Hội chứng cơ hình lê là tình trạng rối loạn thần kinh cơ, rất dễ nhầm lẫn với đau dây thần kinh tọa. Do tính chất đau khá giống với thần kinh tọa nên nó cũng làm cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống
Hãy cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu về hội chứng cơ hình lê nhé!
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI. Nguyễn Nhật Minh
1. Giải phẫu và chức năng cơ hình lê
– Cơ hình lê hay nhiều người vẫn gọi là cơ quả lê chính là cơ dẹt có hình quả lê hoặc hình tháp, được xếp vào nhóm cơ mông
– Lớp cơ này nằm sâu bên trong cơ mông lớn và ngay cạnh bờ trên khớp háng
– Cơ quả lê có chức năng rất quan trọng. Gần như tất cả các hoạt động thể thao, liên quan đến phần khớp háng và chân đều cần đến sự góp mặt của loại cơ này. Dưới đây là những vai trò chính của cơ hình lê:
+ Đảm bảo phần khớp háng luôn được cố định chắc chắn
+ Nhờ cơ quả lê, chúng ta có thể nâng và xoay đùi ra bên ngoài một cách nhanh chóng, đơn giản
+ Cơ quả lê cũng giúp cho những bước đi cân bằng, vững vàng
+ Hỗ trợ nâng trọng lượng của cơ thể khi thực hiện đổi chân
– Hội chứng cơ quả lê xảy ra khi cơ này bị sưng và co thắt. Đây là căn bệnh khá hiếm gặp. Nhiều người cho rằng hội chứng cơ quả lê chính là nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa
– Tuy nhiên, các chuyên gia giải thích như sau: Hệ dây thần kinh tọa sẽ đi dọc theo bờ dưới của cơ quả lê vì thế khi các cơ quả lê co thắt sẽ chèn ép hệ thống dây thần kinh tọa và khiến người bệnh bị đau thần kinh tọa
2. Định nghĩa hội chứng cơ hình lê
– Hội chứng cơ hình lê hay còn gọi là hội chứng cơ tháp là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa
– Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dày và dài trong cơ thể, nó đi dọc theo và đi qua bờ dưới cơ hình lê, đi xuống mặt sau của bân và cuối cùng chia nhánh thành các dây thần kinh nhỏ tận cùng ở bàn chân. Cơ hình lê co thắt có thể gây chèn ép dây thần kinh tọa
>>>> Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề bệnh lý cơ xương khớp vui lòng liên hệ hotline: 0789.501.555 để được tư vấn trực tiếp!
3. Nguyên nhân gây hội chứng cơ hình lê
Nguyên nhân gây ra hội chứng cơ hình lê rất đa dạng, trong đó những nguyên nhân dưới đây được cho là phổ biến nhất:
– Hẹp lỗ bịt
– Xuất hiện cơ hình quả lê phụ
– Người bệnh bị co thắt hoặc phì đại cơ tháp
– Một số dị tật ở phần cột sống khiến cho thắt lưng cong về phía trước cũng dễ dẫn đến hội chứng đặc biệt này
– Do bệnh bại não
– Viêm bao hoạt dịch
– Vùng cơ hình quả lê bị viêm
– Tập luyện cường độ cao, lao động quá sức, nhất là những động tác, công việc đòi hỏi chân phải lặp đi lặp lại nhiều động tác.
– Các trường hợp bị va đập mạnh, vấp ngã
– Thường xuyên bê vác các vật nặng
– Thường xuyên phải leo cầu thang bộ
– Ngồi làm việc trong thời gian dài
– Những trường hợp béo phì, tăng cân nhanh do mang thai dẫn đến tăng cơ là cũng chính là nguyên nhân gây ra hội chứng cơ quả lê
– Một số vấn đề ở khớp cùng chậu cũng có thể gây ra hội chứng này
– Xoay hông đột ngột
– Chấn thương do tai nạn giao thông gây tác động mạnh đến vùng cơ quả lê
4. Triệu chứng điển hình của hội chứng cơ hình lê
Một số triệu chứng phổ biến của hội chứng cơ quả lê là:
– Hiện tượng mông đau và ngứa ran hay tê bì. Triệu chứng này sẽ ngày càng nghiêm trọng và có thể dần dần lan xuống vùng đùi sau, rồi đến phần bắp chân và bàn chân
– Khi những cơn đau, tê nhức tăng dần và trở nên nghiêm trọng
– Người bệnh cảm thấy rất khó chịu trong nhiều tư thế, hoạt động khác nhau chẳng hạn như việc leo cầu thang, đứng lên hay ngồi xuống và khi chạy bộ. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người bệnh
– Khi có một lực nào đó tác động trực tiếp lên vùng quả lê hoặc người bệnh phải ngồi quá lâu khi làm công việc văn phòng hoặc khi lái xe đường dài thì những cơn đau cũng sẽ bị kích thích và trở nên rõ rệt hơn
>>>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Giãn dây chằng vùng lưng điều trị như thế nào?
5. Cận lâm sàng giúp chẩn đoán hội chứng cơ hình lê
– Điện sinh lý: Đây là phương pháp có thể giúp đo lường được tốc độ dẫn truyền của dây thần kinh khi bị phần cơ quả lê chèn ép.
– Chụp cộng hưởng từ: Kết quả hình ảnh từ phương pháp này cho thấy hình ảnh rõ nét và chi tiết về cơ quả lê và một số dây thần kinh khác. Qua đó, bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng viêm, chấn thương,…
6. Điều trị hội chứng cơ hình lê
Để điều trị hội chứng cơ quả lê hiệu quả, cần kết hợp nhiều phương pháp. Cụ thể như sau:
– Kiểm soát cơn đau: Trước tiên bạn cần hạn chế kích thích cơn đau bằng cách tránh xa những tư thế ngồi hay hoạt động gây ảnh hưởng, tác động lên cơ quả lê. Hoặc khi xảy ra cơn đau, bạn cần chườm đá hay chườm nóng để giảm đau
– Vật lý trị liệu: Có thể thực hiện các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, có thể điều trị nhiệt nóng bằng sóng ngắn, hồng ngoại, điện di, điện xung để cải thiện triệu chứng
– Thuốc: Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như thuốc kháng viêm, thuốc giãn cơ cho người bệnh trong trường hợp cần thiết. Người bệnh cũng cần lưu ý không được sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ điều trị
Ngoài thuốc dạng uống, bệnh nhân cũng có thể dùng thuốc dạng tiêm, chẳng hạn như tiêm Corticoid hay Botox. Những loại thuốc này có tác dụng giảm căng cơ và hạn chế chèn ép dây thần kinh
– Nắn xương để giảm đau và lấy lại khả năng vận động cho cơ hình lê
– Dùng dòng điện nhẹ iontophoresis
– Phẫu thuật nếu những phương pháp trên không mang lại hiệu quả
>>>>> Có thể bạn quan tâm: Điều trị đau cổ vai gáy cấp tại Tuệ Y Đường
7. Phòng bệnh hội chứng cơ hình lê
Để phòng tránh bệnh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Nên sinh hoạt, lao động đúng tư thế
+ Trước khi tập thể dục, chơi thể thao, cần đảm bảo khởi động kỹ càng
+ Không nên tập luyện quá sức và quá đột ngột. Nên nâng cao cường độ tập dần dần để cơ thể dễ dàng thích nghi và phòng tránh gây ra chấn thương trong quá trình tập luyện
+ Nếu xảy ra cơn đau trong quá trình tập luyện thì cần nghỉ ngơi cho đến khi cơn đau thuyên giảm
+ Đối với những trường hợp bị bệnh thì cần thường xuyên tập vật lý trị liệu để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh
+ Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao cũng nên tìm hiểu về bệnh và thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời
Bài viết trên đây là chia sẻ về cách nhận biết và điều trị hội chứng cơ hình lê. Bạn đọc có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào về hội chứng cơ hình lê nói riêng và bệnh lý cơ xương khớp nói chung vui lòng liên hệ các trang thông tin chính thức sau:
Facebook: Tuệ Y Đường
⚕️ Bác sĩ CKI: Nguyễn Nhật Minh
⚕️ Bác sĩ: Đoàn Dung
Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789501555
e bị giãn cơ hình lê gần 2 năm do đá bóng thì cần làm gì ạ và còn bị đau lưng nữa ạ
Bạn qua trực tiếp Phòng khám để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp bạn nhé!
Phòng khám mình ở địa chỉ 166 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Bạn có thể liên hệ qua hotline 0789501555 để đặt lịch khám nhé
Bs ơi cho em hỏi chút ạ!
Hiện tại em đang bị triệu chứng là khi em đứng lâu hoặc đi bộ tầm 15 phút thì mông em bị đau, cơn đau lan xuống làm tê chân, nhưng em chạy bộ thì lại không bị sao hết. Đi khám không ra bệnh, em hỏi người có kiến thức y học cổ truyền họ lại bảo bị thần kinh toạ, thoái hoá đốt sống
Triệu chứng của em đang gặp phải không loại trừ trường hợp đã có sự chèn én thần kinh, điển hình là dây thần kinh tọa. Chèn ép lâu ngày sẽ gây các biến chứng nguy hiểm khác, vậy nên em nên sắp xếp thời gian đi khám để tìm ra chính xác nguyên nhân là gì để có hướng điều trị thích hợp nhất
Để đặt lịch khám em vui lòng liên hệ đến hotline 0789501555 nhé!
chào bs làm sao xác định la do đau cơ hình lê, mông mình đang bị đau và chân mình đang bị châm chít, bs có thể tư vấn thêm giúp mình được không ạ
Bạn liện hệ qua hotline: 0789501555 để các bác sĩ tư vấn và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp bạn nhé!
Mình có thể đặt lịch trị liệu bên phòng khám qua hình thức nào ạ?
Chào bạn, bạn liên hệ đặt lịch qua hotline 0789501555 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!