SỮA MẸ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

Sữa mẹ được biết đến như một món quà dinh dưỡng quý giá cho sự phát triển cả thể chất và trí não của trẻ. Tuy nhiên trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, đôi lúc mẹ không thể tránh khỏi những ” rắc rối” khiến mẹ bối rối không biết làm như thế nào. Mời các bạn cùng Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường tham khảo về vấn đề này qua bài viết dưới đây!

Bài viết được tham vấn bởi Ths.BSCKII.Thu Huyền – Trưởng khoa khám bệnh của PK đông y Tuệ Y Đường 

1. Đau rát ở núm vú

  • Núm vú được chi phối bởi mạng lưới thần kinh cảm giác phong phú, do vậy rất nhạy cảm với các kích thích sờ, áp lực. Khi đứa trẻ mút vú, nó đã tạo ra một lực kéo lớn và trong một thời gian dài lên hai đầu vú. Sau độ 6 hay 7 lần cho bú các đầu vú có thể bị đau mỗi khi trẻ mút vào núm vú.
  • Đau tăng dần qua các lần cho bú trong 3,4 ngày, sau đó dần dần quen đi. Đó là một hiện tượng bình thường, cần giải thích để người mẹ hiểu và kiên nhẫn. Trong nhiều trường hợp bị nhầm là nứt đầu vú. Người mẹ không cần làm gì đặc biệt, nếu có thì chỉ là xoa bóp hai đầu vú.
  • Nguy cơ của hiện tượng này là người mẹ sợ mỗi khi cho con bú, có thể dẫn đến cương tức vú và sự chế tiết sữa kém đi. Tất cả các hiện tượng đó rơi vào vòng xoắn bệnh lí.

2. Tụt núm vú

  • Tụt núm vú không phải là chống chỉ định cho con bú vì khi bú trẻ ngậm rộng ra cả quầng vú. Sau một số lần bú, sức mút của đứa trẻ có thể kéo hai núm vú ra một cách hoàn hảo. Nếu vẫn thực sự còn khó khăn, người mẹ có thể giúp đứa trẻ bằng cách vắt ít sữa và kéo núm vú ra trước khi cho trẻ bú.
Hình ảnh núm vú tụt
Hình ảnh núm vú bị tụt

3. Vú tự chảy sữa khi không cho bú

  • Đây là hiện tượng hay gặp trong những tuần đầu tiên. Một vú tự chảy sữa ra khi trẻ đang bú vú bên kia, hai vú tự chảy sữa ra khi mẹ nghe thấy tiếng trẻ khóc hay không có nguyên nhân. Không cần phải xử trí đặc biệt, chỉ cần đặt một miếng bông vào đầu vú để thấm sữa chảy ra và thay ngay mỗi khi bị thấm ướt.
  • Đây còn gọi là phản xạ xuất sữa, nếu còn phản xạ này chứng tỏ mẹ còn đủ sữa cho bé bú, nếu mẹ mất phản xạ này đây là điều đáng báo động.

>>>>>> Xem thêm: VIÊM ÂM ĐẠO VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

4. Ít sữa

  • Ít sữa nguyên phát hay không có hiện tượng xuống sữa là hiếm gặp. Nó thường gặp trong trường hợp có những tổn thương vùng dưới đồi, tuyến yên. Không nên nhầm với những trường hợp xuống sữa ít do cho con bú hay không muốn cho con bú.
  • Ít sữa thứ phát sau khi đã có sữa xuống bình thường rất hay gặp. Nó liên quan tới sự mệt mỏi của người mẹ, bị xúc động ( con bị ốm), thay đổi nhịp sinh học , do dinh dưỡng không đủ,… Ít sữa thứ phát thường không kéo dài nếu người mẹ không vội vàng chuyển cho con bú bình. Bú bình dễ làm cho trẻ mất đi thói quen bú mẹ và mất phản xạ kích thích tạo sữa. Khi đó người mẹ cần:
  • Ổn định về mặt tâm lí.
  • Cho con bú nhiều hơn nữa, hạn chế tối đa việc cho con bú bình.
  • Sau khi cho bú, vắt sạch vú để kích thích tạo ra sữa mới.
  • Mẹ cần nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nước nhiều hơn, ăn uống đầy đủ chất.
  • Bổ sung các sản phẩm lợi sữa.
Cách khắc phục tình trạng thiếu sữa sau sinh
Cách khắc phục tình trạng thiếu sữa sau sinh.

5. Nứt đầu vú

  • Hay xảy ra trong hai tuần đầu khi mới cho con bú. Khoảng 25% số phụ nữ cho con bú bị nứt đầu vú.

Biểu hiện của nứt đầu vú là:

+ Đầu vú đau khi trẻ bú.

+ Đầu vú cũng có những vết nứt, vết rạn nhỏ trên bề mặt.

+ Có thể có những vết loét ở đầu núm vú hay ở chân núm vú. Toàn bộ núm vú bị đỏ rực, chảy máu mỗi khi cho trẻ bú.

  • Điều trị:

+ Để hở vú tiếp xúc với không khí, nếu có thể được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

+ Bôi các mỡ có chứa vitamin A, E, bôi dung dịch cosin 1%.

+ Tạm ngưng cho bú bên bị đau trong 6 đến 12 giờ và vắt sữa bằng tay, không nên dùng máy hút sữa, trong khi vẫn tiếp tục cho con bú bên kia.

+ Nếu thương tổn không đỡ, cần phải tìm nguyên nhân do nấm gây tưa miệng ở trẻ, nếu có phải điều trị cho cả mẹ và con.

Hình ảnh nứt đầu vú
Hình ảnh nứt đầu vú

6. Cương vú

  • Cương vú có thể gặp ở bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn đầu cho con bú. Tuy nhiên hay gặp nhất trong tuần lễ đầu tiên. Khoảng 15% số phụ nữ cho con bú bị cương vú. Các yếu tố thuận lợi là trẻ bú ít, bú yếu, người mẹ bị đau khi cho trẻ bú, bị nứt đầu vú, khi người mẹ cai sữa,…
  • Biểu hiện lâm sàng: Toàn bộ vú cương, căng tức, đau, đôi khi bị sốt nhẹ.
  • Điều trị: Xoa bóp, chườm nóng vú, vẫn tiếp tục cho trẻ bú, có thể chỉ định Oxytocin tiêm bắp 4 đơn vị chia 2 lần/ ngày. Cần phải điều trị thật tốt cương vú để tránh viêm bạch mạch vú và apse vú.

>>>>>>>>> Xem thêm: Tắc tia sữa nỗi ám ảnh sau sinh

7. Viêm bạch mạch vú

  • Khoảng 5% số phụ nữ cho con bú bị viêm bạch mạch vú. Nên người ta điều trị tốt nứt đầu vú và cương vú thì viêm bạch mạch vú sẽ giảm đi. Mầm bệnh là tụ cầu, liên cầu hay vi khuẩn Gram âm xâm nhập qua những tổn thương ở đầu vú để gây bệnh. Hệ thống bạch huyết của vú bảo đảm sức đề kháng của cơ thể. Sữa không bị nhiễm trùng, cho nên vẫn cho trẻ bú được.
  • Biểu hiện lâm sàng: Sốt cao, rét run, bên vú bị thương tổn sưng phồng, căng và rất đau, trên vú có thấy một vùng đỏ khu trú thành mảng hay vùng đỏ kéo dài rất đau khi sờ vào, chạm vào. Khám nách có hạch tròn, đau, di động ở nách.
  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi tại giường, chườm nóng tại chỗ, giảm đau. Tăng cường cho trẻ bú bên bị bệnh ( 10-20 lần/24h), sau khi cho con bú phải vắt sạch sữa, có thể dùng thêm oxytocin tiêm bắp, nếu sau 24h các dấu hiệu không mất đi, nên cho dùng thêm kháng sinh.

8. Viêm ống dẫn sữa

  • Thông thường viêm ống dẫn sữa xảy ra sau cương vú và viêm bạch mạch. Người bệnh sốt cao, ở vú có các nhân cứng và đau, nách có hạch ấn đau. Vắt sữa lên một miếng bông quan sát thấy có những mảnh nhỏ màu vàng nhạt, chứng tỏ có mủ trong sữa ( dấu hiệu Budin).
  • Để người bệnh nghỉ ngơi tại giường. Không cho con bú bên bị thương tổn, vắt sữa bỏ đi. Nên lấy sữa này xét nghiệm tìm vi khuẩn gây bệnh. Chỉ định dùng kháng sinh có tác dụng lên tụ cầu như Rovamycin trong thời gian 15 ngày, phối hợp với các thuốc chống viêm. Dưới tác dụng của điều trị, viêm ống dẫn sữa có thể khỏi hay tiến triển thành áp xe.

9. Apse vú

  • Đây là biến chứng nặng nề nhất, là hậu quả của viêm ống dẫn sữa không được điều trị tốt. Người bệnh sốt cao, vú có vùng sưng, nóng, đỏ, đau. Điều trị bằng cách chích dẫn lưu mủ. Trong thời gian apse không cho con bú mà phải vắt sữa bỏ đi.
  • Hình ảnh áp se vú
    Hình ảnh áp se vú

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ vấn đề gì, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua: 

? Facebook: Tuệ Y Đường

?Ths.BSCKII Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789.501.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *