NGÂN KIỀU TÁN – BÀI THUỐC HAY TRỊ CẢM MẠO PHONG NHIỆT

Ngân kiều tán – bài thuốc hay trị cảm mạo phong nhiệt. Cảm mạo là bệnh ngoại cảm do cơ thể cảm phải phong tà hoặc thời hành dịch độc làm cho phế vệ bất hòa gây nên biểu hiện lâm sàng chủ yếu là tắc mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, sốt, đau nhức toàn thân.

Điều trị cảm mạo tùy theo thể bệnh, với cảm mạo phong nhiệt thì pháp điều trị sẽ là tân lương giải biểu.

Vậy thành phần, công năng chủ trị của ngân kiều tán là gì, hãy cùng Đông y Tuệ Y ĐườngThs. BS CKII Trần Thị Thu Huyền tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Cảm mạo - Bệnh ngoại cảm do ngoại cảm phong tà gây nên
Cảm mạo – Bệnh ngoại cảm do ngoại cảm phong tà gây nên

I. Đại cương

–  Cảm mạo chủ yếu do cảm thụ phong tà dịch độc, nhân tố thuận lợi phát bệnh liên quan đến biến đổi khí hậu, nóng lạnh thất thường, chính khí hư nhược,… gây nên

+ Ngoại cảm phong tà dịch độc:

  • Tà khí hoặc dịch độc xâm nhập cơ thể qua đường da lông hay mũi miệng làm cho phế vệ bất hòa gây nên bệnh. Phong tà là một nhân tố của lục dâm, nhưng ở các mùa khác nhau thì phong luôn theo thời khí mà xâm nhập
  • Mùa Đông thường bị phong hàn, mùa Xuân hay bị phong nhiệt, mùa Hạ thường kèm theo thử thấp, mùa thu thường kèm theo táo khí, mỗi mùa mưa xuống kèm theo thấp tà.
  • Nếu khí hậu 4 mùa thất thường, thời chưa đến mà tiết khí đã đến: Mùa Xuân nên có khí hậu ôn ấm thì lại hàn, mùa Hạ khí hậu nên nóng thì lại lạnh, mùa Thu khí hậu nên mát mẻ thì lại nóng bức, mùa Đông khí hậu nên lạnh thì lại ấm làm cho phong, hàn, thử thấp xâm nhập gây cảm mạo

+ Chính khí hư nhược, chức năng phế vệ thất thường:

  • Sinh hoạt bất cẩn, nóng lạnh không điều hòa hoặc quá mệt mỏi đều làm cho cơ phu tấu lý không chặt chẽ, điều tiết chức năng phế vệ thất thường, vệ ngoại bất cố nên khi ngoại tà xâm nhập dễ gây nên bệnh
  • Các nhân tố như tuổi cao sức yếu, sau khi mắc bệnh nặng,.. đều làm cho chính khí hư nhược, cơ phu tấu lý lỏng lẻo, vệ biểu bất cố nên ngoại tà càng dễ xâm nhập gây nên chứng thể hư cảm mạo
  • Tính chất của cảm tà có quan hệ đến đặc điểm thể chất con người: Người có tạng dương hư dễ mắc phong hàn, âm hư dễ mắc phong nhiệt, đàm thấp thiên thịnh dễ mắc phải ngoại thấp, thấp nhiệt thiên thịnh dễ mắc thử thấp

+ Tóm lại, vị trí bệnh cảm mạo ở phế, trong đó chủ yếu ở vệ biểu. Tính chất của phong là nhẹ và lan truyền nên người bị thương phong xâm nhập trước tiên là ở phía trên

+ Do cảm thụ thời khí 4 mùa không giống nhau, kết hợp với thể chất vốn có của cơ thể khác nhau nên biểu hiện lâm sàng của các chứng bệnh cũng khác nhau

–  Lâm sàng: 

+ Giai đoạn đầu của bệnh thấy biểu hiện triệu chứng của tỵ khiếu và vệ biểu. Cảm giác khó chịu ở mũi, họng, tắc mũi, chảy nước mũi trong, hắt hơi, đau đầu, sợ gió,…

+ Sau đó thấy sốt, sợ lạnh, ho, khạc đờm, tê nhức chân và tay

+ Có thể có trường hợp ảnh hưởng đến tỳ vị gây chứng đầy bụng, buồn nôn, nôn, ăn kém, đại tiện phân lỏng nát

+ Mang tính chất truyền nhiễm

–  Thời gian mắc bệnh: Thời gian mắc bệnh tương đối ngắn, trong vòng 03 – 07 ngày có thể điều trị khỏi, thể cảm mạo thông thường nói chung không có tính truyền biến

–  Mùa mắc bệnh: 04 mùa đều có thể mắc nhưng hay gặp mùa Đông Xuân

????? Bạn đọc có bất kỳ vấn đề thắc mắc về bệnh lý cơ xương khớp cũng như các bệnh lý khác vui lòng liên hệ hotline: 0789.501.555 để được tư vấn trực tiếp nhé

II. Cảm mạo phong nhiệt

1.  Lâm sàng

  • Sốt, hơi sợ gió lạnh, ra mồ hôi ít, đau đầu, tắc mũi, nước mũi đục, khô miệng, sưng đỏ đau họng, ho, khạc đờm đặc dính và màu vàng, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác
  • Nếu chứng phong nhiệt nặng hoặc cảm phải dịch độc thì sốt cao, sợ lạnh hoặc rét run, đau đầu, mũi và họng khô, khát nước, bứt rứt, chất lưỡi hồng, rêu vàng
  • Nếu phong nhiệt hiệp thấp thì đầu căng tức, mệt mỏi, tức ngực, buồn nôn, nước tiểu thẫm màu, rêu lưỡi vàng nhớp
  • Nếu tiết Thu hiệp táo tà thì khô mũi miệng, khát nước, ho khan không có đờm hoặc có đờm rất ít và khó khạc, chất lưỡi hồng, ít tân
Chứng bệnh biểu hiện lâm sàng: sốt, đau đầu,.....
Chứng bệnh biểu hiện lâm sàng: sốt, đau đầu, tắc mũi,…..

2. Phân tích

  • Phong nhiệt phạm biểu làm nhiệt uất ở cơ phu tấu lý, vệ biểu bất hòa gây sốt, hơi sợ gió lạnh.
  •  Phong nhiệt nhiễu loạn lên trên gây đau căng đầu, hun đốt gây sưng đau đỏ họng, miệng khô, khát nước, chảy nước mũi đục.
  • Rêu lưỡi trắng hơi vàng, mạch phù sác là chứng của phong nhiệt xâm phạm phế vệ

Có thể bạn quan tâm: Chứng hậu covid dưới góc nhìn đông y

3. Pháp điều trị 

Tân lương giải biểu, thanh phế thấu tà

III. Bài thuốc: Ngân kiều tán 

1.  Thành phần bài ngân kiều tán

Kim ngân hoa 15g               Đạm đậu xị 12g

Sinh cam thảo 10g               Cát cánh 10g

Kinh giới tuệ 10g                 Bạc hà 12g

Lô căn 12g                           Ngưu bàng tử 12g

Liên kiều 12g                       Trúc diệp 12g

 2. Bào chế các dược liệu trong ngân kiều tán

Dưới đây là một số cách bào chế các dược liệu đơn giản có thể tham khảo: 

  • Kim ngân hoa: Lựa chọn nụ hoa của cây. Chú ý khi lấy nụ chỉ nên lấy phần nụ chưa nở hoa, tỷ lệ hoa lẫn vào không được vượt quá 5% thì mới đạt. Sau khi thu hái xong thì nụ hoa sẽ được đem đi sao vàng.
  • Liên kiều: Thu hái những hạt liên kiều đều màu, vỏ mịn. Sau đó tiến hành bóc tách hạt, chỉ lấy 2 mảnh vỏ. Phần vỏ thu hoạch được sẽ đem đi sao vàng.
  • Bạc hà: cần thu hái khi cây bắt đầu ra hoa. Khi thu hái xong cần mang đi phơi khô ở nhiệt độ 50-60°C. Tiếp đó dùng máy cắt phần bạc hà đã phơi khô thành các đoạn nhỏ 3 đến 5cm rồi mang đi sao vàng.
  • Cát cánh: Thu hoạch rễ của cây cát cánh, đem đi thái mỏng và sao vàng.
  • Đạm trúc diệp: Thu hoạch phần thân (gồm cả lá và rễ của cây), sau đó đem đi phơi khô và sao qua.
  • Kinh giới tuệ: Thu ngọn có hoá của cây kinh giới. Sau khi thu hát xong thì tiến hành phơi khô kinh giới tuệ và cắt nhỏ, tiến hành sao vi.
  • Đạm đậu xị: hấp chín hạt đậu rồi ủ cho đến khi lên men thì mang đi phơi khô.
  • Lô căn: Rửa sạch phần thân rễ nhiều lần với nước để loại bỏ lớp đất cát. Cắt bỏ những phần đốt có râu tua hoặc vỏ màu vàng đỏ. Tiếp theo, thái thành từng đoạn nhỏ rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô
  • Ngưu bàng tử: Là hạt của cây ngưu bàng. Sau khi thu hất thì mang đi làm sạch và sao vàng, sau đó để nguội.
  • Cam thảo bắc: Cam thảo thu hoạch phần thân rễ vào mùa đông khi cây đã trụi lá, sau đó tiến hành thái phiến vi sao.

Cần chú ý sơ chế dược liệu kỹ trước khi tiến hành nấu.

Bác sĩ Thu Huyền cùng Bác sĩ Đoàn Dung bốc thuốc và kiểm tra thuốc cho bệnh nhân
Bác sĩ Thu Huyền cùng Bác sĩ Đoàn Dung bốc thuốc và kiểm tra thuốc cho bệnh nhân

3. Công năng, chủ trị của bài Ngân kiều tán

Bài thuốc Ngân kiều tán có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tân lương giải biểu

4.  Phân tích bài thuốc Ngân Kiều tán

Trong bài Ngân kiều tán thì: 

  •  Kim ngân hoa, liên kiều có tác dụng tân lương thấu biểu, thanh nhiệt giải độc
  • Bạc hà, kinh giới, đạm đậu xị có tác dụng sơ phong giải biểu, đưa nhiệt ra ngoài
  • Cát cánh, ngưu bàng tử, cam thảo có tác dụng tuyên phế, khứ đàm
  • Trúc diệp, lô căn tính vị ngọt mát để tiêu nhiệt, sinh tân chỉ khát

5. Gia giảm bài Ngân kiều tán

  • Nếu đau đầu nhiều thì gia tang diệp, cúc hoa để tăng cường thanh lợi vùng đầu mặt
  • Nếu ho, khạc đờm nhiều thì gia hạnh nhân, bối mẫu, qua lâu bì để tăng cường chỉ khái hóa đàm
  • Nếu sưng đỏ đau họng nhiều thì gia bản lam căn, mã bột, huyền sâm để thanh nhiệt giải biểu lợi yết
  • Nếu phong nhiệt mức độ nặng hoặc ngoại cảm dịch độc thì gia cát căn để giải cơ, hoàng cầm và thạch cao để thanh nhiệt, tri mẫu và thiên hoa phấn để sinh tân chỉ khát
  • Nếu phong nhiệt hiệp thấp thì gia hoắc hương, bội lan để tăng cường hóa thấp
  • Nếu phát bệnh vào mùa nắng nóng, căn cứ vào đặc điểm lúc đó để gia các vị thuốc có tác dụng thanh hóa thủy thấp như sinh bạc hà, hà ngạnh, sinh hoắc hương, tây qua bì, hoạt thạch,… 
  • Nếu tiết Thu táo hiệp thấp thì gia hạnh nhân, lê bì, qua lâu bì hoặc dùng bài Tang hạnh thang để sơ phong thanh táo, dưỡng âm túc phế
  • Hình ảnh bốc thuốc tại Tuệ Y ĐườngHình ảnh minh họa bốc ngân kiều tán tại Tuệ Y Đường

6. Lưu ý khi dùng bài Ngân kiều tán

Khi sử dụng bài Ngân kiều tán, có một số điểm sau mà người bệnh cần chú ý:

  • Với người bệnh nặng thì cách 2 giờ uống 1 lần (Cụ thể: Ngày uống 3 lần, đêm uống 1 lần). Với người bệnh nhẹ thì cách 3 giờ uống 1 lần (Cụ thể: Ngày uống 2 lần, đêm uống 1 lần).
  • Khi dùng bài ngân kiều tán cần tuân thủ liều lượng như trong đơn thầy thuốc đã kê, không tự ý tăng hoặc giảm liều.
  • Khi sắc ngân kiều tán nên dùng nồi đất. Không nên dùng nồi kim loại bởi kim loại dễ xảy ra một số phản ứng tương tác hóa học có thể sinh ra chất độc hại cho sức khỏe.
  • Người bệnh chú ý không tự mình kết hợp sử dụng uống Ngân kiều tán với thuốc Tây hoặc bài thuốc nào khác. Cần gặp bác sĩ trước khi có ý định sử dụng để tránh các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Bát vị địa hoàng hoàn

7. Ứng dụng lâm sàng của bài thuốc Ngân kiều tán

  • Mặc dù kết hợp nhiều vị thuốc tính nhẹ nhưng bài thuốc Ngân kiều tán có khả năng phát tán tốt, nhờ đó đem tới hiệu quả thanh giải, giải độc cao.
  • Bài ngân kiều tán hay được sử dụng trong các trường hợp như viêm amidan, viêm phế quản, ho gà, cảm cúm hoặc các bệnh viêm đường hô hấp trên…
  • Virus SARS-CoV-2 cũng gây ra các triệu chứng cảm, viêm phế quản. Chính vì vậy bài Ngân kiều tán đã được Bộ y tế vận dùng vào để điều trị COVID-19 giai đoạn khởi phát.

Ngân kiều tán là một trong những bài thuốc quý từ y học cổ truyền còn được dùng phổ biến đến ngày nay. Bài ngân kiều tánlà sự kết hợp của các vị thuốc nhẹ nhưng lại mang đến hiệu quả rất cao.

Tham khảo:

>> Bài này lấy Ngân hoa, Liên kiều mà gọi tên và liều dùng cũng nhiều hơn, cho thấy bài này cũng chú trọng vào thanh nhiệt giải độc nhưng trong bài dùng chung với thuốc giải biểu, như vậy là bài thuốc vừa sơ tà vừa thanh nhiệt.

+ Ngô Cúc Thông gọi nó là: “Bài thuốc tân lương bình thường”. Có thể dùng rộng rãi với các chứng ôn bệnh khi mới phát, ngoại cảm nhiệt biểu chứng và bệnh ở yết hầu. Sởi mới mọc mà phát sốt cũng có thể dùng nó gia giảm cho thích hợp.

+ Nếu bệnh thế hơi nặng vì Phế khí không được tuyên thông, thấy có những chứng thở gấp, cánh mũi phập phồng thì có thể hợp với bài ‘Ma hạnh cam thạch thang’ làm một bài thanh giải Phụ nhiệt, cũng có kết quả tốt.

+ Khi dùng, nếu ghé thấp tả mà thấy chứng vùng ngực và vị quản tức đầy thì thêm Hoắc hương, Uất kim là thuốc phương hương để hoá trọc.

+ Tân dịch bị thương mà khát, thêm Thiên hoa phấn để sinh tân; phong nhiệt ủng tắc ở thượng tiêu, gây sưng, họng đau, thêm Mã bột, Huyền sâm.

Thuốc uống điều trị cảm lạnh
Thuốc uống điều trị cảm lạnh

>>  Bài này so sánh với bài ‘Tang cúc ẩm’ :

+ Việc dùng thuốc đều dùng những vị Liên kiều, Bạc hà, Cát cánh, Cam thảo, nhưng bài này tăng thêm Ngân hoa, Trúc diệp, Kinh giới, Đậu xị, Ngưu bàng tử để sơ phong giải biểu, thanh nhiệt giải độc mà ‘Tang cúc ẩm’ thì chỉ dùng những vị Tang diệp, Cúc hoa, Hạnh nhân để sơ tán phong nhiệt, lợi Phế chỉ khái.

+ Theo đó có thể biết về phương diện sơ phong giải biểu và thanh nhiệt giải độc thì ‘Tang cúc ẩm’ so với nó là nhẹ hơn, nhưng mạnh hơn về mặt lợi Phế chỉ khái.

+ Ngô Cúc Thông nói: ‘Chứng thái âm phong ôn, chỉ có họ, mình không nóng lắm, hơi khát nước thì dùng thuốc tân lương nhẹ, lấy bài ‘Tang các ẩm’ làm chủ’. Tiếp đó lại giải thích rằng: “Vì sợ bệnh nhẹ mà thuốc nặng (chỉ vào ‘Ngân kiều tán”), cho nên mới lập ra bài thuốc nhẹ hơn” (Thượng Hải phương tễ học).

+ “Ngân kiều tán” và “Tang cúc ẩm”, đều là thuốc thường dùng trị phong nhiệt biểu chứng.

+Ngân kiều tán’ tác dụng thanh nhiệt giải độc, phát tán phong nhiệt, dùng Liên kiều, Ngân hoa vào Phế kinh thanh nhiệt giải độc, tẩy trừ uế khí.

+ Do bệnh tại Phế là chính, do đó dùng Ngân hoa, Liên kiểu làm quân. Tang cúc ẩm’ không có Đậu xỉ, Kinh giới, Ngưu bàng tử, tác dụng giải biểu yếu hơn ’Ngân kiều tán”

Nếu bạn đọc có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua các trang thông tin chính thống sau để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs CKII Trần Thị Thu Huyền

?‍ Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.501.555 – 0789.502.555 – 0789.503.555

Được tham vấn chuyên môn bởi Ths.BS CKII Trần Thị Thu Huyền

Người viết: BS. Thúy Hạnh

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *