Mày đay (còn gọi là bệnh mề đay) là bệnh dị ứng thường gặp, phổ biến ở mọi lứa tuổi, giới tính. Bệnh mề đay không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng hay tái phát, gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.
Ngày hôm nay hãy cùng Đông y Tuệ Y Đường đi tìm hiểu mề đay và những loại thực phẩm nên và không nên ăn khi mắc phải căn bệnh này nhé.
1. Bệnh mề đay là gì?
Mày đay là tình trạng phản ứng của các mao mạch dưới da, niêm mạc trước các tác nhân gây dị ứng bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, gây nên hiện tượng phù tại chỗ, làm da bị phồng lên, kèm theo triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng nổi mề đay có thể xuất hiện tại một vùng da, niêm mạc trên cơ thể hoặc xuất hiện cùng lúc ở nhiều khu vực khác nhau.
Mề đay có thể là dạng cấp tính (kéo dài không quá 6 tuần) hoặc mạn tính (kéo dài trên 6 tuần). Có nhiều nguyên nhân gây bệnh mề đay như dị ứng thời tiết, tiếp xúc với môi trường lạnh, dị ứng với hóa mỹ phẩm, côn trùng cắn, dị ứng phấn hoa, mệt mỏi, stress,… Trên cùng một bệnh nhân, đôi khi có nhiều yếu tố kết hợp gây mày đay.
Kết quả điều trị bệnh vảy nến sau 1 tháng dùng thuốc tại Tuệ Y Đường
2. Bệnh mề đay có nguy hiểm không?
Khi tiếp xúc với các dị nguyên, cơ thể bệnh nhân sẽ hình thành một chất gọi là histamin. Chất này làm cho người bệnh bị ngứa và rất khó chịu, liên tục có phản ứng gãi, làm da bị trầy xước, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo, vết thâm, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ cũng như sinh hoạt hằng ngày.
Thậm chí, người bệnh mày đay còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như sưng mạch ở khí quản, vùng họng dẫn tới khó thở, thở gấp, thậm chí nghẹt thở. Mày đay có thể xuất hiện ở đường tiêu hóa, gây đau quặn bụng, nôn ói, tiêu chảy. Khi mề đay xảy ra ở tổ chức não, dễ gây phù nề não, rất nguy hiểm.
Bệnh cũng có thể gây giãn mạch nhanh, đột ngột làm tụt huyết áp, gây choáng váng. Trong những trường hợp đặc biệt, nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể tính mạng bệnh nhân sẽ bị đe dọa. Một số trường hợp sử dụng thuốc đã bị sốc phản vệ và tử vong.
Đặc biệt, bệnh mày đay thường rất khó phát hiện nguyên nhân dù đôi khi người bệnh đã thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết. Vì vậy, việc điều trị bệnh mề đay gặp rất nhiều khó khăn và thường không thể triệt tiêu hoàn toàn căn nguyên gây nổi mề đay, sẩn ngứa.
3. Bị mề đay không nên ăn gì?
Trong Đông Y có 1 Pháp trị bệnh đó là “ Ẩm thực liệu pháp” . Tức là ăn uống để chữa bệnh. Có những bệnh lý chỉ cần dựa vào chế độ ăn uống là đã có thể chữa khỏi. Khi cơ thể chúng ta khỏe mạnh đã phải có những chế độ ăn lành mạnh, nên ăn gì và hạn chế ăn gì để tốt cho sức khỏe. Thì khi bị bệnh cũng vậy, vấn đề này càng cần thiết hơn
Đối với bệnh Mề đay cũng không ngoại lệ. Thực tế có những thực phẩm giúp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh và nhiều thực phẩm làm triệu chứng nghiêm trọng hơn. Do đó, danh sách các thực phẩm nên ăn, không nên ăn khi bị mề đay và giải pháp điều trị bạn cần áp dụng như sau:
- Hạn chế các loại đồ tanh: tôm, cua , cá, ốc, hải sản….
Hải sản như tôm, cua , ghẹ , ngao, mực… vốn là món ăn yêu thích của nhiều người nhưng lại là thực phẩm cần kiểm soát đối với những người bị mày đay. Bởi vì, trong hải sản có chứa protein lạ đối với cơ thể, khi ăn vào, cơ thể sẽ giải phóng ra nhiều histamine, tăng cảm giác ngứa ngáy.
Còn theo Y học cổ truyền, hải sản và và các con sống dưới nước vốn tính hàn, khi ăn vào sẽ gây tổn hại tới Tỳ, Tỳ hư sinh thấp, làm tổn thương ngày càng nặng.
- Kiêng rau muống sống, giá đỗ, các loại rau cải
Theo kinh nghiệm cổ truyền người ta kiêng ăn đậu xanh (kể cả giá đỗ) và cải bẹ, rau muống sống, những thứ này được coi là “giã thuốc”. Thực chất do tác dụng lợi niệu của nó mà Đông y cho rằng sẽ làm tăng khả năng thải trừ của thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
- Kiêng ăn thịt gà, đặc biệt là da gà
Thịt gà vốn là thực phẩm nên tránh với các bệnh lý về da. Loại thực phẩm này có thể khiến da nổi mề đay, sưng tấy. Thịt gà còn khiến các vết tổn thương trên da lâu lành, dễ để lại sẹo lồi…
Bên cạnh đó, Đông y khuyên khi dùng thuốc có kinh giới thì không nên ăn thịt gà, nhất là da gà, dễ gây phong ngứa trong khi đó kinh giới là thuốc chữa dị ứng.
- Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất phụ gia
Người bệnh nên hạn chế các chất mang tính kích thích có vị cay, nóng như: rượu, ớt, hạt tiêu, thịt chó vì nó sẽ làm cho tà nhiệt nặng thêm, giảm sức đề kháng của cơ thể. Từ đó giảm khả năng chống chọi với các tác nhân gây bệnh.
- Thực phẩm lên men chua
Những món ăn như dưa cải muối chua, kim chi,… có thể giúp bữa ăn trở nên ngon miệng hơn nhưng lại là nỗi ám ảnh với bệnh nhân viêm da cơ địa. Các món ăn này không tốt cho thận, làm giảm chức năng thải độc của cơ thể. Điều này khiến cơ thể tích tụ độc tố, làm tình trạng bệnh tiến triển xấu.
- Rượu bia, chất kích thích
Đối với người khỏe mạnh, lạm dụng rượu bia chất kích thích đã là điều không nên. Những thực phẩm này còn đặc biệt ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh mày đay. Rượu bia làm giảm chức năng gan thận, dễ gây kích ứng, suy giảm hệ miễn dịch khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Các chất kích thích làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh, tăng cảm giác ngứa ngáy ở người bệnh.
4. Bệnh mày đay nên ăn gì?
Bên cạnh việc phòng tránh các thực phẩm, đồ uống có hại cho cơ thể, bệnh nhân có thể tham khảo thêm các nhóm thực phẩm tốt, giúp cải thiện tình trạng bệnh. Bổ sung các thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày giúp kiềm chế sự tái phát của bệnh, giảm nhẹ triệu chứng ngứa, viêm do mày đay gây ra.
Các nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất xơ
Bệnh mày đay gây ra các tổn thương ngoài da, mẩn đỏ ngứa ngáy, người bệnh thường gãi mạnh khiến làn da trầy xước. Việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin giúp tăng khả năng phục hồi cho da.
- Vitamin A thường có trong các loại rau củ, trái cây có màu sắc đỏ như cà rốt, đu đủ, bí đỏ,… Các thực phẩm này giúp tăng sức đề kháng, thúc đẩy hệ miễn dịch.
- Vitamin B có trong các loại rau xanh như cải bó xôi, súp lơ xanh, có nhiều trong ngũ cốc, yến mạch. Loại vitamin này giúp tái tạo lớp mô biểu bì, hỗ trợ phục hồi da sau tổn thương.
- Vitamin E chống lão hóa, giúp da mềm mại hơn. Thực phẩm chứa nhiều vitamin E là đậu phộng, đậu tương, …
Uống đủ nước
Việc uống đủ nước hàng ngày vô cùng quan trọng với người bệnh.
Người bệnh nên bổ sung nước đủ theo nhu cầu, trung bình là khoảng 2-2.5 lít nước mỗi ngày. Nước giúp cấp ẩm cho da từ sâu bên trong, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường chức năng giải độc của gan, thận…
Thực phẩm giàu vitamin C: ổi, cam, quýt, bưởi, dâu tây,… theo một số nghiên cứu cho thấy, vitamin C có nhiều tác dụng đặc biệt là tham gia quá trình bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể, là chất kích hoạt enzyme có thể bảo vệ da.
Thực phẩm giàu probiotic: Sữa chua có tác dụng tăng cường miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Các nghiên cứu cũng cho thấy những người ăn sữa chua khỏe mạnh và ít bị bệnh hơn.
Trà xanh: chứa hoạt tính EGCG giúp kháng histamin – nguyên nhân chính gây dị ứng nổi mề đay
Chế độ dinh dưỡng là điều kiện cần trong điều trị mày đay. Tuy nhiên, song song với một chế độ dinh dưỡng tốt bệnh nhân cần đến với Phòng Khám điều trị uy tín để tìm phương pháp điều trị hiệu quả, lành tính để điều trị dứt điểm những khó chịu do bệnh gây nên.
Phòng Khám đông y Tuệ Y Đường – Chúc quý bệnh nhân mau lành bệnh!
Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp Bác sĩ Trần Thị Thu Huyền Bác sĩ Đoàn Dung hoặc Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp các bạn nhé.
Hiện tôi đang sống tại Hà Nội và đang bị nổi mày đay. Công việc của tôi khá bộn rộn, thường chỉ rảnh vào cuối tuần nên chủ nhật vừa rồi có chạy lên bệnh viện khám. Đi khám ở vài nơi nhưng họ chẳng nhận khám, bên mình có làm việc cuối tuần không ạ
O nuoc minh con cho nao kieu kham va dieu tri bang dong y nua khong? Vi toi muon tim hieu va tham khao nhieu noi de so sanh xem nen dieu tri cho nao
Thế là bị mề đay thì buộc phải chữa bằng đông y mới tốt hả? Thuốc tây uống vào không hết bệnh được hay sao mà thấy mọi người chuyển qua điều trị bằng đông y hết vậy ạ
Tính ra sương sương có nhiều chỗ khám da liệu, chữa mề đay uy tín thế. Mà ko biết giá cả từng nơi ra sao nhỉ? Bác nào từng đi khám rồi cho em xin giá tham khảm với ạ
Bên mình có bán thuốc giao đi xa ngoại tỉnh không nhỉ? nhà tôi ở tận quảng nam nên không tới trực tiếp khám và chữa bệnh đươck
E đẻ xong bị mề đay mẩn ngứa giờ bị nặng hơn sưng môi mắt, e có uống thuốc nam nhưng chưa thấy hiệu quả, e lại đang cho con bú nữa, mệt mỏi quá ak.