“Ngộ độc củ ấu tẩu” đang là một chủ đề rất được quan tâm hiện nay. Gần đây các trang báo lớn đã đưa tin về một trường hợp ngộ độc củ ấu tẩu, sau 30 phút ăn cháo ấu tẩu, người phụ nữ 40 tuổi bị tê miệng lưỡi, tê chân tay, buồn nôn và nôn, khó thở. Đây là một loại củ rât nguy hiểm nếu như không biết cách chế biến sử dụng. Hãy cùng Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường lắng nghe ThsBsCkII. Trần Thị Thu Huyền chia sẻ về loại củ này nhé.
1. Sơ lược về loại củ này.
Củ ấu tẩu còn gọi là củ ấu tàu, được xếp vào danh mục thuốc độc bảng A, nhưng cũng là một vị thuốc quý đứng thứ 4 trong “tứ đại danh dược” (sâm, nhung, quế, phụ) sau khi bào chế cẩn thận. ThsBsCkII. Trần Thị Thu Huyền – Trưởng khoa khám bệnh Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường cho biết củ ấu tẩu thường được dùng ngâm rượu để xoa bóp khi bị đau do viêm khớp, viêm dây thần kinh…
Củ ấu tẩu thường có ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, bề ngoài giống củ ấu miền xuôi nhưng là hai loại hoàn toàn khác biệt. Củ ấu tẩu mọc trên đá, rất cứng và độc. Ăn trực tiếp củ ấu tẩu có thể bị ngộ độc, nặng thì tử vong, do đó khâu chế biến cần phải do những người có kinh nghiệm thực hiện.
2. Mô tả dược liệu
– Tên gọi, danh pháp
- Tên Tiếng Việt: Củ ấu tàu
- Tên khác: Ô đầu; Phụ tử; Thảo ô; Xuyên ô
- Tên khoa học: Aconitum fortunei Hemsl. hay Cyperus esculentus
- Củ gấu tàu là bộ phận rễ của cây Ô đầu có tên khoa học Aconitum fortunei Hemsl, thuộc họ Hoàng liên (Ranunculaceae).
- Củ gấu tàu có hai loại:
- Ô đầu (Radix Aconiti): Rễ củ chính đã phơi hoặc sấy khô.
- Phụ tử (Radix Aconiti lateralis): Rễ củ nhánh đã phơi hoặc sấy khô.
Mọi thắc mắc về bệnh Da liễu – Phụ khoa – Cơ xương khớp xin vui lòng liên hệ số hotline 0789.502.555 để được hỗ trợ giải đáp.
>>> Có thể xem thêm bài viết “Kết quả điều trị Bệnh nhân Viêm da cơ địa dị ứng đã từng sử dụng Corticoid”
– Đặc điểm tự nhiên
- Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,6 – 1 m. Thân đứng, hình trụ nhẵn. Lá của cây con hình tim tròn, mép có răng cưa to. Lá già xẻ 3 thùy không đều, mép khía răng nhọn. Hoa to màu xanh lam, mọc thành chùm ở ngọn thân. Quả có 5 đại mỏng. Hạt có vảy.
- Rễ củ hình củ ấu hay hình con quay, dài 3 cm đến 5 cm, đường kính 1 cm đến 2,5 cm, phía trên củ có vết tích của gốc thân. Mặt ngoài màu nâu hay nâu đen, có nhiều nếp nhăn dọc và vết tích của rễ con đã cắt. Chất cứng chắc, rắn và dai, khó bẻ, vết cắt màu nâu xám nhạt. Vị nhạt, sau hơi chát và hơi tê lưỡi.
3. Phân bố, thu hái, chế biến
- Thế giới: Chi Aconitum L có khoảng 110 loài, phân bố rải rác khắp vùng ôn đới ấm Bắc bán cầu. Ở Ấn Độ có 25 loài, Trung Quốc hơn 20 loài, ở Việt Nam chỉ có một loài Ô đầu là cây trồng nhập nội.
- Việt Nam: Cây mọc hoang ở các vùng núi cao biên giới nước ta: Lào Cai (Sapa), Hà Giang, Khu Tây Bắc (Nghĩa Lộ). Thường thấy tại các savan cỏ.
- Thu hái: Từ tháng 6 đến tháng 8 trước khi hoa nở là lúc củ có kích thước to nhất, đào lấy rễ củ, bỏ rễ con, rễ tua, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
- Chế biến: Tùy theo cách chế mà có các vị khác nhau.
- Diêm phụ tử (còn gọi là Sinh phụ tử): Rễ củ con loại to, rửa sạch bỏ vào vại, thêm magnesi clorid, muối ăn và nước (cứ 100 kg Phụ tử dùng 40 kg magnesi clorid, 30 kg muối ăn, 60 L nước), ngâm 10 ngày, lấy ra phơi khô rồi lại cho vào vại. Cứ thế, ngày phơi, tối ngâm (nước ngâm phải sâm sấp trên củ) cho đến khi muối thấm tới phần giữa củ và củ trở nên cứng chắc, mặt ngoài củ thấy muối kết tinh trắng là được. Trong quá trình ngâm thỉnh thoảng thêm magnesi clorid, muối ăn, nước để đảm bảo nồng độ ban đầu. Trước khi dùng thái lát mỏng 5 mm, rửa nước đến hết vị cay tê, đem phơi hoặc sấy khô. Dược liệu chưa thái lát có hình nón, dài 3,5 cm đến 5 cm, đường kính 1,5 cm đến 2,5 cm. Bên ngoài màu xám đen được phủ một lớp bột muối nhỏ, đỉnh có vết sẹo lõm, bao quanh là các rễ con ngắn hoặc các vết sẹo của rễ con. Chất chắc. Mặt cắt ngang có màu nâu xám, viền ngoài có các đường nứt chứa đầy bột muối nhỏ và vòng phát sinh libe-gỗ nhiều cạnh, trong vòng phát sinh libe-gỗ có các bó mạch gỗ tập hợp thành đám không đều. Mùi nhẹ, vị mặn, cay, tê.
- Đạm phụ phiến: Lấy Diêm phụ tử, ngâm nước, mỗi ngày thay nước 2 – 3 lần để tẩy hết muối, nấu kỹ cùng với Cam thảo, Đậu đen và nước cho đến khi không còn lõi trắng và bổ ra nếm không thấy tê cay thì thôi. Lấy dược liệu ra, loại bỏ Cam thảo, Đậu đen, thái lát, phơi khô (100 kg Diêm phụ tử dùng 5 kg Cam thảo, 10 kg Đậu đen).
- Hắc phụ tử: Rễ củ con loại trung bình, rửa sạch, cho vào vại, thêm magnesi clorid, nước ngâm vài ngày (100 kg Phụ tử dùng 40 kg magnesi clorid, 20 L nước). Sau đó luộc chín không còn lõi trắng, lấy ra rửa sạch, để cả vò, thái lát mỏng theo chiều dọc, dày khoảng 5 mm. Lại ngâm với magnesi clorid và rửa bằng nước một lần nữa. Cuối cùng thêm đường đỏ và dầu hạt cải để tẩm đến khi lát mỏng có màu nước chè đặc. Sau đó rửa bằng nước đến hết vị cay, phơi hoặc sấy khô. Dược liệu là các lát cắt dọc rộng ở phía trên, hẹp dần về phía dưới, dài 1,7 cm đến 5 cm, rộng 0,9 cm đến 3 cm, dày 0,2 cm đến 0,5 cm. Vỏ ngoài màu nâu đen, mặt cắt màu vàng sẫm, có dầu và bóng láng, trong mờ và có các bó mạch chiều dọc. Chất cứng và dễ gãy. Mặt gãy như sừng, mùi nhẹ, vị nhạt.
- Bạch phụ tử: Rễ củ con loại nhỏ, rửa sạch cho vào vại, ngâm trong nước magnesi clorid (pha như trên) vài ngày. Sau đó đun tới chín đến giữa củ, lẩy ra bóc vỏ bỏ. Thái lát mỏng theo chiều dọc, dày khoảng 3 mm, rửa hết vị cay tê. hấp chín, phơi khô, xông hơi diêm sinh, rồi phơi đến khô. Dược liệu là các lát dày khoảng 3 mm, không có vỏ ngoài, màu trắng vàng, trong mờ.
- Phụ phiến sao: Lấy cát rang nóng, cho Hắc phụ tử và Bạch phụ tử vào sao cho đến khi phồng lên và hơi biến màu. Lấy ra sàng bỏ cát, để nguội.
- Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh sâu mọt.
Mọi thắc mắc về bệnh Da liễu – Phụ khoa – Cơ xương khớp xin vui lòng liên hệ số hotline 0789.502.555 để được hỗ trợ giải đáp.
>>>> Có thể xem thêm bài viết “4 thể đau đầu do tình chí, nội thương và cách châm cứu?”
4. Thành phần hóa học của củ ấu tẩu
- Alcaloid toàn phần ở củ mẹ: 0,36-0,80%, củ con: 0,78-1,17%. Cây trồng ở Hà Giang, có alcaloid toàn phần ở củ con là 0,36%. Trong đó Ô đầu Việt Nam có aconitin, hypaconitin và còn ít nhất là 8 vết hiện màu với thuốc thử dragendorff trên sắc ký lơp mỏng nhưng chưa phân lập đươc đẻ xác định cấu trúc hóa học.
- Aconitin dễ bị thủy phân thành acid acetic và benzoylaconitin. Độ độc của benzoylaconitin chỉ bằng 1/400 – 1/500 aconitin. Thủy phân tiếp benzoylaconitin sẽ giải phóng ra một phân tử acid benzoic và chuyển thành aconin. Độ độc của aconin giảm đi chỉ còn khoảng 1/10 benzoylaconitin.
- Aconitin là chất độc nhất và có tác dụng sinh học mạnh nhất, hàm lượng dao động khoảng 13 – 90% alcaloid toàn phần. Bị thủy phân, dễ dàng biến đổi aconitin thành những chất ít độc hơn khiến người ta phải quan tâm đến việc chế biến và thời gian bảo quản cũng như định lượng riêng aconitin trong chế phẩm. Ngoài alcaloid trong Ô đầu và Phụ tử còn có acid hữu cơ (acid aconitic, citric, malic…), tinh bột, chất đường, muối vô cơ.
Mọi thắc mắc về bệnh Da liễu – Phụ khoa – Cơ xương khớp xin vui lòng liên hệ số hotline 0789.502.555 để được hỗ trợ giải đáp.
5. Theo Y học cổ truyền
- Theo y học cổ truyền
- Theo Đông y, Ô đầu có tính tán, vị khổ, nhiệt, rất độc và quy vào 12 kinh, chủ yếu các kinh tâm can, thận tỳ.
- Tác dụng: Khu phong, trừ thấp tý, ôn kinh chỉ thống.
- Chủ trị: Dùng trị đau khớp, tê mỏi cơ.
- Phụ tử có tính tân, cam, đại nhiệt, có độc, quy vào các kinh tâm, thận, tỳ.
- Tác dụng: Hồi dương cứu nghịch, bổ hỏa trợ dương, tán hàn, chỉ thống.
- Chủ trị: Chứng vong dương, thoát dương; chân tay lạnh, đau nhức xương khớp, lưng gối đau lạnh, chân tay phù nề.
- ThsBsCkII. Trần Thị Thu Huyền khuyến cáo không tự chế biến củ ấu tẩu làm thức ăn nếu không biết cách loại bỏ độc tố. Không được uống rượu ngâm củ ấu tẩu để tránh ngộ độc. Rượu ngâm củ ấu tẩu dùng để xoa bóp phải dán nhãn hướng dẫn cách dùng, cất giữ nơi an toàn, xa tầm tay trẻ em, để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
- Dấu hiệu ngộ độc củ ấu tẩu như cảm thấy tê miệng và lưỡi, tê cóng đầu chi, chảy nước dãi, rối loạn tiêu hóa, khó thở, co giật… Nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí, tuyệt đối không ở nhà để tự theo dõi hoặc tự điều trị theo các biện pháp dân gian.
Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích xung quanh vấn đề ngộ độc củ ấu tẩu. Mọi thắc mắc về bệnh Da liễu – Phụ khoa – Cơ xương khớp xin vui lòng liên hệ số hotline 0789.502.555 để được hỗ trợ giải đáp. Hoặc liên hệ qua:
- Facebook: Tuệ Y Đường
- Bs Trần Thị Thu Huyền
- Bác sĩ Đoàn Dung
- Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
- Hotline: 0789.502.555