GỪNG – VỊ THUỐC ĐÔNG Y ĐẾN TỪ GIA VỊ QUEN THUỘC HÀNG NGÀY

Củ gừng một loại gia vị rất quen thuộc xuất hiện nhiều trong các bữa ăn hằng ngày của các gia đình Việt, bên cạnh đó Gừng còn được biết đến với vai trò là một vị thuốc dễ tìm và có nhiều tác dụng điều trị bệnh.

Hãy cùng Phòng khám Tuệ Y Đường Bác sĩ CKII Trần Thu Huyền tìm hiểu về vị thuốc quen thuộc này nhé!

>>>>> Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về Dược liệu đông y, vui lòng liên hệ hotline 0789.501.555 để được tư vấn nhé! 

Gừng - vị thuốc đông y đến từ gia vi quen thuộc
Gừng – Vị thuốc đông y đến từ gia vị quen thuộc

I. Theo Y học hiện đại

Y học hiện đại đã chứng minh trong gừng tươi có chứa Zingerone, Curcumenen, Farnesen,…

1. Tác dụng

  • Ở đường tiêu hóa: Trung hòa axit dạ dày, giảm viêm ở niêm mạc ruột, chống trào ngược dạ dày thực quản, xoa dịu cơn đau bụng, đau dạ dày. Bên cạnh đó còn giúp thúc đẩy tiêu hóa, giảm ợ chua, khó tiêu.
  • Ở đường hô hấp: Ức chế virus hợp bào ở đường hô hấp, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng ho, khó thở, sưng đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi, và các triệu chứng liên quan đến cảm lạnh, cảm cúm, hen suyễn, viêm họng hay viêm phế quản.
  • Ở trên hệ tuần hoàn: Một số hoạt chất trong gừng có khả năng làm giãn nở mạch máu, tăng cường lưu thông máu đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, đồng thời giảm cholesterol trong máu.
  • Với hệ cơ xương khớp: Gừng giúp giảm đau nhức xương khớp. Đặc tính chống viêm của dược liệu này cũng hỗ trợ điều trị viêm khớp, bệnh gout và nhiều vấn đề khác liên quan đến cơ xương khớp.
  • Ở hệ thần kinh: Gừng có tác dụng giảm căng thẳng, lo âu, xoa dịu cơn đau đầu
  • Các tác dụng khác: Ngăn ngừa tiểu đường, chống say tàu xe, hỗ trợ giảm cân, phòng ngừa ung thư, tăng cường sinh lý.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Trạch tả – vị thuốc lợi tiểu tiện hiệu quả

2. Tác dụng phụ

Một số phản ứng phụ có thể gặp đặc biệt là khi sử dụng gừng không đúng cách:

– Ợ nóng.

– Kích ứng niêm mạc miệng.

– Đầy hơi, khó chịu trong dạ dày.

– Nóng trong, táo bón do ăn quá nhiều gừng.

Làm tăng nguy cơ chảy máu đối với trường hợp bị xuất huyết đường tiêu hóa hoặc người có rối loạn đông máu.

– Dị ứng: Nổi mề đay, ngứa da, sưng miệng, khó thở,…

Ngoài ra, gừng còn có thể tương tác với 1 số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng, nhất là thuốc điều trị tăng huyết áp, hay thuốc chữa đái tháo đường

Bạn đọc có thắc mắc gì vui lòng liên hệ hotline – 0789501555 để được hỗ trợ và tư vấn trực tiếp nhé!

II.Theo y học cổ truyền

Gừng là vị thuốc có nhiều cách bào chế mang lại nhiều tác dụng khác nhau, tiêu biểu có 2 cách bào chế vừa hiệu quả vừa dễ thực hiện là sinh khương và can khương.

Hình ảnh bốc thuốc thang tại Tuệ Y Đường
Hình ảnh bốc thuốc thang tại Tuệ Y Đường

1. Sinh khương

1.1. Bộ phận dùng

Là củ (thân rễ) tươi, thường được thu hoạch vào tháng 9-10, loại bỏ rễ xơ, rửa sạch, cắt thành lát và nghiền để chiết nước hoặc lột vỏ để sử dụng.

1.2.Tính vị, quy kinh

– Vị cay, tính ấm.

– Quy kinh phế, tỳ, vị, thận.

1.3.Công năng

 Phát biểu tán hàn, ôn trung, chỉ tả, tiêu đờm, hành thủy, giải độc.

Quế chi thang - Bài thuốc giải cơ phát biểu, điều hòa dinh vệ
Quế chi thang – Bài thuốc giải cơ phát biểu, điều hòa dinh vệ

1.4.Chủ trị

– Chữa cảm mạo do lạnh (tán hàn giải biểu), vị sinh khương làm nhiệm vụ tá dược trong các bài thuốc giải biểu: Quế chi thang, cát căn thang, tiểu sài hồ thang,…

– Chữa nôn mửa do lạnh (ôn vị chỉ ẩu) thường phối hợp với bán hạ. Tuy là vị thuốc ấm, nhưng dù nôn mửa do nhiệt hay hàn, dùng nước gừng đều làm tăng tác dụng của các vị thuốc khác: Trúc nhự chữa nôn do vị nhiệt, bán hạ chữa nôn do vị hàn.

– Chữa ho do lạnh: Dùng độc vị hoặc phối hợp với các thuốc ôn phế khác như tô tử, hạnh nhân,..

– Kích thích tiêu hóa, chống đầy hơi ợ hơi,…

– Giải độc và hạn chế độc tính của các vị thuốc: Bán hạ, phụ tử,…

– Dùng để cứu gián tiếp trên các huyệt.

1.5. Liều lượng

4-12g/ngày

1.6. Kiêng kỵ

Ho do phế nhiệt, nôn do vị nhiệt thì không nên dùng

2.Can khương:

2.1. Bộ phận dùng:

Là củ (thân rễ) phơi khô, mùa đông đào lấy những thân rễ già cắt bỏ lá và rễ con, rửa sạch, phơi khô.

2.2. Tính vị, quy kinh

-Vị cay, tính đại nhiệt.

– Quy kinh tâm, phế, tỳ, vị.

2.3. Công năng

 Ôn trung tán hàn, giúp tác dụng hồi dương cứu nghịch.

Can khương cùng với các vị thuốc tạo nên bài lý trung thang giúp ôn trung khu hàn, bổ khí kiện tỳ
Can khương cùng với các vị thuốc tạo nên bài lý trung thang giúp ôn trung khu hàn, bổ khí kiện tỳ

2.4.Chủ trị

Cầm ỉa chảy do tỳ vị hư hàn: Ỉa chảy, sôi bụng, đau bụng, thích xoa bóp, chườm nóng, người lạnh, không khát, nước tiểu trong, đi ngoài phân lỏng, không thối, mạch trầm trì (bài Lý trung thang).

– Trợ dương cứu nghịch: Chữa chứng vong dương, hư thoát, tay chân lạnh, mạch vi (trụy mạch, choáng) (bài tứ nghịch thang).

– Chữa đau bụng do lạnh (trừ hàn chỉ thống): Cơn đau dạ dày, co thắt đại tràng (bài Đại kiến trung thang).

– Chữa ho do lạnh (bài Tiểu thanh long thang).

– Chữa nôn mửa do lạnh.

– Cầm máu, chữa chứng ho ra máu kéo dài, người lạnh.

2.5. Liều lượng

3-6g/ngày. Nếu hồi dương cứu nghịch: 12-20g/ngày

2.6. Kiêng kỵ

Ho do nhiệt.

3.Một số bài thuốc cổ phương liên quan

3.1. Quế chi thang

– Thành phần: Quế chi 12g, bạch thược 12g, cam thảo 6g, đại táo 4 quả, sinh khương 4g.

– Cách dùng: Sắc uống 3 lần trong ngày, uống nóng, ăn cháo nóng, đắp chăn ấm cho mồ hôi ra râm rấp là tốt. Nếu uống 1 lần mà mồ hôi ra thì thôi không uống nữa, không nhất thiết phải uống hết thang thuốc. Nếu chưa ra mồ hôi thì tiếp tục uống đến khi ra mồ hôi thì ngừng. Có thể uống đến 2-3 thang.

– Công dụng: Giải cơ phát biểu, điều hòa dinh vệ.

– Ứng dụng lâm sàng: Điều trị ho, cảm cúm, phụ nữ có thai nôn nhiều,…

3.2. Lý trung hoàn

– Thành phần: Nhân sâm 90g, can khương 90g, chích cam thảo 90g, bạch truật 90g.

– Cách dùng: Các thuốc trên cùng nghiền thành bột mịn, luyện mật để làm hoàn. Mỗi lần uống 6-9g, mỗi ngày uống 2-3 lần, uống với nước ấm

– Công năng: Ôn trung khu hàn, bổ khí kiện tỳ.

– Ứng dụng lâm sàng: Trị bệnh loét đường tiêu hóa, viêm dạ dày,…

Trà gừng giúp điều trị cảm lạnh
Trà gừng giúp điều trị cảm lạnh

>>>> Cùng tìm hiểu thêm về bài thuốc Độc hoạt thang kí sinh nhé!

4.Một số bài thuốc kinh nghiệm có gừng đơn giản, hiệu quả

4.1. Chữa cảm cúm, cảm mạo phong hàn giai đoạn đầu (người đau mỏi, nhức đầu, ho, sổ mũi, hắt hơi …)

– Cách 1: Gừng sống giã nhỏ, bọc vào mớ tóc rối, tẩm rượu, xào nóng đánh khắp người và xát vào chỗ đau mỏi.

– Cách 2: Gừng sống giã nhỏ nấu nước uống lúc nóng, sau khi uống nằm đắp chăn cho ra mồ hôi (dùng trong trường hợp cảm mạo phong hàn có tay chân lạnh, miệng đắng,…).

4.2. Chữa nôn mửa: Gừng sống nhấm từng ít một cho đến khi hết buồn nôn.

4.3. Đi tả ra nước: Can khương tán nhỏ, dùng nước cơm chiên thuốc, mỗi lần uống 2-4 g.

4.4. Ngoài ra gừng có thể dùng làm trà, có thể kết hợp thêm mật ong, bạc hà… vừa có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường chức ăng não bộ, giảm đau cơ bắp do hoạt động thể thao, giảm đau bụng kinh, tốt cho tim mạch, giảm cholesterol, kiểm soát cân nặng, cải thiện bệnh đường ruột,…

4.5. Gừng có thể dùng ngoài giúp giảm đau nhức xương khớp, thư giãn cơ, và thông kinh lạc bằng 2 cách sau:

– Cách 1: Gừng đập dập kết hợp với ngải cứu và muối sao nóng cho vào túi chườm nóng và xoa bóp vùng đau.

– Cách 2: Gừng đập dập cho vào nước sôi, thêm 1 thìa muối ngâm chân trước giờ đi ngủ giúp lưu thông khí huyết, kinh lạc làm đỡ đau nhức xương khớp, ngủ ngon giấc hơn.

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs: Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️  Bác sĩ: Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789501555

Người viết: BS Nguyễn Huệ

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *