HERPES MÔI – LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHANH KHỎI?

Herpes môi là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus herpes simplex. Bệnh làm xuất hiện mụn nước hay mụn rộp mọc trên môi, gây đau và ngứa ở môi hoặc xung quanh miệng. Nếu biết chăm sóc và điều trị đúng cách bệnh có thể kiểm soát và phục hồi nhanh chóng!

Cùng Tuệ Y Đường theo dõi bài viết dưới đây để biết cách kiểm soát căn bệnh này nhé!

 

1. Bệnh Herpes môi là bệnh gì

Theo BS. CKII Trần Thị Thu Huyền, Bệnh Herpes môi hay mụn nước, mụn rộp ở môi, là những vết phồng rộp nhỏ tạo thành từng đám trên môi và xung quanh miệng. Nguyên nhân bệnh do virus Herpes simplex (HSV), trong đó chủng HSV-1 chủ yếu gây mụn rộp ở môi, còn HSV-2 thường gây mụn rộp ở cơ quan sinh dục.

Herpes môi là một bệnh lây nhiễm
Herpes môi là một bệnh lây nhiễm

2. Triệu chứng của bệnh Herpes môi là gì?

Ban đầu, người bị Herpes môi thường có cảm giác ngứa ran hoặc bỏng rát trên môi. Sau một vài ngày, trên viền môi xuất hiện những vết phồng rộp nhỏ màu đỏ, chứa đầy dịch. Trong một số trường hợp, mụn rộp có thể hình thành xung quanh mũi, má hoặc ở bên trong miệng. Vùng da bị phồng rộp có thể vỡ ra, chảy dịch sau đó đóng vảy lại.

Ngoài các biểu hiện tại chỗ ở môi và miệng, có thể xuất hiện một số triệu chứng toàn thân:

  • Sốt
  • Đau rát họng
  • Đau mỏi cơ
  • Sưng hạch ngoại vi
  • Ở trẻ nhỏ có hiện tượng chảy nước dãi

Mọi thắc mắc xin liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Hình ảnh tổn thương trong bệnh Herpes môi
Hình ảnh tổn thương trong bệnh Herpes môi

3. Bệnh Herpes môi có lây được không?

Bác sĩ Huyền cho biết, Herpes môi là một bệnh truyền nhiễm, lây từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp như hôn, quan hệ tình dục bằng miệng,… hoặc tiếp xúc gián tiếp khi ăn uống chung, dùng chung mỹ phẩm, vật dụng cá nhân.

Người bị nhiễm virus Herpes ở môi khi điều trị hết triệu chứng vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh. Hiện nay vẫn chưa tìm ra cách để điều trị bệnh triệt để, vì thế Herpes môi có thể tái phát nhiều lần. Một số yếu tố thuận lợi làm bệnh tái phát như:

  • Tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, nhất là khu vực vùng môi.
  • Hệ miễn dịch của cơ thể giảm sút
  • Tổn thương ở vùng môi hoặc bệnh lý về răng miệng
  • Cơ thể căng thẳng, mệt mỏi

Hắc lào có thể chữa khỏi được không ?

3. Điều trị Herpes môi như nào

BS CKII Trần Thị Thu Huyền chia sẻ, hiện nay chưa tìm ra biện pháp điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh do virus Herpes vẫn ẩn dưới sâu dây thần kinh của cơ thể, nhưng phần lớn các mụn rộp trên môi sẽ tự biến mất trong khoảng dưới 2 tuần. Tuy nhiên, nếu điều trị bằng thuốc sớm có thể làm giảm thời gian bệnh và ngăn chặn phần nào bệnh tái phát trở lại trong tương lai.

Herpes môi bôi thuốc gì hay uống thuốc gì phụ thuộc vào việc bệnh nhân đang mắc bệnh khởi phát, tái phát hay đang cố gắng để ngăn chặn nguy cơ khởi phát bệnh trong thời gian tới.

Với người lần đầu bị bệnh Herpes miệng, các loại thuốc kháng virus đường uống có thể giúp giảm đau và giảm thời gian lành bệnh.

Với bệnh Herpes miệng tái phát, nguyên tắc chủ yếu khi điều trị là làm giảm mức độ nghiêm trọng và giảm thời gian phát bệnh, Bác sĩ Huyền cho biết có thể lựa chọn các thuốc sau:

  • Kem bôi hoặc thuốc mỡ bôi tại chỗ: Mụn rộp ở môi thường gây ngứa rát, đau và  khó chịu cho người bệnh. Để kiểm soát được cơn đau và giảm thiểu tình trạng ngứa rát do Herpes ở môi và thúc đẩy quá trình tự làm lành của tổn thương thì dùng kem bôi hoặc thuốc mỡ kháng virus là cần thiết. Thuốc thường dùng là Acyclovir được dùng ngay khi mụn Herpes môi mới khởi phát, các triệu chứng của  bệnh sẽ được kiểm soát nhanh chóng.

  • Thuốc uống kháng virus: Nguyên nhân gây bệnh Herpes môi là virus, vì thế dùng thuốc uống kháng virus sẽ giúp làm giảm nhanh triệu chứng bệnh. Tuy nhiên khi dùng các thuốc này cần phải theo chỉ định của bác sĩ bởi thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn 

  • Với những người có hệ miễn dịch kém hoặc cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng hay phụ nữ có thai thì càng cần phải cẩn trọng hơn trong sử dụng thuốc điều trị Herpes môi. Nếu không điều trị tốt, bệnh kéo dài dai dẳng gây biến chứng, bệnh nhân sẽ cần điều trị với thuốc liều cao hơn.

Giai đoạn đầu tiên của Herpes môi có thể gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Đối với trẻ em bị bệnh, có thể có sốt và nhiều mụn rộp lở loét trong miệng, trường hợp này cần phải khuyến khích cho trẻ uống đủ nước và các chất lỏng khác để tránh tình trạng mất nước. Ngoài ra, với người lớn và trẻ lớn ở giai đoạn đầu tiên của mụn rộp, đôi khi cần được chỉ định một toa thuốc súc miệng mạnh để giải quyết triệu chứng đau.

Dùng thuốc bôi để làm giảm triệu chứng bệnh Herpes môi
Dùng thuốc bôi để làm giảm triệu chứng bệnh Herpes môi

Mọi thắc mắc gì xin liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

4. Biện pháp chăm sóc tại nhà khi bị Herpes môi

Bác sĩ Huyền chia sẻ, nếu bệnh Herpes môi nhẹ, mới khởi phát có thể tham khảo một số phương pháp chăm sóc và điều trị tại nhà để giảm nhẹ triệu chứng, tăng phục hồi tổn thương như:

  • Uống thuốc giảm đau, hạ sốt khi cần thiết

Trong giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh có thể cảm thấy đau đớn, thậm chí có thể có sốt, cần phải sử dụng đến thuốc giảm đau, hạ sốt. Nên lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng những lọa thuốc này, nhất là với trẻ em vì nó có nhiều tác dụng phụ. Thuốc giảm đau hạ sốt do Herpes môi thường dùng tại nhà là acetaminophen hoặc ibuprofen.

  • Hạn chế thực phẩm có vị chua

Mụn Herpes môi càng đau đớn, lâu hồi phục nếu tiếp xúc trực tiếp với acid từ thực phẩm, ở trong loại hoa quả như cam, quýt, chanh,… Tuy nhiên những laoij quả này lại chứa nhiều vitamin C để tăng cường sức khỏe, vì vậy bạn có thể vắt lấy nước uống, song nên dùng ống mút để vùng da bị tổn thương không bị ảnh hưởng.

  • Dưỡng ẩm

Sử dụng dưỡng ẩm khi thương tổn đã khô, có thể dưỡng ẩm cho vùng da bị bệnh bằng gel nha đam hoặc son dưỡng nha đam. Trong nha đam có tinh chất với tác dụng làm mát, làm dịu tổn thương da.

  • Uống nhiều nước

Herpes môi có thể xuất hiện nhiều mụn rộp đau đớn trong miệng, khiến trẻ sốt, quấy khóc, khó khăn khi ăn, ngủ và gây mất nước cho trẻ. Vì thế, cần bổ sung thêm nước lọc và nước hoa quả các loại để tránh mất nước, giảm đau, tăn cường tốc độ phục hồi bệnh.

Bôi thuốc mỡ giúp làm dịu và nhanh phục hồi tổn thương do Herpes môi
Bôi thuốc mỡ giúp làm dịu và nhanh phục hồi tổn thương do Herpes môi

Mọi thắc mắc xin liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

5. Làm gì để phòng ngừa Herpes môi tái phát.

Lây nhiễm virus Herpes trực tiếp hay gián tiếp từ người bệnh hoặc có những yếu tố thuận lợi cho virus phát triển sẽ khiến Herpes môi khởi phát. Các biện pháp sau có tác dụng phòng ngừa lây nhiễm và tái phát bệnh hiệu quả:

  • Hạn chế tiếp xúc, hôn với người đang có dấu hiệu bệnh hoặc bản thân bạn đang mắc bệnh.
  • Cẩn thận khi chạm vào mụn rộp của người bệnh dù ở môi hoặc bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, hãy sử dụng găng tay trong trường hợp bắt buộc và rửa tay sát khuẩn ngay sau đó.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài, nên đeo khẩu trang và sử dụng son dưỡng môi chống UV nếu buộc phải ra ngoài trời.
  • Sử dụng bao cao su và màng chắn miệng khi quan hệ tình dục, hạn chế quan hệ tình dục với nhiều người.

Dù không nguy hiểm song bệnh Herpes môi gây rất nhiều bất tiện và khó chịu cho người bệnh. Hơn nữa bệnh không thể điều trị hết hoàn toàn, dễ tái phát nên việc chăm sóc, phòng ngừa bệnh là rất quan trọng. 

Bs CKII Thu Huyền và Bs Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân
Bs CKII Thu Huyền Bs Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân tại phòng khám Tuệ Y Đường

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề về làm thế nào để nhanh khỏi bệnh Herpes môi. Bạn có thể gặp các triệu chứng ngoài da khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ qua:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555– 0789.503.555

Tin liên quan

17 thoughts on “HERPES MÔI – LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHANH KHỎI?

  1. Quân Linh says:

    tôi bị mọc tập chung nhiều mụn trên môi rất khó chịu, kèm đau và ngứa, chảy dịch thế thì nên uống thuốc gì bác sĩ

    • Quân Minh says:

      mình cũng đã từng khám và điều trị ở đây giờ thấy môi bình thường rồi, hiện tại là 2 năm rồi nhưng chưa thấy tái lại

  2. Hoa says:

    Mụn nước có lây lan khi vỡ không ạ ? có cách nào để xử lý tình trạng này để giúp tổn thương nhanh khô dịch không bác sĩ

  3. Mai says:

    Sau khi khỏi bệnh này có nguy cơ tái lại không mọi người ? Mình thấy trên mạng bảo nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ung thư phải không ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *