Hồng hoa – Dược liệu quý cho sức khỏe phụ nữ

Hồng hoa là dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh đặc biệt là điều trị các bệnh lý của phái nữ. Hồng hoa xuất hiện nhiều trong các thang thuốc điều kinh, thống kinh, ứ huyết và tác dụng điều kinh của nó mang lại là vô cùng lớn. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu quý này.

Bài viết được tham vấn bởi BSCKII Trần Thu Huyền

Hồng hoa vị thuốc quý dành cho sức khỏe phụ nữ
Hồng hoa vị thuốc quý dành cho sức khỏe phụ nữ

1. Mô tả

Hồng hoa còn có nhiều tên gọi khác như đỗ hồng hoa, lam hồng hoa, mạt trích hoa cây hoa Rum,… Có tên khoa học là Carthamus tinctorius L, thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae).

Hồng hoa được trồng rất nhiều ở Việt Nam đặc biệt là rất nhiều ở tỉnh Hà Giang. Ngày nay do nó là dược liệu quý vừa có công dụng chữa bệnh mà lại còn mang lại nguồi thu nhập cho đồng bào chính vì vậy đã được trồng rộng rãi ở nhiều nơi.

2. Đặc điểm hình thái

Hồng hoa là loài cây thân thảo, sống quanh năm, mọc cao trung bình từ 0,6 – 1m. Thân nhỏ mọc thẳng, trơn nhẵn không có lông, phân cành ở ngọn.

Lá của Hồng hoa mọc đối nhau, cuống lá thì rất ngắn gần như không có cuống, phiến lá hình trứng, dài từ 4 – 9 cm, rộng từ 1 – 3 cm, chóp lá nhọn và sắc, mép lá có hình răng cưa không đồng đều. Mặt trên nhẵn, có màu xanh sẫm, mặt dưới có gân lá lồi cao, gân có hình xương cá.

Hoa thường mọc ở ngọn của cây bao chung quanh với nhiều vòng lá nhỏ, vòng ngoài nhỏ hơn vòng trong, xếp xen kẽ nhau, có hình dạng cũng như kích thước khác nhau.  hoa hình chùm như bông cúc vạn thọ nhưng nhỏ, màu đỏ cam đính trên đài hoa dẹt.

Quả bé có 4 thùy, hình trứng dài 4 – 5 mm, rộng 8 – 9 mm

Cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở những nơi đất ẩm xốp nhiều nước, các vùng có khí hậu ấm áp, nhiều ánh sáng. Tháng 6 – 8 là mùa ra hoa, tháng 9 – 10 là mùa đậu quả.

Đặc điểm hình thái của vị thuốc hồng hoa
Đặc điểm hình thái của vị thuốc hồng hoa

Tìm hiểu thêm: THUỐC BỔ HUYẾT

3. Thu hái, chế biến, bảo quản

  • Thu hái: Hoa bắt đầu nở vào đầu hè, tháng 6 – 8 là mùa hoa rổ bông nhiều cho năng suất cao nhất, mùa quả tháng 9 – 10. Sau khi hái hoa về, để nơi thoáng mát cho khô nhẹ, giúp các dược liệu như hoa ít bị biến đổi cả về màu và chất lượng (phơi âm can).
  • Chế biến: Hoa sau khi hái về ngắt bỏ đài, nếu phơi khô dùng gọi là “tán Hồng hoa”, nếu gói lại thành từng bánh hoặc vắt thành miếng rồi phơi khô gọi là “tiền bính”.
  • Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp (mặt trời), luôn đậy kín trong bao vì Hồng hoa là loại dược liệu dễ hút ẩm, hay bị vỡ vụn và dễ đổi màu và thay đổi chất lượng dược liệu. Độ ẩm không quá 13%.

4. Thành phần hóa học

Hồng hoa chứa flavonoid là carthamin ( màu vàng như safflor yellow A, sailor yellow B và salomon A) trong đó aglycon gồm 2 đơn vị carthamin và isocart hamidin.

Hạt chứa serotonin, N-feruloyl tryptamine và N – (p.coumaroyl) – tryptarnin. Ngoài ra, hạt còn có luteolin, hồng hoa còn có polysaccharide và rất nhiều chất khác.

5. Công dụng chính của Hồng hoa

  • Hồng hoa được dùng nhiều trong các thang thuốc cổ phương nhằm mục đích để chữa bế kinh, đau bụng kinh, ứ huyết sau đẻ, khí hư, viêm tử cung, viêm buồng trứng.
  • Có khi dùng Hồng hoa trong trường hợp thai lưu trong bụng.
  • Nó còn có tác dụng hạ sốt, ra mồ hôi, và được dùng trong bệnh viêm phổi, viêm dạ dày
  • Còn dùng làm thuốc nhuộm lên vải cho màu vàng đỏ rất đẹp và an toàn, sử dụng màu thực vật tạo màu cho đồ ăn, không gây độc.
  • Hạt có thể được dùng làm thuốc trong thang lợi tiểu và thuốc bổ. Dầu đun nóng dùng để chữa đau nhức và thấp khớp.

6. Một số tác dụng dược lý

  • Hồng hoa có tác dụng giảm miễn dịch trong thí nghiệm gây choáng phản vệ.
  • Hồng hoa còn có tác dụng hạ cholesterol máu chuột cống trắng
  • Hồng hoa có tác dụng ức chế hoạt tính men phosphođiesterase của tim bò.
  • Hồng hoa làm quá trình tái tạo gan diễn ra nhanh chóng do tăng cải tạo tuần hoàn gan.
  • Hỗn hợp polysaccharid của hồng hoa có tác dụng kích thích hệ miễn dịch không đặc hiệu. Polysaccharid vừa có trọng lượng phân tử cao vừa có cấu trúc khá phức tạp lại có tính chất hút anion để gắn vối màng những tế bào nhằm mục đích tăng miễn dịch nhiều hơn so với các glycan đơn giản.
Hồng hoa có rất nhiều tác dụng trong điều trị các bệnh của phụ nữ
Hồng hoa có rất nhiều tác dụng trong điều trị các bệnh của phụ nữ

7. Theo YHCT đặc điểm Hồng hoa

  • Hồng hoa có vị cay, tính ôn.
  • Quy kinh: Tâm, Can.
  • Công năng: Hoạt huyết khứ ứ, thông kinh hoạt lạc, chỉ thống.
  • Chủ trị: Các chứng như khí huyêt ứ trệ, bế kinh, thống kinh, hành kinh huyết khối, trưng hà tích tụ, sản dich tồn lưu, thai lưu, chấn thương.

Nếu có vấn đề gì về da liễu, phụ khoa, nam khoa, cơ xương khớp vui lòng liên hệ hotline: 0789503555 để được đặt lịch khám sớm nhất.

8. Một số bài thuốc hay dùng trên lâm sàng

Hồng hoa là dược liệu quý hay dùng trong trong các thang trị huyết, dưới đây là một số bài thốc tâm đắc và kinh nghiệm của bác sĩ chuyên môn Trần Thu Huyền – Trưởng khoa khám bệnh tại phòng khám Tuệ Y Đường. Mời các bạn tham khảo

  • Hoạt huyết thông kinh, trị đau bụng kinh

Hồng Hoa 6g, Xuyên khung 4g, Đương qui 12g, Hương phụ 12g, Diên hồ sách  12g

Sắc uống hoặc ngâm rượu uống trước khi đến kì kinh

  • Huyết hôi sau đẻ

Hồng hoa 4g, Ích thảo 20g, Sơn tra 20g, đường ỏ vừa đủ

Sắc uống ngày một thang

  • Kinh nguyệt không đều do huyết hư huyết ứ

Gạo nếp 100g, Hồng hoa 4g, Đương qui 12g, Đan sâm 15g.

Gạo nếp vo sạch nấu cháo, dược liệu sắc lấy nước bỏ bã. Khi cháo chín cho nước thuốc vào, nấu vừa ăn. Ăn nóng khi còn đói.

Bốc thuốc thang tại Tuệ Y Đường
Bốc thuốc thang tại Tuệ Y Đường
  • Trị rong kinh, bế kinh, kinh sẫm màu, có huyết khối kèm đau vùng tiểu khung, đau tức ngực, liên sườn

Hồng hoa 12g, Hương phụ 18g, Gạo nếp 60g.

Gạo nếp vo sạch nấu cháo, dược liệu sắc lấy nước bỏ lại bã. Khi chín cho nước thuốc vào cháo, nấu lại vừa ăn.

Ngày ăn 1 lần khi đói. Ăn trước kỳ kinh đến.

  • Người bệnh huyết hư thiếu máu

Hồng hoa 10g, Gừng tươi 8g, Đậu đen 50g.

Cho vào túi vải nấu chín kĩ để ra hết dược chất, vớt bỏ bã thuốc, thêm muối và chút gia vị. Ngày ăn 1 lần, liên tục trong 10 ngày.

  • Trị ứ máu thống kinh

Ngâm rượu 6-8g hồng hoa, uống ngày 5-10ml

Hãm trà hồng hoa uống thay nước trong ngày

  • Loại bỏ thai lưu trọng bụng

Hồng hoa đun cùng với rượu trắng. Có thể gia thêm rễ cây gấc, cỏ nụ áo, vỏ cây vông đồng, lá đào, sắc nước rồi chế thêm đồng tiện vào uống.

  • Điều trị sưng tấy sau té ngã

Hồng hoa 4g, Đào nhân 4g, Đương quy vĩ 4g, Chi tử 8g.

Đem rửa thật sạch rồi để ráo các vị trên, rồi phơi khô dưới bóng râm và đem tán thành bột mịn. Khi bị sưng tấy do té ngã chỉ cần dùng 1 ít thuốc bột trộn với giấm và đun nóng. Có thể chia thuốc ra để đắp ngay tại vị trí gặp tổn thương.

  • Phòng và chống ban sởi: 

Hạt hồng hoa 3-5 hạt nhai nuốt cả bã và uống nước

  • Thuốc mỡ bôi chữa chàm: 

Dùng Hồng hoa, Xuyên hoàng liên, Hồng đơn, Chu sa mỗi vị 4g.

Tán bột hòa với mỡ trăn bôi vào chỗ chàm.

  • Chữa suy tim:

Hồng hoa 12g; Đảng sâm, Bạch truật mỗi vị 20g; Thục địa, Phục linh, Đan sâm, Ý dĩ mỗi vị 16g; Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Ngưu tất mỗi vị 12g; Cam thảo 4g.

Sắc uống ngày một thang.

  • Chữa viêm gan mạn tính: 

Hồng hoa 8g, Bạch thược, Xuyên khung, Đan sâm mỗi vị 12g, Đương quy, Đào nhân, Diên hồ sách mỗi vị 8g.

Sắc uống ngày một thang.

9. Một số lưu ý khi dùng hồng hoa

  • Phụ nữ có thai hoặc kinh nguyệt ra với lượng nhiều không nên sử dụng
  • Người có tiền sử huyết áp cao không được dùng
  • Không được phép dùng với liều lượng nhiều vì có thể đẫn đến phá huyết, tiêu huyết vô cùng nguy hiểm.
  • Hồng hoa rất kỵ với Trầm hương và Xạ hương vì vậy cần lưu ý khi dùng kết hợp chung với nhau
  • Không nên tự ý dùng các bài thuốc trên khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho chính mình.

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *