KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHÀM VI KHUẨN SAU MỘT ĐỢT THUỐC

Chàm vi khuẩn là một dạng của bệnh chàm (hay viêm da cơ địa) bên cạnh việc tiếp nhận biện pháp điều trị, bệnh nhân bị chàm vi khuẩn cần đặc biệt chú trọng để chế độ dinh dưỡng, tránh tuyệt đối những thực phẩm nguy cơ để ngăn ngừa bệnh chuyển biến nghiêm trọng và hỗ trợ phục hồi. Ngày hôm nay hãy cùng PK Tuệ Y Đường tìm hiểu thế nào là chàm vi khuẩn kết quả điều trị bệnh này tại Tuệ Y Đường thế nào qua bài biết dưới đây.

Bài viết được tham vấn bởi Bsi. CKII Trần Thị Thu Huyền– Trưởng khoa khám bệnh tại Tuệ Y Đường 

Kết quả điều trị của bệnh nhân nữ bị Chàm vi khuẩn 10 tháng sau 1 đợt dùng thuốc

  • Bệnh nhân nữ, từ tháng 11 năm 2021 bắt đầu xuất nốt sần đỏ như nốt muỗi đốt , xung quanh viền có mụn nước li ti, sau lan rộng dần ra, ngứa khi ra mồ hôi, da ẩm ướt. Trước đó bệnh nhân có dùng thuốc 7 màu và Nizoral, nhưng tái đi tái lại  hiện sau đó chuyển sang dùng asa và Terfuzol được thấy tổn thương khô hơn. Sau đó nhà có người thân mất, vết thương nặng, lan rộng hơn, ngứa và lên mụn nước nhiều. Lo lắng và chán nản bệnh nhân lên Youtube tìm hiểu bệnh của mình rồi biết đến Phòng khám.
  • Do ở quá xa tận trong miền Nam nên sau khi thăm khám kỹ càng dựa vào hỏi bệnh, hình ảnh tổn thương và kết quả cần lâm sàng Bác sĩ lên đơn rồi làm thuốc gửi cho bệnh nhân điều trị từ xa. Do điều trị từ xa nên rất cần sự sát sao của bệnh nhân và bác sĩ vậy mới yên tâm được.
  • Với tình trạng tổn thương này bác sĩ hướng điều trị cho bệnh nhân bằng thuốc Đông Y dạng lau bôi bên ngoài để giảm, ngứa viêm, hồi phục da và kế hợp Cao uống giúp bổ khí huyết, thanh nhiệt, trừ thấp, giải độc. Mới 4 ngày dùng thuốc da láng mịn hơn mụn nước cũng giảm bớt và không còn lây lan như trước nữa.

Hiện tại sau nửa tháng chân bệnh đỡ 90% chỉ còn thâm, sau gần 1 tháng chỉ còn vết thâm mờ, nhìn gần mới thấy.

  • Tổn thương ban đầu:
Hình ảnh tổn thương Chàm vi khuẩn trước điều trị
Hình ảnh tổn thương Chàm vi khuẩn trước điều trị
  • Sau 4 ngày dùng thuốc:
Hình ảnh tổn thương Chàm vi khuẩn sau 4 ngày điều trị
Hình ảnh tổn thương Chàm vi khuẩn sau 4 ngày điều trị
  • 25/09: Da hết hẳn ngưa chỉ còn thâm nhẹ nhìn gần, kỹ mới thấy
Hình ảnh tổn thương Chàm vi khuẩn sau gần 1 đợt điều trị
Hình ảnh tổn thương Chàm vi khuẩn sau gần 1 đợt điều trị

Thế nào là chàm vi khuẩn?

  • Da bị chàm vi khuẩn (hay còn được gọi với tên khác là chàm vi trùng) là một dạng của bệnh chàm (hay viêm da cơ địa) và là một căn bệnh về da khá phổ biến thường gặp. Bệnh chàm vi khuẩn có thể xảy ra ở tất cả các độ tuổi và mọi đối tượng khác nhau, bất kỳ ai cũng có thể có nguy có mắc bệnh chàm vi khuẩn, vì vậy cần có những biện pháp phòng tránh để tránh khỏi sự xâm nhập của bệnh.
  • Bệnh tuy không gây ra nguy hiểm cho người bệnh, tuy nhiên bệnh gây ra những khó khăn và bất tiện cho người bệnh trong quá trình sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, những vết thương sau khi lành sẽ để lại trên da người bệnh những vết sẹo gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Có thể gây ra cảm giác tự ti, mặc cảm cho người bệnh.

Bác sĩ Thu Huyền chia sẻ nguyên nhân gây bệnh chàm vi khuẩn?

Chàm vi khuẩn là một dạng của bệnh chàm với những triệu chứng bệnh khá giống với các căn bệnh ngoài da khác. Vì vậy người bệnh rất khó để xác định được bệnh chàm vi khuẩn. nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm vi khuẩn vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên có những nguyên nhân có thể là một trong số những nhân tố gây ra bệnh chàm vi khuẩn.

  • Do di truyền: Yếu tố di truyền chiếm số lượng khá đông trong các nguyên nhân gây bệnh chàm vi khuẩn. Một đứa trẻ sinh ra trong gia đình có người có tiền sử về bệnh chàm vi khuẩn thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn những đứa trẻ khác.
  • Do cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng: Tình trạng dị ứng với các tác nhân như thực phẩm, lông thú nuôi hay một số chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho bệnh khỏi phát.
  • Ngoài ra, các yếu tố từ môi trường bị ô nhiễm, sự tiếp xúc lâu ngày với các hóa chất, chất tẩy rửa như xà phòng, nước rửa chén, mỹ phẩm có thành phần hóa học cao cũng gây nên tình trạng bệnh chàm vi khuẩn.

Bạn đọc tham khảo thêm: Nấm da ở trẻ sơ sinh và kết quả điều trị [1]

Triệu chứng bệnh chàm 

Bệnh chàm có rất nhiều loại như chàm tiếp xúc, chàm khô, chàm da mỡ, chàm nước, chàm tổ đỉa. Ở mỗi mỗi loại lại có những triệu chứng, dấu hiệu và cách điều trị khác nhau vì thế cần quan sát kỹ để có thể xác định chính xác mình đang bị loại nào.

Biểu hiện cơ bản của bệnh chàm là ngứa và nổi nhiều mụn nước trên bề mặt da. bệnh tiến triển theo 4 giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn tấy đỏ da

  • Bệnh bắt đầu trên da với các triệu chứng xuất hiện mảng đỏ, đám đỏ hơi nề, ranh giới không rõ ràng và rất ngứa.
  • Sau đó trên bề mặt da sẽ xuất hiện những hạt sẩn nhỏ có màu hơi trắng, lấm tấm như hạt kê sau đó tạo thành mụn nước.

Giai đoạn 2: Giai đoạn nổi mụn nước

  • Các mụn nước xuất hiện trên nền da đỏ ngày càng nhiều, có kích thước nhỏ, có chiều hướng lan rộng ra thành những mảng chi chít, dày đặc.
  • Các mụn nước nhỏ bằng đầu tăm, rất nông, tự vỡ, có chứa dịch trong. có thể có nhiều đợt mụn nước đùn từ dưới lên hết lớp này đến lớp khác.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Giai đoạn 3: Giai đoạn chảy nước, lên da non

  • Giai đoạn này các mụn nước có thể vỡ do bệnh nhân gãi, vỡ tự nhiên, lỗ chỗ nhiều vết trợt, rất dễ bị bội nhiễm.
  • Sau đó các tổn thương giảm viêm, giảm chảy dịch, xung huyết, các vết trợt khô, đóng vẩy, lên da non thành một lớp da nhẵn bóng, nền da hơi nhiễm cộm, sẫm màu hơn.

Giai đoạn 4: giai đoạn bong vảy da, Liken hóa, hằn cổ trâu

  • Lớp da non vừa tái tạo tự rạn nứt, càng ngày càng sẫm màu, bề mặt xù xì thô ráp, sờ nền cứng cộm, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám.
  • Khi Liken hóa và hình thành hằn cổ trâu, các lớp da dày lên hình thành các hằn nổi rõ có sẩn dẹt ở giữa nếp hằn. ngứa dai dẳng không dứt.
Hình ảnh Bsi Thu Huyền cùng Bsi Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân tại Tuệ Y Đường
Hình ảnh Bsi Thu Huyền cùng Bsi Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân tại Tuệ Y Đường

Cách điều trị

  • Bệnh chàm vi khuẩn gây ra những khó khăn và bất tiện cho người bệnh. Khi bị bệnh chàm vi khuẩn, người bệnh cần hạn chế ăn các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng dẫn đến tình trạng bệnh tái phát, có thể nặng hơn cho người bệnh. ngoài ra, bệnh nhân cũng nên hạn chế các loại thực phẩm cay nóng và các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
  • Khi da bị tổn thương và có tình trạng nước dịch vàng chảy ra hoặc mủ, người bệnh cần dùng các loại thuốc kháng sinh và một số loại thuốc bôi để làm giảm tình trạng của bệnh như Jarish hay xanh Methylen hoặc Hồ nước hay Hồ Neopred. Khi các vết tổn thương đã đỡ hơn, có thể chuyển sang dùng Tetrapred hoặc Brocq để bôi lên vùng da tổn thương.
  • Khi da đã khô, người bệnh có thể bôi các loại chế phẩm như chứa Corticoid như Flucinar, Diprogenta… Khi phần da bị tổn thương trở nên dày hơn người bệnh có thể dùng thuốc mỡ Salicyle 5% hoặc Diprosalic để bôi. Trong quá trình điều trị, người bệnh chàm vi khuẩn cũng nên bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể để hệ miễn dịch được hoạt động tốt nhất và điều trị bệnh hiệu quả.
  • Ngoài ra người bệnh có thể điều trị bằng phương pháp Y học cổ truyền, điều trị từ căn nguyên gôc rễ của bệnh, kết hợp điều trị bên trong lẫn bên ngoài, giúp điều trị bệnh an toàn mà không tái phát.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ vấn đề gì, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua: 

? Facebook: Tuệ Y Đường

?Ths.BSCKII Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789.501.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *