KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHÀM BỘI NHIỄM

Bệnh chàm bội nhiễm là bệnh da thông thường xảy ra trước khi con quý vị lên một tuổi. Da bị chàm bội nhiễm sẽ bị khô, đỏ và ngứa, có thể bị nứt, chảy dịch và sau đó đóng vảy/mày. Hiện nay có nhiều cách chữa bệnh chàm bội nhiễm. Tuy nhiên, khả năng tái lại khá là cao nhưng Đông y lại có nhiều cách để kiềm chế bệnh này và giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn. Hôm nay hãy cũng Ths Bsi CKII Trần Thị Thu Huyền– Bác sĩ trưởng khoa khám bệnh tại Tuệ Y Đường xem kết quả điều trị Chàm vi khuẩn bằng  thuốc Đông y như thế nào nhé!

  1. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh chàm bội nhiễm
  • Chàm bội nhiễm thường bị nổi mẩn đỏ, khô trên mặt. Bệnh nhân có thể nổi mẩn ở trên đầu, thân thể, cánh tay và chân hoặc sau tai. Mẩn đỏ này rất ngứa và có thể khiến bạn thức giấc vào ban đêm.
  • Ở trẻ chập chững biết đi và trẻ lớn tuổi hơn, khi bị chàm bội nhiễm các em thường nổi mẩn ở vùng da quanh đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân.
  • Ở một số trẻ khác, các em có thể nổi mẩn toàn thân.
  • Mức độ bệnh chàm bội nhiễm nặng nhẹ thường thay đổi và bệnh nhân sẽ thấy bệnh chàm bội nhiễm có lúc nhẹ, còn lúc khác thì nặng hơn. Điều quan trọng là phải đối phó hữu hiệu với bệnh chàm bội nhiễm và kiềm chế ngay sau khi bệnh bùng phát.
  • Chàm bội nhiễm cũng thường bị nhiễm trùng da thứ phát do vi khuẩn hoặc siêu vi khuẩn gây ra, đặc biệt là khi không kiềm chế bệnh chàm bội nhiễm hữu hiệu.
  • Các dấu hiệu bị nhiễm trùng thứ phát là các chỗ bị chàm bội nhiễm chảy dịch, đóng vảy/mày và nứt nẻ.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Hình ảnh tổn thương Chàm bội nhiễm
Hình ảnh tổn thương Chàm bội nhiễm
  1. Nguyên nhân gây ra bệnh chàm bội nhiễm?

Hiện nay chưa biết nguyên nhân gây ra bệnh chàm bội nhiễm là gì. Nếu trong gia đình có người bị bệnh chàm bội nhiễm, hen suyễn hoặc sốt phấn hoa thì nhiều khi bạn sẽ bị chàm bội nhiễm.

Một số người bị chàm bội nhiễm cũng có thể bị hen suyễn hoặc sốt phấn hoa. Bệnh chàm bội nhiễm có thể khởi phát bởi một số yếu tố, chẳng hạn như:

  • Bị quá nóng vì quần áo, chăn/mền, lò sưởi
  • Da khô
  • Kích ứng vì xà bông, chất tẩy rửa, vải sợi hoặc các hóa chất khác
  • Dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm
  • Dị ứng với các chất gây dị ứng trong môi trường, chẳng hạn như bụi, phấn hoa cây cỏ hoặc lông động vật
  • Siêu vi khuẩn và các bệnh nhiễm trùng thông thường khác.
  1. Chăm sóc tại nhà

Bsi Thu Huyền chia sẻ chúng ta có thể kiềm chế bệnh chàm bội nhiễm hữu hiệu ở nhà bằng cách xác định và tránh các yếu tố khởi phát. Sử dụng các cách thức sau đây sẽ giúp các bạn kiềm chế bệnh chàm bội nhiễm và giúp bệnh nhân thoải mái hơn.

  • Tránh những điều gây kích ứng da.
  • Mỗi người có thể phản ứng với những điều khác nhau và có thể mất một thời gian mới có thể tìm ra nguyên nhân gây kích ứng da.

Một số điều phổ biến có thể gây kích ứng da bao gồm:

  • Vật liệu không trơn láng, chẳng hạn như quần áo len hoặc acrylic, gối, khăn trải giường các thứ và bao ghế xe hơi.
  • Chất tẩy rửa, xà bông, nước bong bóng tắm bồn, chất tẩy rửa khử trùng.
  • Kem đánh răng – sử dụng sản phẩm không có thành phần SLS.
  • Các chất gây dị ứng môi trường, như lông thú, phấn hoa và bụi.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Hình ảnh tổn thương Chàm bội nhiễm
Hình ảnh tổn thương Chàm bội nhiễm

Bạn đọc tham khảo thêm:

  • Giữ ẩm làn da:

Nên thường xuyên thoa loại kem dưỡng ẩm đặc, đơn thuần, không mùi hương khi con quý vị cần, ngay cả khi da đã hết bị bệnh chàm bội nhiễm. Một số trẻ em sẽ cần thoa kem dưỡng ẩm một hai lần mỗi ngày, trong khi những trẻ em khác sẽ cần cần thoa kem thường xuyên hơn. Loại kem đặc hơn sẽ có hiệu quả hơn so với loại kem dưỡng da. Nên sử dụng loại kem dưỡng ẩm không mùi hương, dầu tắm bồn hoặc nước tắm không có xà bông khi tắm bồn và tắm vòi hoa sen.

  • Giữ cho cơ thể mát mẻ

Nhiệt là yếu tố khởi phát bệnh chàm bội nhiễm phổ biến nhất. Bạn có thể giữ cho cơ thể mát mẻ bằng cách:

  • Mặc một hoặc hai lớp quần áo vải mỏng
  • Dẹp bỏ chăn lông vũ (doona) và chăn/mền len khỏi giường và thay bằng chăn/mền vải hoặc khăn vải
  • Giữ nhiệt độ trong nhà quý vị dưới 20°C vào ban ngày
  • Bệnh chàm bội nhiễm và chế độ ăn uống

Hầu hết bệnh nhân bị chàm bội nhiễm không có bất kỳ phản ứng gì với thức ăn. Tuy nhiên, ở một số người, dị ứng thực phẩm có thể là yếu tố khởi phát.

  • Cần phải xem xét trường hợp dị ứng thực phẩm ở những người bị bệnh chàm bội nhiễm tràn lan nhưng bất trị khi điều trị bệnh chàm bội nhiễm.
  • Hạn chế các thực phẩm tanh lạnh như hải sản, tôm, cua, ốc,… thịt gà.
  • Khi nào đi khám bác sĩ:
  • Ban nên đến bác sĩ nếu:
  • Bệnh chàm bội nhiễm không thuyên giảm sau hai ngày điều trị đều đặn.
  • Có dấu hiệu bị nhiễm trùng: chảy dịch, đóng vảy/mày màu vàng và nứt nẻ ở chỗ bị chàm bội nhiễm.
  • Nếu bệnh chàm bội nhiễm bị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, bạn có thể cần được uống thuốc kháng sinh. Trong trường hợp rất hiếm, nếu bệnh nhân bị nổi mẩn nặng thì có thể cần được điều trị tại bệnh viện. Nếu bệnh chàm bội nhiễm là dạng phức tạp hoặc khó điều trị, bác sĩ hoặc y tá da liễu sẽ soạn thảo kế hoạch điều trị bệnh chàm bội nhiễm cho bệnh nhân.
Hình ảnh Bsi Huyền và Bsi Dung đang thăm khám cho bệnh nhân tại Tuệ Y Đường
Hình ảnh Bsi Huyền và Bsi Dung đang thăm khám cho bệnh nhân tại Tuệ Y Đường
  1. Kết quả điều trị tại Đông y Tuệ Y Đường

Bệnh nhân 1:

  • Bệnh nhân nam 14 tuổi, bị nổi mụn lấm tấm, chảy dịch mủ ở cánh tay, cẳng tay phải. Đã đi khám ở bệnh viện da liễu TP Hồ Chí Minh được chẩn đoán là Viêm da cơ địa bội nhiễm. Nhưng điều trị không thấy đỡ. Bệnh nhân ngứa ngáy khó chịu nhiều, gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt và kết quả học tập.
  • Được biết đến Phòng khám qua người quen giới thiệu, sau khi thăm khám kỹ càng bác sĩ hướng cho bệnh nhân điều trị bằng thuốc Đông y, sau 1 đợt da đã ổn được khoảng 90%, da chỉ còn thâm nhẹ, bệnh nhân rất mừng và tin tưởng điều trị.
Hình ảnh tổn thương trước và sau điều trị của bệnh nhân Chàm vi khuẩn
Hình ảnh tổn thương trước và sau điều trị của bệnh nhân Chàm vi khuẩn

Bệnh nhân 2:

  • Bệnh nhân nữ 9 tuổi bị Chàm vi khuẩn hơn 1 năm ở tay. Khám ở Bệnh viện da liễu, phòng khám tư nhưng đỡ rồi lại tái, tổn thương ngứa, rát, khó chịu có nhiều mụn nước và chảy dịch vàng tanh. Sau khi đến khám và dùng thuốc Đông y, do tổn thương nhiều, mức độ khá nặng vì vậy ngoài dùng thuốc bệnh nhân phải kiêng khem và vệ sinh thật tốt. Cuối cũng sau hơn 2 đợt cố gắng, tuân thủ theo hướng điều trị của bác sĩ thì da của con đã gần như bình thường.
Hình ảnh tổn thương trước và sau điều trị của bệnh nhân Chàm vi khuẩn
Hình ảnh tổn thương trước và sau điều trị của bệnh nhân Chàm vi khuẩn
Hình ảnh tổn thương trước và sau điều trị của bệnh nhân Chàm vi khuẩn
Hình ảnh tổn thương trước và sau điều trị của bệnh nhân Chàm vi khuẩn

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

 

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

?Hotline:0789.502.555– 0789.503.555- 0789501555

 

Tin liên quan

19 thoughts on “KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHÀM BỘI NHIỄM

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Thời gian điều trị tùy thuộc vào cơ địa , diện tích tổn thương và độ đáp ứng của từng bệnh nhân bạn nhé. Bạn có thể chụp hình ảnh tổn thương gửi vào số zalo 0789502555 của phòng khám để được bác sĩ tư vấn sớm nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *