NẤM DA 1 NĂM VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ SAU 1 ĐỢT THUỐC

Mặc dù bệnh nấm da rất phổ biến, thường xuyên xảy ra và có thể gây khó chịu nhưng thường không nghiêm trọng. Các bệnh nấm da thường dễ tái phát, lây lan nhanh, gây ngứa. Tuy nhiên điều trị Nấm da bằng thuốc y học cổ truyền lại mang lại kết quả rất tốt và khắc phục được những tác dụng phụ mà thuốc Tây y để lại. Hãy cùng Bsi Ths CKII Trần Thị Thu Huyền – Bác sỹ Trưởng khoa khám bệnh tại Tuệ Y Đường xem phản hồi tích cực của bệnh nhân điều trị nấm da tại Phòng khám Tuệ Y Đường nhé.

Bài viết được tham vấn bởi BS CKII Trần Thị Thu Huyền

Quá trình điều trị của Bệnh nhân nữ bị Nấm da 1 năm

  • Hầu hết các bệnh nhân đến phòng khám như là 1 cái duyên, cứ bệnh nhân này khỏi giới thiệu cho bệnh nhân kia rồi bệnh nhân có ở khắp mọi miền, từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Mỗi người 1 bệnh, mỗi người một cảnh chẳng ai giống ai.

Hình ảnh tổn thương Nấm da trước điều trị
Hình ảnh tổn thương Nấm da trước điều trị
  • Bệnh nhân nữ dưới đây là mẹ của một bạn gái đi học xa nhà, không tiện chăm sóc mẹ. Nhưng mỗi lần gọi về thấy mẹ ngứa ngáy, khó chịu, dùng thuốc cứ tái đi tái lại rồi sốt ruột lên Facebook vào các hội nhóm Da liễu để hỏi han, tìm cách chữa trị Nấm da cho mẹ rồi được 1 bạn bệnh nhân cũ của Phòng khám bị Viêm da cơ địa đã khỏi bệnh giới thiệu đến Phòng khám.
  • Bệnh nhân 56 tuổi, đã đi khám, làm xét nghiệm được chẩn đoán là Nấm da, bị ở các chỗ dễ đổ mồ hôi gây ngứa như nách và vị trí giữa đùi với bộ phận sinh dục gây ngứa. Bệnh nhân bị 1 năm, sử dụng qua nhiều loại thuốc ở tiệm thuốc Tây và Viện da liễu sức vẫn chưa khỏi cứ tái đi tái lại. Bệnh nhân biết đến Phòng khám Tuệ Y Đường  qua bạn bè giới thiệu nên đã rất tin tưởng và hi vọng tình trạng Nấm da của mẹ sẽ ổn.
  • Do bệnh nhân ở tận Sóc Trăng, đi lại khó khăn, vất vả mà tình trạng cũng rõ ràng rồi nên Bác sĩ gửi thuốc hỗ trợ bệnh nhân điều trị từ xa. Do điều trị từ xa nên mọi thứ đều phải kỹ càng từ chẩn đoán đến dặn dò kiêng khem ăn uống rồi vệ sinh da như thế nào, sát sao với bệnh nhân từng tuần.
Hình ảnh tổn thương Nấm da sau điều trị 1 tuần
Hình ảnh tổn thương Nấm da sau điều trị 1 tuần
  • Nhờ tuân thủ hướng dẫn điều trị mà sau gần 1 tuần bệnh nhân đỡ hẳn ngứa, tổn thương hết đỏ đang se miệng không lan rộng nữa. Cứ thế hết 1 đợt thuốc đã hết hẳn ngứa, tổn thương nấm hết không còn đỏ, sần chỉ còn vết thâm sau Nấm để lại. Giờ chỉ cần bệnh nhân dùng đều đặn thuốc trị thâm rồi da sẽ sớm hồi phục như da thường. Vậy mà 1 năm nay bệnh nhân cứ phải sống chung với Nấm, ảnh hương rất nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt.
Hình ảnh tổn thương Nấm da sau điều trị chỉ còn vết thâm
Hình ảnh tổn thương Nấm da sau điều trị chỉ còn vết thâm

Dưới đây là hình ảnh trước và sau điều trị Nấm của 1 số bệnh nhân khác điều trị Nấm da tại Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường.

Hình ảnh tổn thương Nấm da sau điều trị của trẻ nhi lây từ người nhà
Hình ảnh tổn thương Nấm da sau điều trị của trẻ nhi lây từ người nhà
Hình ảnh tổn thương Nấm da trước điều trị của trẻ nhi lây từ người nhà
Hình ảnh tổn thương Nấm da trước điều trị của trẻ nhi lây từ người nhà
Bệnh nhân nam làm hầm mỏ bị Nấm da vài năm điều trị không dứt. và kết quả sau 1 đợt dùng thuốc Đông y lau bôi và uống
Bệnh nhân nam làm hầm mỏ bị Nấm da vài năm điều trị không dứt. và kết quả sau 1 đợt dùng thuốc Đông y lau bôi và uống

Vì sao nấm da lại phổ biến?

  • Nước ta ở vùng nhiệt đới (nóng ẩm) thích hợp cho các bệnh nấm da phát triển. Thường gặp nhất là nấm hắc lào, nấm lang ben, nấm kẽ…. Nấm là một loại sinh vật hạ đẳng không có chất diệp lục nên không tổng hợp được chất hữu cơ mà phải sống bằng cách ký sinh vào vật chủ: thực vật, động vật (chó, mèo, trâu bò…) và người.
  • Con người bị nhiễm nấm từ các nguồn sau: môi trường (đất, cây cối, không khí…), động vật (chó, mèo, ngựa…), người bệnh sang người lành. Điều kiện thuận lợi để mắc bệnh nấm da là pH 6.9 – 7.2 hơi kiềm, các vùng da kín, nếp gấp lớn kẽ hay ra mồ hôi, ẩm ướt, vệ sinh cá nhân kém, mặc quần áo chật, lạm dụng xà phòng, mồ hôi ra nhiều, nhiệt độ nóng ẩm 27 – 35 độ C, đề kháng giảm, rối loạn nội tiết, dùng thuốc ức chế miễn dịch, dùng kháng sinh dài ngày…

Bệnh lang ben

  • Lang ben do nấm Pityrosporum gây nên, thường có hai dạng: dạng màu trắng và dạng màu đen. Bệnh gây ngứa, nhất là khi ra nắng hay da tiết nhiều mồ hôi. Lúc này, bệnh nhân có cảm giác bị kim chích nhẹ gây ngứa ngáy khó chịu. Bệnh lang ben tùy thuộc khá nhiều vào việc vệ sinh da, sức đề kháng, độ pH của da và cả độ ẩm của da. Một số trường hợp trong cùng một gia đình có người mắc bệnh lang ben nhưng người thân khác lại không mắc.
Hình ảnh tổn thương Nấm da
Hình ảnh tổn thương Nấm da

Nấm hắc lào

  • Điển hình là nấm gây bệnh hắc lào với dấu hiệu đầu tiên là ngứa vùng bị bệnh, sau đó sẽ thấy một vệt màu hơi đỏ, có viền và bờ rõ rệt, trên viền có các mụn nước lấm tấm. Viền nấm có xu hướng ngày càng lan rộng tạo thành nhiều hình vòng cung nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Khi người bệnh ngứa, gãi sẽ làm lây lan ra nhiều vùng hắc lào trên cơ thể mình.
  • Bệnh hắc lào là một trong những bệnh da liễu có khả năng lây truyền từ người này sang người khác, thường do sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt như dùng chung quần áo, khăn mặt – khăn tắm, ngủ cùng giường, đắp cùng chăn…

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Nấm kẽ

  • Căn nguyên của bệnh là do vi nấm Epidermophyton, nấm trichophyton hay còn do Nấm canida gây ra. Bệnh thường gặp ở những người có nghề nghiệp phải ngâm chân trong nước nhiều giờ, liên tục nhiều ngày như: nông dân, người làm vệ sinh cống rãnh, vận động viên bơi lội…. Nấm kẽ thường có 3 thể: thể tróc vảy khô, thể mụn nước và thể viêm kẽ.

Nấm móng

  • Nấm móng thường do trichophyton gây nên. Bệnh xuất hiện ở bờ tự do của móng hay ở hai bên cạnh của móng. Khi bị bệnh, móng sẽ mất màu bóng, bị đẩy nhô lên hoặc khuyết vào, mặt móng lỗ chỗ hoặc thành rãnh, dưới rãnh có chất bột vụn. Móng của người bệnh càng ngày càng bị sần sùi, màu vàng hoặc đục. Bệnh có thể lây từ móng này sang móng khác.

Bạn đọc tham khảo thêm:

  • Ngoài nấm trichophyton còn có nấm móng do nấm Candida albicans gây tổn thương bên trong góc móng, móng mọc ra bị lồi lõm, da vùng góc móng cũng bị tổn thương sưng đỏ và đôi khi bị mưng mủ.

Nấm tóc

  • Nấm tóc do Piedra Hortai gây nên. Biểu hiện là trên mỗi sợi tóc có nhiều hạt màu đen bám vào nhưng bệnh nhân không cảm thấy gì khác thường và tóc cũng không bị rụng. Trong khi đó, nấm tóc do Trichophyton gây ra thì biểu hiện tổn thương trên da đầu với nhiều vết tròn nhỏ, kích thước bé khoảng 3 – 5mm, da đầu có vảy mỏng hoặc ngứa da vùng đầu.
Hình ảnh BS CK II Trần Thị Thu Huyền và BS Đoàn Dung đang thăm khám bệnh nhân tại Phòng khám Tuệ Y Đường
Hình ảnh BS CK II Trần Thị Thu HuyềnBS Đoàn Dung đang thăm khám bệnh nhân tại Phòng khám Tuệ Y Đường

Chăm sóc vệ sinh da nấm đúng cách các bạn đã biết chưa?

  1. Không dùng các loại chất hoá học như xà phòng, sữa tắm, chỉ nên vệ sinh da bằng nước thường hoặc dùng các loại sữa tắm dành riêng cho da nấm
  2. Quần áo sau khi mặc xong nhớ phải giặt sạch bằng xà phòng, phơi ngoài nắng to hoặc là đi trước khi mặc.
  3. Sau khi chạm vào vùng nhiễm nấm phải rửa tay sạch trước khi chạm vào các vùng khác trên cơ thể để tránh lây lan sang vùng da lành;
  4. Giữ vùng da nhiễm nấm luôn sạch sẽ và khô ráo vì nấm phát triển tốt trong môi trường ấm và ẩm ướt. Lưu ý sử dụng khăn riêng cho khu vực nhiễm nấm và giặt lại bằng nước nóng và xà bông sau mỗi lần sử dụng. Nên sử dụng quần áo, giày và vớ thoáng mát;
  5. Tắm sau khi làm việc xong để làm sạch mồ hôi và giữ cho cơ thể khô ráo;
  6. Tránh dùng chung khăn và các vật dụng cá nhân với người khác vì nấm có thể tồn tại trên các vật dụng một thời gian dài và lây lan cho người khác;
  7. Nếu bạn bị nấm ở bàn chân nên mang dép đi trong nhà hay giày không thấm nước trong các khu vực như hồ bơi để ngừa lây lan cho người khác;
  8. Cần phải thoa thuốc kháng nấm rộng hơn vùng bị nhiễm nấm ít nhất khoảng 2cm vì nếu không nấm vẫn có thể còn sót lại và tiếp tục lây lan;
  9. Nếu bạn nghi ngờ thú cưng bị nhiễm nấm thì cần đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y vì nấm động vật vẫn có thể lây truyền sang cho người.

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook:Tuệ Y Đường

?Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789501555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *