LÀM GÌ KHI BỊ MÀY ĐAY?

Bệnh mày đay là một bệnh ngoài da rất thường gặp và có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Mề đay có thể xuất hiện ở một phần hoặc toàn bộ cơ thể gây ra cảm giác rất ngứa ngáy, khó chịu. Điểm đặc biệt của bệnh mề đay là bệnh rất hay tái phát do cơ chế gây bệnh khá phức tạp. Vậy làm thế nào khi bị mày đay? Hãy cùng Phòng Khám đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu về bệnh.

Bệnh mày đay là gì?

Mày đay (cũng có nơi gọi là mề đay) là một phản ứng cấp hoặc mạn tính của mao mạch do dị ứng gây phù ở da và niêm mạc. Biểu hiện của bệnh là các dát đỏ, sẩn phù xuất hiện nhanh, mất đi nhanh và thường không để lại dấu vết gì trên da. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là cảm giác rất ngứa, càng ngãi càng ngứa. Mày đay là một bệnh phổ biến, dễ nhận biết nhưng lại khó tìm được nguyên nhân mặc dù đã làm đầy đủ các xét nghiệm. Bệnh có cơ chế phức tạp, trong đó có vai trò quan trọng của chất trung gian hóa học histamin.

Làm gì khi bị mày đay?

Ở một số trường hợp, mề đay có thể tự biến mất sau một khoảng thời gian và không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, đa số các trường hợp điều trị mề đay đều phải dùng thuốc kết hợp với những biện pháp giảm ngứa thông thường hay áp dụng một vài mẹo chữa dân gian.

Giảm ngứa thông thường

Hầu hết các trường hợp nổi mề đay cấp tính đều liên quan đến dị ứng. Vì vậy, chỉ cần loại bỏ tác nhân gây bệnh là mề đay sẽ biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên nhiều trường hợp, việc xác định nguyên nhân gây bệnh vô cùng khó khăn do cơ chế bệnh rất phức tạp.

Khi ngứa, người bệnh chú ý không nên gãi, vì khi gãi sẽ kích thích các đầu mút thần kinh tăng giải phóng histamine, từ đó càng gãi sẽ càng ngứa. Nếu quá ngứa, người bệnh có thể lấy một miếng gạc lạnh hoặc khăn lạnh đắp lên những vùng da bị mề đay. Đây là một cách khá hiệu quả để làm dịu cơn ngứa, giảm sưng viêm. 

Để giảm bớt sự khó chịu, người bệnh cũng nên mặc quần áo rộng rãi hoặc làm bằng chất liệu thấm hút mồ hôi như cotton để giúp làn da được thoáng khí và thoải mái. Tránh nóng hoặc lạnh đột ngột hay hạn chế gãi mạnh cũng là những biện pháp khắc phục mề đay mà người bệnh nên lưu ý.

Đắp gạc lạnh, chườm lạnh làm dịu cơn ngứa, giảm sưng viêm.

Mẹo chữa nổi mề đay

Ông cha ta có rất nhiều các bài thuốc chữa trị những căn bệnh ngoài da và được lưu truyền đến ngày nay, trong đó có nổi mề đay mẩn ngứa. Mỗi mẹo là một cách chữa mề đay riêng biệt, phù hợp với từng đối tượng và mức độ bệnh. Với nguyên liệu thảo dược, những cách chữa mề đay từ mẹo dân gian đều khá an toàn khi sử dụng trong thời gian dài.

Tắm nước lá trầu không, tắm nước lá khế, uống nước gừng hay đắp lá tía tô lên những vùng da bị bệnh và rất nhiều mẹo chữa mề đay khác là các biện pháp hỗ trợ điều trị mề đay.

Những biện pháp khắc phục mề đay ở trên chỉ phù hợp với các trường hợp mới mắc bệnh và nhẹ. Nếu bị mề đay tái phát trong thời gian dài, bạn cần cân nhắc sử dụng các biện pháp điều trị y tế cụ thể.

Chữa mề đay bằng thuốc chống dị ứng

Mề đay gây ngứa ngáy, khó chịu nên làm thế nào để cắt nhanh cơn ngứa là suy nghĩ của rất nhiều người. Và thuốc chống dị ứng là lựa chọn đầu tiên mà những đối tượng này hướng đến. Một số thuốc kháng histamin trong điều trị mề đay là LoratadinFexofenadinDiphenhydramine… 

Tuy nhiên, thuốc này chỉ có thể làm giảm các triệu chứng mề đay bên ngoài, không có tác dụng vào nguyên nhân gây bệnh. Nói cách khác, thuốc kháng histamin chỉ giúp giảm ngứa tạm thời, nếu dừng thuốc là sẽ ngứa trở lại. Đồng thời, thuốc kháng histamin có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như gây buồn ngủ, khô miệng, táo bón, ảnh hưởng tới chức năng gan thận nếu lạm dụng thuốc. Do đó người bệnh nên đến với các bác sỹ chuyên khoa và các Phòng Khám khám chữa bệnh uy tín để được điều trị kịp thời, tránh tái phát. 
Phòng Khám đông y Tuệ Y Đường – Chúc bệnh nhân mau lành bệnh !

 

 

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *