Nang Naboth cổ tử cung và những điều bạn cần biết

Nang Naboth là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, nhất là độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên có không ít chị em chưa nắm bắt được thông tin về bệnh dẫn đến chậm trễ quá trình khám và điều trị dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

   Nang Naboth cổ tử cung là gì?

Nang Naboth cổ tử cung là những u nang nhỏ, hình thành trên bề mặt cổ tử cung và là tổn thương lành tính. Nang này xuất phát từ lớp tế bào biểu mô lát tăng sinh quá mức trùm lên biểu mô tuyến chỗ giáp ranh mối nối ở cổ tử cung. Khi biểu mô cổ tử cung tiết dịch, chất dịch này không thoát ra ngoài được nên phình căng tạo thành nang. 

Nang Naboth thường có màu trắng hoặc màu vàng, rất nhãn, to bằng hạt đỗ hay hạt gạo. Kích thước của nang to nhỏ tùy thuộc vào thời gian mắc và mức độ phát triển của bệnh.

Về bản chất chúng là những tổn thương lành tính, khi mới xuất hiện lại có kích thước rất nhỏ nên thường chỉ được phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên bạn cũng không nên vì thế mà chủ quan vì tỉ lệ biến chứng tiềm ẩn là rất lớn.

Nang Naboth cổ tử cung

    Nguyên nhân hình thành nang Naboth cổ tử cung

BS CKII Trần Thị Thu Huyền cho biết u nang Naboth hình thành khi các tuyến sản xuất chất nhầy trong cổ tử cung bị phủ bằng các tế bào da và bị tắc nghẽn. Các tế bào da cắm vào các tuyến, làm cho chất nhầy bị tích tụ, khiến cho u nang Naboth nhìn giống như vết sưng màu trắng.

Sinh con và chấn thương thực thể ở cổ tử cung có thể gây ra u nang Naboth ở một số phụ nữ. Trong quá trình sinh nở, các tế bào da dư thừa có thể phát triển trên tuyến chất nhầy, khiến u nang hình thành.

Chấn thương vật lý xung quanh cổ tử cung, có thể làm cho các mô dư thừa phát triển trên đỉnh của các tuyến chất nhầy trong quá trình chữa lành chấn thương, cũng có thể gây ra các u nang này. U nang gây ra bởi chấn thương vật lý đặc biệt phổ biến trong quá trình phục hồi từ bệnh lý viêm cổ tử cung mãn tính, trong đó mô cổ tử cung bị viêm một thời gian dài.

Viêm âm đạo mãn tính, dai dẳng và khó điều trị như nào?

    Các yếu tố nguy cơ đối với nang Naboth cổ tử cung

 Bạn rất có thể phát triển các u nang này nếu bạn đang mang thai hoặc trong độ tuổi sinh đẻ. Tuổi sinh đẻ kéo dài từ tuổi dậy thì cho đến khi bắt đầu mãn kinh, trong một số trường hợp có thể xảy ra muộn nhất là ở độ tuổi 40 – 50.

Bạn cũng có thể có nguy cơ phát triển các u nang tương tự nếu bạn có một tình trạng gọi là adenoma malignum. Tình trạng này là một loại tân sinh ảnh hưởng đến việc sản xuất chất nhầy trong cổ tử cung của bạn, và những u nang này thường giống hệt với u nang Naboth. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc được kiểm tra adenoma malignum nếu bạn lo ngại rằng u nang Naboth của bạn có thể là kết quả của tình trạng adenoma malignum chứ không phải là nguyên nhân khác.

    Triệu chứng nang Naboth ở cổ tử cung:

Naboth cổ tử cung thường không có triệu chứng rõ ràng, chính vì thế mà các chị em thường không để ý tới bệnh, thường chỉ được phát hiện nếu bạn có làm kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ. 

Hình ảnh minh họa nang naboth cổ tử cung

Tuy nhiên, các chị em phụ nữ vẫn có thể nhận biết  mình bị nang cổ tử cung thông qua những triệu chứng mà Tuệ Y Đường chia sẻ như sau:

– Chảy máu âm đạo bất thường (ngoài chu kỳ kinh nguyệt)

– Trong chu kỳ kinh nguyệt thường cảm thấy đau nhức ở vùng xương chậu

– Dịch âm đạo tiết ra nhiều có mùi hôi khó chịu, màu trắng đục hoặc vàng

– Cảm thấy đau rát ở vùng bụng dưới trong khi quan hệ vợ chồng, thỉnh thoảng có xuất huyết nhẹ

– Không còn cảm giác ham muốn trong việc gần gũi hay phát sinh quan hệ vợ chồng.

    Biến chứng nang Naboth cổ tử cung

Bệnh nhân thường không có triệu chứng rõ ràng khi bị Naboth. Một số trường hợp xuất huyết ở âm đạo sau khi quan hệ hoặc đau nhức ở vùng xương chậu nhưng rất hiếm. Nang Naboth nhìn chung không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống tình dục và sức khỏe sinh sản.

Một số biến chứng nguy hiểm:

  • Đau bụng khi hành kinh: Cơn đau bụng có thể xuất hiện ở trước hoặc trong suốt kỳ kinh nguyệt, làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và công việc của chị em..
  • Tổn thương ở cổ tử cung: khi các khối nang này phát triển lớn có thể gây biến dạng cổ tử cung, sai lệch về hình dáng, kích thước. Nếu các nang này phát triển lớn có thể nứt vỡ, gây viêm loét nghiêm trọng ở cổ tử cung gây viêm nhiễm cổ tử cung.
  • Gây viêm nhiễm trùng: các khối nang có thể bị vỡ và gây ra nhiễm trùng ở cổ tử cung, viêm nhiễm ngược dòng lên buồng tử cung, buồng trứng gây viêm vòi trứng, tắc vòi trứng ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và mang thai của chị em.
Đau bụng kinh dữ dội cũng là một trong những biểu hiện của bị nang Naboth

    Điều trị nang Naboth cổ tử cung:

Nang Naboth cổ tử cung là một biến đổi lành tình ở cổ tử cung. Nếu nang Naboth ít và nhỏ thì có thể tự tiêu mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số nang naboth phát triển quá mức có thể tự vỡ, gây viêm, nhiễm khuẩn tử cung rất nguy hiểm. 

Cách điều trị nang Naboth bao gồm các phương pháp cơ bản:

  • Điều trị nội khoa: đối với các trường hợp nhẹ, kích thước nang nhỏ và số lượng ít. Khi đó bác sĩ sẽ chỉ định liều thuốc để làm teo các nang và loại bỏ hoàn toàn, đưa cổ tử cung trở về hình thái ban đầu của nó. 
  • Chọc hút: chọc nang để dịch thoát ra ngoài, giúp u nang tiêu đi, tránh tình trạng nang phát triển to. Cách điều trị này thường áp dụng khi các nang đã phát triển to và liên kết thành từng cụm.
  • Đốt nang Naboth: Thường dùng nhất là phương pháp đốt điện và đốt lạnh.
    Đốt điện: Là phương pháp sử dụng một dòng điện (diathermy) để đốt lớp ngoài cùng của cổ tử cung và thường được thực hiện sau khi gây tê tại chỗ. Đây là phương pháp điều trị nang naboth được sử dụng phổ biến nhất vì biến chứng ít chảy máu trong quá trình loại bỏ khối u.
    – Đốt lạnh: Là phương pháp dùng khí nito dạng lỏng để làm đông cứng, sau đó hủy diệt khối nang.

    Lưu ý khi bị nang Naboth: 

Các chị em hãy tìm đến cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị thích hợp. Cơ sở y tế uy tín sẽ được trang bị các thiết bị kỹ thuật hiện đại và đạt yêu cầu chất lượng trong y khoa, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và tận tâm với người bệnh. Trước khi tiến hành loại bỏ Nang naboth, bệnh nhân sẽ được gây tê nên thường sẽ không gây đau đớn trong quá trình điều trị.

Chị em nên thăm khám phụ khoa định kỳ

Phương pháp phẫu thuật chọc bỏ nang Naboth sẽ gây viêm nhiễm nếu điều kiện kỹ thuật không đầy đủ, trình độ bác sỹ còn hạn chế, non yếu, chưa có kinh nghiệm. Thậm chí có thể để lại sẹo bên trong cổ tử cung.

 Theo BS CKII Trần Thị Thu Huyền những điều cần lưu ý khi bị nang Naboth là:

– Chị em cần chọn cơ sở chuyên khoa uy tín, để điều trị bệnh cho mình một cách hiệu quả và an toàn nhất. Tuyệt đối tuân theo hướng dẫn và phương pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

– Thông thường khi loại bỏ nang Naboth theo đúng phương pháp và liệu trình điều trị thì vết thương sẽ lành sau khoảng 7 ngày. Lúc này chị em thể sinh hoạt và đi lại như bình thường.

– Sinh hoạt vợ chồng sau khi đốt nang Naboth: tốt nhất là kiêng việc gần gũi trong thời gian ít nhất một tháng. Cũng có thể lâu hơn tùy vào tình trạng sức khỏe và hồi phục của chị em.

– Nếu không thể kiêng được quan hệ thì hãy nên có các biện pháp an toàn để tránh viêm nhiễmi cổ tử cung, nhẹ nhàng, vừa phải, tránh tác động quá mạnh. Đồng thời chị em nên chú ý giữ gìn bộ phận sinh dục sạch sẽ trước và sau khi quan hệ.

– Luôn giữ tinh thần thoải mái, thư giãn để giúp cho việc bình phục bệnh nhanh hơn.

– Tái khám định kỳ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để có hiệu quả chữa bệnh tốt nhất và ngăn chặn bệnh quay trở lại.

Trên đây là một số thông tin về nang Naboth cổ tử cung, Mọi thắc mắc hay câu hỏi bạn đọc có thể liên hệ BS CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc Đông Y Tuệ Y Đường để được giải đáp và tư vấn kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh.

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *