NGA TRUẬT – VỊ THUỐC HÀNH KHÍ, PHÁ HUYẾT

Nga truật là củ của cây nghệ đen, có công dụng tả, hành khí, phá huyết, tiêu tích, thường được dùng để chữa các bệnh như u cục, bế kinh, gan lách to, tăng sinh tuyến tiền liệt. Dưới đây là những ghi chép cổ về vị thuốc trên. Kính mời quý bạn đọc cùng Phòng khám Tuệ Y Đường cùng tìm hiểu về vị thuốc này nhé!

Hình ảnh vị thuốc Nga truật
Hình ảnh vị thuốc Nga truật

1. Tính vị – Quy kinh

  • Vị cay đắng. Tính ôn.
  • Quy kinh Phế, Tỳ, Can.

2. Công năng

  • Hành khí
  • Phá huyết trong khí
  • Tiêu ứ thông kinh
  • Khai vị hóa thực
  • Giải độc chỉ thống

3. Chủ trị

  • Trị các chứng đau vùng ngực bụng, khí lạnh gây nôn ra nước chua, chứng bôn đồn kiên tích.
  • Trị chứng tích vùng bụng dưới. Bệnh tích hòn trong bụng thấy nhiều ở nam giới, chứng trưng hà thấy nhiều ở nữ giới.
  • Nga truật mùi thơm mãnh liệt, cùng dùng với Tam lăng để hành khí thông khiếu, trị các chứng khí tích tụ rất tốt. 

Uông Ngang bình rằng có 5 chứng tích (ngũ tích):

  1. Tâm tích gọi là Phục Lương, bắt đầu từ phía trên rốn tới phía dưới tâm
  2. Can tích gọi là Phì Khí, ở bên sườn trái
  3. Phế tích gọi là Tức Bôn, ở bên sườn phải
  4. Tỳ tích gọi là Bĩ Khí, ở phía bên phải vị quản
  5. Thận tích gọi là Bôn Đồn, ở trên bụng dưới tới phía dưới tâm
Hình ảnh vị thuốc Nga truật
Hình ảnh vị thuốc Nga truật

Khi điều trị thì không nên chỉ chuyên dùng thuốc tả hạ, sợ rằng sẽ tổn hao chân khí vậy nên trong thuốc phá huyết hành khí có gia thêm thuốc bổ Tỳ vị.

  • Khí vượng thì mới có thể làm bào mòn tích tụ, chính khí vượng thì tà tự tiêu vậy. Kinh viết: Đại tích đại tụ, kỳ khả phạm dã, ai kỳ đại bán nhi chỉ, quá giả tử.
  • Ngũ tích phương của Lý Đông Viên, dùng Tam lăng, Nga truật đều kèm Nhân sâm để trợ giúp công tích.

Theo như các thuốc trị tích:

+ Thần khúc, Mạch nha tiêu hoá đồ ăn thức uống

+ Lai phục tử {La bặc tử} tiêu hoá thức ăn chế biến từ bột mỳ

+ Sa, A nguỵ 阿魏, Sơn tra tiêu hoá các loại thịt

+ Tử tô hoá giải độc cua cá

+ Cát hoa, Chỉ cụ 枳椇 để tiêu tích rượu

+ Xạ hương để tiêu tích rượu, tích hoa quả

+ Nguyên hoa, Khiên ngưu, Đại kích để hành thuỷ ẩm

+ Tam lăng, Nga truật, Miết giáp để tiêu trưng hà

+ Mộc hương, Binh lang để hành khí trệ

+ Mông thạch, Cáp phấn để công đàm tích

+ Ba đậu để công lãnh tích

+ Đại hoàng, Mang tiêu để công nhiệt tích

+ Hùng hoàng, Nhị phấn 腻粉 để công diên {nước dãi} tích

+ Manh trùng, Thuỷ điệt công huyết tích.

Tuy rằng là tiết tễ, cũng có thể ích khí (Vương Hiếu Cổ nói: Do đó trị đoản khí không thể tiếp nhận độc. Đại tiểu thất hương hoàn, tích hương hoàn, các thuốc thang thuốc tán dùng nhiều loại này)

4. Bào chế & Chọn lựa

Gốc như củ gừng, Nga truật mọc ở dưới gốc, giống như quả trứng không đều nhau, cứng rắn khó giã, vùi tro nướng chín.

Khi vẫn còn nóng thì giã (nhập khí phận), hoặc mài với giấm với rượu, hoặc đun chín dùng (nhập huyết phận).

Cặp Nga truật & Tam lăng chủ trị:

  1. Huyết ứ kinh bế, hành kinh đau bụng, sau đẻ bụng đau, huyết xấu không xuống hết, trong bụng có hòn khối (trưng hà tích tụ)
  2. Các chứng gan và lá lách to (suy tim dẫn tới gan to có thể dùng thuốc này)
  3. Thực tích gây đau bụng
  4. Chứng ung thư sưng cục
  5. Bệnh mạch vành huyết ứ gây đau
  6. Tăng sinh tiền liệt tuyết
Hình ảnh bốc thuốc thang tại phòng khám Tuệ Y Đường
Hình ảnh bốc thuốc thang tại phòng khám Tuệ Y Đường

5. Liều lượng

  • Tam lăng 5~10g.
  • Nga truật 5~10g.

>>>>>> Cùng tìm hiểu thêm vị thuốc hành huyết Xuyên khung 

6. Kinh nghiệm

  • Tam lăng & Nga truật phối ngũ dùng xuất xứ từ “Kinh nghiệm lương phương – Tam lăng hoàn”. Dùng để điều trị đau bụng kinh bế huyết trệ.
  • Trương Tích Thuần cho rằng: “Tam lăng, Nga truật nếu như đột nhiên đau bụng sườn, do khí huyết ngưng trệ có thể dùng độc Tam lăng & Nga truật, không cần dùng thêm thuốc bổ.
  • Nếu trị ứ huyết tích lâu ngày kiên cố, mấy thang không thể khỏi thì cần dùng thêm thuốc bổ làm tá dược, thì có thể uống lâu mà không có hại.
  • Hoặc dùng Hoàng kỳ 18g, Tam lăng, Nga truật mỗi thứ 10g, hoặc giảm Hoàng kỳ 10g, gia Dã Đài đảng sâm 10g, lực bổ phá đều tương đương, không những khí huyết không bị thương tổn, ứ huyết hoá cũng khá nhanh, do khí huyết của người ta thịnh nên dù thuốc chất lượng kém cũng có thể khỏi bệnh.
  • Lại nói: “Tam lăng khí vị đều nhạt, hơi có ý cay; Nga truật vị hơi đắng, khí hơi thơm, cũng hơi có ý cay, tính đều hơi ôn, là thuốc quan trọng của ứ huyết.
  • Để trị chứng Huyền tích {hạch tích ở bẹn} của nam giới, chứng trưng hà u cục của phụ nữ, kinh nguyệt bất thông, tính không mãnh liệt nhưng công dụng lại rất nhanh.
  • Lực hành khí của nó có thể trị đau bụng giữa, đau hạ sườn, tất cả các chứng huyết ngưng khí trệ. Nếu dùng cùng Sâm, Truật, Kỳ lại có thể khai vị tiến thực, điều khí hoà huyết.
Hình ảnh BS CK II Đoàn Dung và BS Trần Thị Thu Huyền đang thăm khám cho bệnh nhân tại phòng khám Tuệ Y Đường
Hình ảnh BS CK II Đoàn Dung và BS Trần Thị Thu Huyền đang thăm khám cho bệnh nhân tại phòng khám Tuệ Y Đường

7. Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc nga truật

  • Trị các chứng đau do lãnh khí xung tâm: Bồng nga truật (tẩm rượu) 60g, Mộc hương (lùi) 30g, tán bột uống với giấm, mỗi lần 1,5g (Hộ Mệnh Phương).
  • Trị tiểu trường co thắt: Nga truật tán bột, uống với rượu và Hành 3g, lúc đói (Hộ Mệnh Phương).
  • Trị đàn bà đau do khí huyết, lưng đau: Nga truật, Can tất, 2 vị bằng nhau, tán bột, uống với rượu 6g, đau lưng uống với rượu, Đào nhân (Phổ Tế Phương).
  • Trị trẻ nhỏ đau bụng co quắp: Nga truật 15g, A ngụy 3g, giã nát, đắp quanh bụng, sấy khô, bên trong uống với nước Tử tô (Bảo Ấu Đại Toàn ).
  • Trị trẻ nhỏ ọc sữa: Nga truật một ít, một ít muối,  sắc với 1 chén nước, bỏ bã, thêm 1 ítù Ngưu hoàng vào uống (Bảo Ấu Đại Toàn ).
  • Trị trẻ nhỏ bị khí thống: Nga truật đồ chín, tán bột, uống 3g với rượu  (Thập Toàn Phổ Cứu Phương).
  • Trị bế kinh, huyết tích: Nga truật, Nghệ vàng, Nghệ trắng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Trị thức ăn uống đình trệ, tích tụ: Bồng Nga truật, Nhân sâm, Quất bì, Súc sa mật, Kinh tam lăng, Nhục đậu khấu, Thanh bì, Mạch bá, Mộc hương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Dịch & tổng hợp từ:

  1. Bản thảo bị yếu
  2. Lữ Cảnh Sơn đôi dược

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍ Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.501.555 –  0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *