Bệnh chàm là bệnh ngoài da thường gặp, chiếm tới 80% tổng số các bệnh da liễu. Bệnh có tên gọi khác là Viêm da cơ địa, Eczema… Bệnh hay tái phát, tiến triển lâu dài, có thể kéo dài tới tuổi trưởng thành và người lớn tuổi. Hiểu rõ bệnh chàm là gì, triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh là cách phòng tránh, là biện pháp tốt nhất để giữ cho bạn một làn da khỏe mạnh.
Bệnh chàm là gì?
Bệnh chàm là bệnh lý ngoài da khiến cho da có hiện tượng viêm .Tình trạng viêm có thể là cấp tính hoặc cũng có thể là mạn tính, tái đi tái lại theo từng đợt. Bệnh chàm thường gắn liền với các phản ứng kích ứng trong cơ thể của bệnh nhân. Với đặc thù là bệnh ngoài da gây ngứa, đỏ da và mụn nước, sau đó chuyển sang mạn tính, khiến cho việc điều trị bệnh chàm tương đối dai dẳng, đòi hỏi ngươi bệnh phải kiên trì để kiểm soát triệu chứng cũng như ngăn chặn bệnh quay trở lại.
Chàm hóa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính, từ trẻ em đến người già. Ở trẻ em, chàm hóa thường gặp những vị trí như khuỷu tay, đầu gối và những vùng mặc tã, bỉm. Ở người lớn chàm hóa gặp ở các nếp gấp của da như nách, sau đầu gối, sau khuỷu tay. Các khu vực khác cũng có tỷ lệ mắc bệnh cao như má, cổ, cổ tay và mắt cá chân.
Triệu chứng chung của bệnh chàm
- Ngứa trên da
- Da đỏ
- Xuất hiện mụn nước
- Mụn nước đóng vảy
- Chàm hóa.
Diễn biến của bệnh phát triển qua 5 giai đoạn
- Giai đoạn 1: Hồng ban (đỏ da)
- Giai đoạn 2: Mụn nước
- Giai đoạn 3: Chảy nước
- Giai đoạn 4: Da nhẵn
- Giai đoạn 5: Bong vảy da, Lichen hoá (hằn cổ trâu)
Các giai đoạn của bệnh thường xen kẽ nhau, triệu chứng ngứa xuyên suốt cả 5 giai đoạn và dai dẳng.
Các thể chàm thường gặp
- Chàm cấp: với biểu hiện là nền da đỏ, phù, có mụn nước chứa dịch bên trong, các mụn nước này rất dễ vỡ.
- Chàm bán cấp: Nền da đỏ, bớt sưng phù và mụn nước sau khi bị vỡ dần khô lại tạo thành mảng có màu hơi vàng.
- Chàm mạn: Đây là giai đoạn bệnh chàm chuyển sang kéo dài dai dẳng, khó chữa khỏi với biểu hiện da mẩn đỏ và có vảy ngứa, thỉnh thoảng sẽ tiết dịch nhầy ra như nước.
- Chàm bội nhiễm: Giai đoạn này là giai đoạn bệnh chàm vô cùng khó chữa, bởi nguyên nhân gây ra chàm bội nhiễm không phải từ dị ứng nữa mà do nhiễm các tạp khuẩn trong quá trình tiếp xúc hằng ngày. Biểu hiện của chàm bội nhiễm và những mụn nước mọc lấm tấm ở vùng da bị bệnh, thậm chí có cả mụn nước to chứa mủ, lở loét vô vùng nghiêm trọng.
- Chàm hóa: Chàm hóa là một thể của bệnh chàm do việc bôi thuốc không thích hợp gây nên tình trạng kích ứng cho da, ngoài những vết thương của bệnh cũ còn xuất hiện thêm những biểu hiện đặc trưng của bệnh chàm đó là mụn nước.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh chàm được hình thành do rất nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm:
- Do di truyền: Đây là triệu chứng quan trọng và khó có thể thay đổi được. Ví dụ cha, mẹ bị các bệnh dị ứng như viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm da cơ địa thì xác suất con cái có tỷ lệ mắc bệnh rất cao. Trong đó chàm là một bệnh dị ứng hay gặp trong yếu tố di truyền này.
- Do bệnh nhân tiếp xúc với đồ vật gây ngứa: dây lưng, đồng hồ, các loại trang sức, phụ kiện, hay việc tiếp xúc với các yếu tố độc hại với môi trường như khói bụi, hóa chất, mỹ phẩm trôi nổi. Khi các chất này tiếp xúc da trong thời gian dài hoặc khi da bị tổn thương tiếp xúc với các chất này sẽ thành phản ứng miễn dịch làm cho chúng ta ngứa, gãi nhiều và lâu dần dẫn tới sẩn ngứa chàm hóa.
- Do cơ thể bệnh nhân dị ứng với một số chất: Dị ứng với thức ăn (thức ăn lạ, hải sản, đồ tanh, thịt gà, trứng, sữa , …), dị ứng với thời tiết ,dị ứng với các chất thải bẩn,….
- Do sức đề kháng cơ thể bệnh nhân kém nên giảm khả năng bảo vệ trước tác nhân gây hại từ môi trường.
- Do làn da không được vệ sinh sạch sẽ: gây nên các viêm nhiễm trên da cũng là nguyên nhân khởi phát hình thành nên bệnh viêm da cơ địa.
Điều trị bệnh chàm
Tùy từng nguyên nhân, mức độ biểu hiện của bệnh và thể trạng sức khỏe mỗi người sẽ có phác đồ hỗ trợ điều trị bệnh chàm khác nhau.
Tây y
- Thuốc hỗ trợ điều trị chàm thường ở dạng thuốc bôi có tính chất kháng viêm, ức chế miễn dịch để giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Dùng thuốc kháng sinh theo kháng sinh đồ nếu có nhiễm khuẩn.
- Hỗ trợ chữa bệnh bằng tia cực tím là một trong những phương pháp an toàn, hiện đại nhất hiện nay nhằm điều hòa miễn dịch cục bị trên toàn bộ tế bào mô bị ảnh hưởng, giảm nhanh triệu chứng.
Đông y
- Trong Đông y cũng có những bài thuốc rất an toàn, phù hợp với cơ địa của người Việt Nam. Dựa trên những bài thuốc cổ phương có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, nâng cao chính khí, mà gia giảm sao cho phù hợp với thể chất của người bệnh, từ đó đem lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Phòng bệnh
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa…
- Kiêng đồ ăn tanh sống, hải ản, đồ ăn cay nóng…
- Bổ sung đầy đủ nhóm Vitamin D, axit béo ở dạng không bão hòa, sữa chua,… để đem lại những tác động tích cực cho tình trạng bệnh, ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện vùng viêm mới.
- Giữ phòng ngủ thoáng mát, tránh tiếp xúc lông gia súc, gia cầm, len, dạ, giảm bụi nhà, giảm stress, nên mặc đồ vải cotton.
- Tắm nước ấm, không quá nóng, không quá lạnh, nhiệt độ < 36°C,..