Viêm da dầu ở đầu là một bệnh gây ra rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt cũng như giảm tính thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti về vẻ ngoài của mình. Vì vậy, việc điều trị nhanh chóng và kịp thời là rất cần thiết. Bài viết dưới đây Bsi CKII Trần Thị Thu Huyền– Bác sĩ trưởng khoa tại Đông Y Tuệ Y Đường sẽ đưa ra một số gợi ý về cách chăm sóc và chữa trị cũng như kết quả điều trị viêm da đầu bằng thuốc Đông y tại Tuệ Y Đường để giúp người bệnh chủ động hơn trong điều trị và phòng tránh bệnh tái phát.
Viêm da dầu ở đầu còn được biết tới với các tên gọi khác như viêm da tiết bã ở đầu, viêm da đầu. Bệnh xảy ra khi tuyến bã nhờn ở dưới vùng da đầu bị rối loạn và tiết bã quá nhiều. Vùng da đầu đó sẽ bị sưng đỏ, xuất hiện các mảng bám, vảy trắng, tóc bết, gây cảm giác ngứa ngáy vùng đầu cho người bệnh.
Cũng giống như bệnh viêm da dầu nói chung, viêm da tiết bã da đầu là bệnh mãn tính, dễ tái phát nhiều lần trong đời người. Hiện tại, người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác cũng như thuốc đặc trị hoàn toàn.
Theo thời gian, căn bệnh gây phiền toài vì những cơn ngứa và khiến người bệnh tự ti vì tóc bết, tóc rụng hay những mảng vảy mất thẩm mỹ.
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!
Vì đây là một bệnh về da liễu, nên rất nhiều người quan tâm về vấn đề liệu viêm da đầu có lây không. Câu trả lời được Bác sĩ CKII Thu Huyền đưa ra là KHÔNG LÂY. Bác sĩ cho biết, đây là tình trạng xảy ra do hoạt động của tuyến bã nhờn, không phải do vi khuẩn, virus.
Do đó, bệnh không lây lan từ người sang người giống như các bệnh về da khác như hắc lào, lang ben… Mọi người hoàn toàn có thể yên tâm tiếp xúc với người bệnh. Tuy không lây trực tiếp/gián tiếp từ người qua người, nhưng bệnh lại có yếu tố di truyền.
Bệnh viêm da tiết bã da đầu xuất hiện ở hầu hết mọi lứa tuổi. Các lứa tuổi dễ mắc là trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, người trưởng thành từ 18 – 40 tuổi.
I. Nguyên nhân, triệu chứng viêm da dầu ở đầu
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã ở đầu của trẻ em và người lớn có một số điểm không giống nhau.
- Viêm da tiết bã da đầu ở trẻ em
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh còn được gọi là “cứt trâu”. Hầu như trẻ nào cũng gặp phải tình trạng này trong khoảng từ 0 – 3 tháng đầu đời. Sau đó, “cứt trâu” sẽ tự khỏi trong khoảng từ tháng thứ 4 tới tháng thứ 12. Ở một số trẻ có hệ miễn dịch yếu, vệ sinh kém, “cứt trâu” có thể kéo dài đến 4 hoặc 5 tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh viêm da dầu ở đầu ở trẻ em là do:
- Một số trường hợp trẻ chưa quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ, nên bã nhờn sinh ra với chức năng bảo vệ vùng đầu cho bé.
- Do người mẹ bị rối loạn hormone khi mang thai rồi truyền sang cho thai nhi. Khi em bé sinh ra, hormone đó sẽ kích thích tuyến nhờn hoạt động mạnh và tăng tiết bã. Ở một số trẻ, “cứt trâu” không chỉ xuất hiện ở đầu, mà còn xuất hiện ở mặt, hoặc lan ra toàn cơ thể.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm da tiết bã da đầu ở trẻ sơ sinh là:
- Một số trẻ sẽ xuất hiện các mảng ban đỏ, nhưng có trẻ thì không.
- Trên bề mặt da đầu xuất hiện các mảng bám. Ban đầu là hơi vàng hoặc trắng. Một thời gian sau sẽ chuyển sang màu nâu sẫm hoặc nâu nhạt như những đám “cứt trâu”.
- Khi mới xuất hiện thì các mảng này bám chặt vào da đầu. Sau một thời gian, các lớp “cứt trâu” này sẽ tự bong ra.
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!
>>> Bạn đọc tham khảo thêm:
2. Bị viêm da dầu ở đầu với người lớn
Đối với người lớn, bác sĩ Huyền cho biết, bệnh xuất hiện ở người lớn với nhiều nguyên nhân, điển hình như:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
- Uống nhiều các loại nước có gas, cồn hay cafein
- Thường xuyên trong tình trạng căng thẳng, stress, lo âu
- Do lối sống không khoa học, thường xuyên thức khuya, thiếu ngủ
- Do người bệnh mắc các bệnh về thần kinh, bệnh Parkinson
- Do hệ miễn dịch bị suy giảm như những người bị HIV…
- Sống trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, độ ẩm thấp khiến da đầu bị khô kích thích tuyến bã nhờn tiết ra nhiều để làm ẩm cho đầu
- Do vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, các bã nhờn kết hợp với nấm Malassezia gây nên bệnh…
Cơ chế bệnh viêm da dầu ở đầu xảy ra ở người lớn là do các tác nhân khiến cho tuyến bã nhờn bị rối loạn và tiết bã nhiều hơn mức bình thường.
II. Các triệu chứng bệnh viêm da dầu ở đầu ở người lớn:
- Tóc nhanh bết hơn bình thường, do tuyến nhờn tiết ra nhiều.
- Có cảm giác ngứa ngáy khó chịu dù mới gội đầu xong.
- Da đầu đỏ, có nhiều mảng bám, vảy trắng dễ bong tróc.
- Một số trường hợp tóc rụng nhiều do chân tóc bị yếu đi…
Nếu bệnh xuất hiện ở vùng rìa chân tóc, thì vùng da bị viêm sẽ nổi cộm thành mảng. Mảng này có màu đỏ đậm, khác với màu da bình thường ở xung quanh.
Cách trị viêm da dầu ở đầu phổ biến hiện nay
Bác sĩ Huyền khẳng định, bệnh viêm da tiết bã không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng lại gây nhiều phiền toái đến cuộc sống của người bệnh. Do đó, khi có các triệu chứng bất thường trên da đầu, thì người bệnh nên tới thăm khám bác sĩ để có phương pháp trị bệnh phù hợp nhất.
III. Một số cách điều trị viêm da dầu ở đầu:
- Chăm sóc da tại nhà hỗ trợ điều trị viêm da dầu ở đầu
- Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y hoặc Đông y, thì việc tự chăm sóc tại nhà là rất cần thiết. Việc chăm sóc, vệ sinh đúng cách sẽ hỗ trợ điều trị khỏi bệnh nhanh chóng. Theo đó, bạn hãy thực hiện những việc sau đây:
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!
- Cách chăm sóc đối với trẻ em:
- Bác sĩ Thu Huyền cho biết, đối với trẻ sơ sinh, thì các mảng “cứt trâu” do viêm da tiết bã sẽ tự khỏi mà không cần sử dụng tới thuốc. Trong thời gian đó, thì khi tắm rửa cho bé, cha mẹ nên sử dụng khăn, bàn chải mềm xoa lên đầu, để các mảng bám dần tróc ra.
- Thường thì đến khoảng 1 tuổi là các mảng “cứt trâu” trên đầu trẻ sẽ biến mất.
- Đối với các trẻ bị nặng, đến 1 tuổi mà bệnh chưa tự khỏi, “cứt trâu” bị lan ra mặt, các vùng khác trên cơ thể, nên đưa trẻ đi khám để có cách điều trị phù hợp.
2. Cách chăm sóc đối với người lớn:
Điều đầu tiên nên làm là thực hiện nghiêm chỉnh và kiên trì theo phác đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời lưu ý những điều sau:
- Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng đầu thường xuyên để giảm các bã nhờn gây ngứa ngáy, khó chịu. Đồng thời làm giảm sự hoạt động của nấm men Malassezia.
- Sử dụng các loại dầu gội có tác dụng trị gàu, diệt khuẩn, trị nấm. Khi gội thì người bệnh không nên cào gãi mạnh, vì sẽ làm bong tróc vùng da bị bệnh, gây nhiễm trùng.
- Không nhuộm tóc khi đang điều trị bệnh vì lúc này tóc và da đầu đang rất yếu, tiếp xúc với hóa chất sẽ làm bệnh lâu khỏi hơn.
Nên xây dựng một lối sống khoa học và một chế độ ăn lành mạnh nhằm vừa hỗ trợ điều trị bệnh, vừa hạn chế bệnh tái phát. Ví dụ như:
- Hạn chế thức khuya, nên đi ngủ trước 11 giờ đêm. Hay cố gắng ngủ từ 7 – 9 tiếng/ngày.
- Không sử dụng thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, nước có gas, cafein.
- Bổ sung nhiều rau xanh, củ quả để cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ cho cho cơ thể. Các loại thực phẩm này sẽ cung cấp độ ẩm cho da, hỗ trợ tái tạo tế bào, cấu trúc mô da, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Uống nhiều nước như nước lọc, nước canh, nước ép rau củ quả để cung cấp độ ẩm và vitamin cho cơ thể.
- Tránh ăn các loại thức ăn gây dị ứng cho da. Điển hình như thịt bò, hải sản, đậu nành, đậu phộng. Ngay cả thức ăn công nghiệp, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Bởi vì các loại này gây nóng trong người, kích thích tiết bã nhờn.
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!
IV: Kết quả điều trị viêm da đầu bằng thuốc Đông Y tại Tuệ Y Đường
- Bệnh nhân 1:
Bệnh nhân nhi bị viêm da dầu vùng đầu 5, 6 tháng nay ,da vùng đầu bong tróc, lên vảy gàu có hiện tương lan ra xung quanh. Bệnh nhân nhi ngứa nhiều, nhất khi ra mồ hôi, thời tiết nóng, thỉnh thoảng có các nốt chảy dịch, vết thương hở do ngứa gãi. Mẹ của bé đã bôi các loại thuốc cả Tây y, Đông y nhưng không đỡ. Bệnh nhân đến khám với tình trạng bắt đầu thấy ngứa lại, bong tróc, gàu vảy nhiều. Sau hơn 1 đợt điều trị tiến triển tốt, các nốt đã khô lại, viêm giảm 80-90%.
2. Bệnh nhân 2:
- Bệnh nhân nữ bị viêm da dầu vùng đầu hơn 2 năm, ngứa, tiết dầu và bong gàu, rụng tóc nhiều. Đã sử dụng thuốc của viện da liễu nhiều đợt, chỉ gội đầu bằng bồ kết, chanh nhưng không đỡ. Đợt này ngứa, tóc rụng để lộ rõ từng mảng da và bong tróc nhiều bệnh nhân đi khám lại thì xuất hiện thêm nhiễm nấm, bệnh nhân chán nản, lo lắng rồi được 1 người quen giới thiệu và biết đến phòng khám.
- Sau khi thăm khám và kê thuốc Đông y điều trị, sau gần 2 đợt bệnh nhân đến tái khám, khuôn mặt mừng rỡ trông rõ trên mặt bệnh nhân, tóc đã mọc kín, không còn ngứa, da đầu sạch nhẵn.
3. Bệnh nhân 3:
Hai bệnh nhân nam là sinh viên của 1 trường quân đội, do tính chất công việc làm ngoài trời, đội mũ nhiều, rồi đổ mồ hôi, môi trường, điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo nên cả hai đều viêm da đầu do nấm. Sau khi được thăm khám kỹ càng và làm thuốc để sử dụng sau một đợt hỏi thăm lại cả 2 đều đã ổn hẳn. Đông y quả thực rất hiệu của nếu đúng pháp, đúng phương.
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!
Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:
? Facebook: Tuệ Y Đường
?Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền
?⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội
?Hotline: 0789.502.555– 0789.503.555- 0789501555
Phân biệt viêm da đầu với nấm đầu ntn vậy ạ
Đó là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau bạn nhé!
Tôi bị viêm da đầu 2 năm nay , tóc rụng khá nhiều , bệnh này có chữa được không bác sĩ?
Bạn đã sử dụng thuốc gì chưa? có thể chụp tổn thương sau đó gửi vào số zalo 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn sớm nhất nhé!
Bệnh này chữa bao lâu thì khỏi ạ
Thời gian điều trị tùy thuộc vào diện tích tổn thương, độ đáp ứng thuốc, và tuân theo chỉ định của bác sĩ bạn nhé.Trung bình khoảng 3-6 tháng sẽ điều trị ổn định!
Có phải kiêng gì không bác sĩ?
Bệnh nhân sử dụng dầu gội thảo dược, sau khi gội xong thì sấy khô bằng máy sấy nhé bạn. Tránh để đầu tóc ẩm ướt khó chịu bạn nhé!
nên dùng thuốc bôi hay thuốc uống v
Tùy từng tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ kê thuốc uống và thuốc lau bôi bên ngoài ạ. Bạn có thể gửi ảnh tổn thương vào số zalo 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn cụ thể nha!
mình muốn thăm khám thì làm như thế nào ạ. có cần đặt lịch trước k
Phòng khám mở cửa tất cả các ngày trong tuần. Bạn có thể liên hệ qua số zalo 0789.502.555 để được bác sĩ hỗ trợ sớm nhất nhé!
Em dùng nhiều thuốc rồi mà không cải thiện. Bên pk điều trị thế nào?
Mỗi bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ thăm khám và điều trị bằng thuốc đông y bạn nhé!