắc phải. Biểu hiện các dát hoặc sẩn phù có màu hồng, màu đỏ xuất hiện đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Kích thước vài milimet đến vài centimet, hình thái đa dạng từ hình tròn, hình nhẫn, hình bản đồ hay ngoằn ngoèo, đứng rải rác khắp người hoặc tập trung thành đám, thành mảng rộng và rất ngứa. Sau vài phút hoặc vài giờ, sẩn phù có thể biến mất không để lại dấu vết, tuy nhiên bệnh rất hay tái phát.

  • Dạng mề đay phù mạch (phù Quincke)

Triệu chứng bệnh nổi mề đay phù mạch

Là hiện tượng phù cục bộ, đột ngột ở da, dưới da và hoặc niêm mạc, đặc biệt là những vùng tổ chức lỏng lẻo như môi, mi mắt, cổ, niêm mạc miệng, họng, thanh quản, ruột, sinh dục… làm sưng to cả một vùng cơ thể như mặt phù to, môi sưng vều, hai mí mắt híp lại, bàn tay căng tròn… Màu sắc phù Quincke có thể hơi hồng hoặc hơi tái, nhưng cũng có thể bình thường như những vùng da khác. Cảm giác căng da, đau nhức và có thể ngứa.

Phù Quincke thường đi kèm với các thương tổn mày đay, nhưng nhiều trường hợp chỉ có phù Quincke đơn thuần. Phù Quincke thanh quản là nguy hiểm nhất có thể gây suy hô hấp cấp, phải xử trí cấp cứu.

Trường hợp phù mạch thường nguy hiểm đốt với những trường hợp phát bệnh ở niêm mạc họng sẽ gây suy  hô hấp cần phải cấp cứu kịp thời, tránh tình trạng ngừng thở do tắc họng.

  • Dạng da vẽ nổi

Dạng này thường ít gặp, chủ yếu phát bệnh ở dạng mãn tính. Bởi bất kì vật nhọn nào hay bất kì ma sát nào lên da thì sau 1 phút da sẽ nổi lên các vệt sưng màu hồng ngay trên vùng da tiếp xúc. Dạng da nổi vẽ thường kèm theo triệu chứng ngứa bứt dứt, ít gặp các phản ứng phụ khác.

Bệnh mề đay có thể đi kèm với một số triệu chứng như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch cần phải được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

        Với những chia sẻ về  bệnh mề đay trên đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để nhanh chóng nhận biết và phòng tránh bệnh, đồng thời cung cấp những thông tin chính xác khi đến với bác sỹ chuyên khoa để được điều trị kịp thời. 

Phòng Khám đông y Tuệ Y Đường – Chúc quý bệnh nhân mau lành bệnh !

 

 

 

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *