Dị ứng da mặt – Nên và tránh ăn gì?

Tình trạng dị ứng da mặt thường gặp khi tiếp xúc với dị nguyên có thể từ thực phẩm, khói bụi, hóa chất, mỹ phẩm,..Vậy chúng ta nên ăn gì, kiêng gì để tình trạng này sớm khỏi, cải thiện? Nhằm giải đáp thắc mắc này của nhiều người bệnh, BS.CKII Trần Thị Thu Huyền – phụ trách chuyên môn của Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng và hữu ích về thực đơn hàng ngày của người bị dị ứng da mặt.

I. Dị ứng da mặt là gì?

Dị ứng da mặt là tình trạng da mặt xuất hiện các nốt mẩn ngứa, mề đay, sần sùi, mụn nước kèm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên có nguồn gốc từ thực phẩm, thuốc, bụi bẩn, mỹ phẩm, lông động vật, hoặc phấn hoa…

Theo Bác sĩ Trần Thị Thu Huyền, trong quá trình đẩy lùi dị ứng da mặt, để đạt hiệu quả tốt nhất thì bên cạnh việc tuân thủ các phác đồ điều trị thì người bệnh cần lưu ý tới thực đơn ăn uống hàng ngày.

Việc ăn gì, không nên ăn gì trong giai đoạn này giúp ích rất nhiều cho việc hỗ trợ tăng sức đề kháng của cơ thể đồng thời từng bước xoa dịu các triệu chứng của dị ứng da mặt.

II. Dị ứng da mặt nên ăn gì?

Nên ăn gì khi bị dị ứng? Mời bạn đọc tham khảo danh sách Tuệ Y Đường gợi ý dưới đây:

1. Nhóm thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A là một thành phần quan trọng tham gia vào quá trình cấu tạo nên các tề bào của da. Do đó, trong thời điểm da đang yếu ớt chống lại những biểu hiện dị ứng thì người bệnh cần bổ sung vitamin A để làn da được hỗ trợ một cách tốt nhất.

Thực phẩm giàu vitamin A

Bị dị ứng da mặt nên ăn gì? – Nhóm thực phẩm giàu vitamin A

Theo đó, người mắc dị ứng da mặt có thể ăn thêm: Gan lợn, gan gà, gan bò, cá chép… Món gan xào giá hoặc cá chép om dưa là những món ăn vừa ngon miệng vừa hữu ích trong tình huống này.

Tuy nhiên cần lưu ý không nên ăn quá nhiều gan trong một ngày vì đây là nội tạng của động vật, có khả năng còn dư thừa một số độc tố trong quá trình đào thải của cơ thể vật nuôi. Chỉ nên ăn gan lợn hoặc gan gà 1 lần/tuần.

2. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt là hạt ngũ cốc khi có đủ các thành phần là: Cám, mầm và nội nhũ. Chúng không phải là ngũ cốc đã qua tinh chế làm mất đi các phần chứa dinh dưỡng quan trọng.

Khi bị dị ứng da mặt nói riêng và dị ứng nói chung, người bệnh có thể ăn thêm một số loại ngũ cốc nguyên hạt như: Yến mạch, ngô, kê, gạo lứt, Quinoa…

Ngũ cốc nguyên hạt giúp xoa dịu triệu chứng ngứa ngáy và sưng viêm. Đây lại là món ăn vặt rất ngon nên người bệnh có thể tranh thủ ăn vào những giờ nghỉ ngơi.

3. Rau xanh và các loại củ

Rau xanh và các loại củ rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Chúng cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất thiết yếu cho các hoạt động của cơ thể và sự sản sinh, phát triển của các tế bào da.

Theo tư vấn của bác sĩ Thu Huyền, khi đang bị dị ứng, da trở nên yếu ớt, dễ nổi mẩn ngứa do sức đề kháng kém. Nếu không được điều trị và hỗ trợ kịp thời, trên da sẽ dần hình thành các nốt mụn, thậm chí có thể chứa mủ khiến tình trạng viêm sưng ngày càng trầm trọng hơn.

Nhóm rau họ cải

Vì vậy, để hỗ trợ tốt nhất cho làn da, người mắc dị ứng da mặt cần ăn thêm: Các loại rau thuộc họ cải (cải chíp, súp lơ xanh, cải bó xôi…), bí ngô, khoai lang, cà chua, ớt chuông đỏ, cần tây…

4. Trái cây tươi

Nguồn vitamin C, vitamin E… dồi dào trong các loại trái cây giúp làn da khỏe mạnh hơn đồng thời đẩy nhanh quá trình tái tạo tại các tế bào bị tổn thương.

Khi bị dị ứng da mặt, người bệnh có thể tăng cường ăn quả bơ, chuối, việt quất, cam, chanh, bưởi, dưa hấu, xoài, đu đủ, dâu tây, lựu…

Đặc biệt trong đó, axit béo Omega 3 – chất béo lành mạnh có trong quả bơ sẽ giúp làn da mềm mại hơn; vitamin C trong các loại quả có múi giúp tăng cường sự sản sinh collagen, chống oxy hóa, ngăn cản sự lão hóa khiến da mặt trắng hồng và mịn màng hơn.

Đối với các loại trái cây tươi, người bệnh có thể dễ dàng chế biến thành các loại nước ép hoặc sinh tố bổ dưỡng mà không cần mất quá nhiều thời gian.

5. Các loại cá biển

Những loại cá biển như cá thu, cá hồi… rất giàu Omega 3 – đây là một loại chất béo lành mạnh có nhiều tác dụng hữu ích với làn da.

Bị dị ứng da mặt nên ăn cá hồi có nhiều Omega 3

Cụ thể, theo  BS.CKII Trần Thị Thu Huyền Omega 3 giúp bảo vệ da trước các loại tia cực tím có hại như UVA và UVB, ngăn ngừa tình trạng da khô nứt nẻ, xoa dịu biểu hiện ngứa ngáy. Ngoài ra, Omega 3 còn giúp thúc đẩy quá trình hydrat hóa giúp da giữ được độ ẩm cần thiết và trở nên căng mọng.

Tuy nhiên đối với những mẹ bầu thì cần giảm thiểu ăn cá biển vì cá biển thường chứa thủy ngân, nếu ăn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, những người có tiền sử dị ứng với cá biến thì cũng không nên ăn món này vì có thể khiến tình trạng dị ứng da mặt trở nên nặng hơn.

6.  Sữa chua

Bị dị ứng da mặt nên ăn gì? Hãy ăn 1-2 hộp sữa chua một ngày. Sữa chua là một loại thực phẩm có nhiều lợi ích với sức khỏe.

Không chỉ cung cấp lợi khuẩn hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa loãng xương, kiểm soát cân nặng, tăng cường hệ thống miễn dịch, điều trị viêm nhiễm âm đạo mà sữa chua còn giúp điều trị chứng dị ứng da mặt.

Ăn sữa chua sẽ tăng cường sức đề kháng tổng thể, trong đó sẽ hỗ trợ hoạt động của làn da chống lại hiện tượng dị ứng.

Ngoài ra, người bệnh mắc dị ứng da mặt còn có thể dùng sữa chua làm mặt nạ đắp mặt. Axit lactic – một thành phần tiêu biểu có trong sữa chua sẽ loại bỏ các tế bào chết và các vi khuẩn còn trú ngụ trên làn da.

Bên cạnh việc gia tăng các món ăn kể trên trong thực đơn hàng ngày, người bệnh còn cần phải tăng cường uống nước. Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp cung cấp và duy trì độ ẩm cho da từ đó giúp làn da căng mọng và đầy sức sống hơn.

III. Bị dị ứng da mặt nên kiêng gì?

Lưu tâm tìm hiểu các nhóm thực phẩm nên ăn thì người bệnh cũng nên tìm hiểu thêm thông tin về những thực phẩm nên kiêng khem nếu bị dị ứng da mặt. Cùng

1. Sữa bò

Sữa bò là một trong những loại thực phẩm khiến không ít người bị dị ứng. Theo đó, có không ít người bị dị ứng đạm sữa bò và những chế phẩm từ sữa bò.

Sữa bò có thể khiến tình trạng dị ứng nghiêm trọng hơn

Đây là một hiện tượng nhầm lẫn của hệ miễn dịch. Cụ thể, hệ miễn dịch đã lầm tưởng đạm trong sữa bò là có hại cho cơ thể và gây ra những phản ứng nổi mề đay, ngứa ngáy trên làn da.

Nếu đang bị dị ứng da mặt, người bệnh nên hạn chế sử dụng sữa bò và những sản phẩm làm từ sữa bò vì có nguy cơ khiến tình trạng dị ứng và các biểu hiện bệnh lý trở nên trầm trọng hơn.

2. Các loại hải sản

Hải sản cũng là một nhóm thực phẩm rất dễ gây dị ứng. Đặc biệt là tôm, cua, hàu, bạch tuộc, mực hay sò… Ngay sau khi ăn hải sản, cơ thể sẽ phóng thích histamin dẫn tới triệu chứng phát ban, ngứa, thậm chí là đau bụng, đi ngoài, buồn nôn.

Do vậy nếu đang bị dị ứng da mặt hành hạ, bạn cần dè chừng và tránh xa các loại hải sản. Mặc dù trước đó bạn không có tiền sử bị dị ứng hải sản nhưng trong khi da đang nhạy cảm thì tốt nhất nên hạn chế ăn.

3. Đậu phộng

Trong danh sách những thực phẩm dễ gây dị ứng, đậu phộng (lạc) cũng thuộc top đầu. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch của cơ thể đánh giá nhầm protein trong đậu phộng là yếu tố gây hại cho cơ thể nên ngay khi ăn đậu phộng, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng bất thường như: Nổi ban, sần, phù kèm cảm giác hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.

Bị dị ứng da mặt nên kiêng ăn lạc

Vì vậy nếu đang bị dị ứng da, bạn nên hạn chế ăn đậu phộng vì khả năng dị ứng gấp đôi khi hệ miễn dịch đang phải căng mình chống chọi.

4. Lúa mạch

Cũng như đậu phộng, lúa mạch cũng là một loại thực phẩm dễ gây dị ứng mà người mắc dị ứng da mặt nên tránh xa.

Theo đó, kháng thể IgE (immunoglobulin) phản ứng tiêu cực với một trong những protein có trong lúa mì khiến cơ thể xuất hiện hàng loạt nốt mề đay và viêm sưng.

Do đó khi bị dị ứng da mặt, người bệnh nên hạn chế ăn lúa mạch.

5. Thực phẩm chứa nhiều đường

Những thực phẩm chứa nhiều đường, đặc biệt là bánh, kẹo nếu ăn quá nhiều sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao dẫn tới tình trạng quá mẫn khiến hiện tượng dị ứng diễn ra thường xuyên với mức độ nặng hơn.

Đặc biệt nhất là những bệnh nhân thuộc nhóm đối tượng trẻ nhỏ, các bé rất thích ăn đồ ngọt, các loại siro hay uống nước ngọt… Do đó phụ huynh nên hạn chế trẻ ăn nhóm thực phẩm chứa nhiều đường này nếu các bé đang bị dị ứng.

6. Các loại thịt đỏ

Tại sao các nhóm thịt đỏ lại là tác nhân khiến tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn? Mặc dù chứa nhiều dinh dưỡng nhưng nhóm thực phẩm này lại có lượng đạm quá cao có khả năng làm hiện tượng dị ứng gia tăng khi thúc đẩy phản ứng histamin của cơ thể.

Thịt bò là một loại thịt đỏ mà chúng ta thường ăn

Các loại thịt đỏ chúng tay hay ăn là: Thịt bò, thịt cừu, thịt dê… Nếu tình trạng dị ứng đang làm phiền bạn thì đừng đắn đo mà hãy loại bỏ nhóm thịt đỏ ra khỏi thực đơn trong một thời gian để tình hình dị ứng thuyên giảm.

7. Gia vị cay nóng

Gia vị tỏi, ớt, tiêu hay mù tạt giúp món ăn trở nên ngon miệng và kích thích vị giác hơn. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều loại gia vị này thì bạn có khả năng phải đối mặt với một số bệnh lý về dạ dày hoặc da liễu.

Cụ thể, theo bác sĩ Trần Thị Thu Huyền, gia vị cay nóng thúc đẩy sự vận chuyển máu trong cơ thể, sinh nhiệt gây nóng trong người. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến gan bị ảnh hưởng, việc đào thải độc tố không được thuận lợi, hệ bài tiết dưới da phải tăng cường hoạt động từ đó khiến lượng bã nhờn tiết ra nhiều hơn.

Nếu bạn đang bị dị ứng da mặt mà da lại tiết quá nhiều bã nhờn thì thật là một thảm họa. Bụi bẩn và vi khuẩn sẽ có điều kiện thuận lợi mà trú ngụ và phát triển trên da khiến tình trạng dị ứng trầm trọng hơn và sức khỏe của làn da ngày càng xuống cấp.

8. Đồ ăn chế biến sẵn

Lượng muối chứa trong đồ ăn chế biến sẵn rất cao. Muối cũng khiến gan, thận – các bộ phận đào thải chất độc của cơ thể phải tăng cường hoạt động. Nếu cơ thể không được thải độc hoàn toàn thì chất độc rất dễ tích tụ gây ra các bệnh lý, trong đó có bệnh lý về da liễu.

Đồ hộp chứa nhiều muối, chất bảo quản và phụ gia khác

Theo đó, người bị dị ứng da không nên ăn nhiều xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói, thức ăn đóng hộp… Ngoài muối thì trong nhóm đồ ăn này còn chứa nhiều chất bảo quản và chất phụ gia – những yếu tố khiến tình trạng dị ứng da mặt diến biễn theo chiều hướng xấu hơn.

9. Đồ uống có chứa cồn

Uống rượu, bia làm giãn mạch máu dưới da, co mạch nội tạng đồng thời khiến huyết áp tăng. Đặc biệt gan là bộ phận dễ bị ảnh hưởng tiêu cực nhất nếu bạn uống quá nhiều rượu, bia.

Khi hoạt động của gan bị quá tải, các độc tố có thể tích tụ lại trong cơ thể. Sau đó, độc tố sẽ kích hoạt các tế bào Kupffer tại gan sản sinh ra lượng lớn chất gây viêm.

Vì vậy, nếu đang bị dị ứng da mặt, đừng dại gì mà uống rượu, bia vì những mối nguy hại không chỉ với khuôn mặt của bạn mà còn là hàng loạt ảnh hưởng xấu tới cơ thể.

IV. Lưu ý trong quá trình điều trị dị ứng da mặt

Trong quá trình điều trị dị ứng da mặt, bên cạnh những nhóm thực phẩm nên ăn và không nên ăn, người bệnh cũng cần lưu ý tới một số thông tin dưới đây:

  • Không nên ăn quá nhiều những thực phẩm nên ăn, chỉ ăn có liều lượng.
  • Có thể làm nước ép trái cây để uống hàng ngày vừa tiện lợi vừa hữu ích.
  • Kết hợp song song giữa việc điều trị dị ứng da mặt và thói quen sinh hoạt khoa học mỗi ngày.
  • Cần làm sạch da thường xuyên bằng các sản phẩm có tính chất dịu nhẹ.
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm trong thời gian bị dị ứng da mặt.
  • Nghỉ ngơi và tránh làm việc áp lực gây căng thẳng.
  • Nếu thấy tình trạng dị ứng không thuyên giảm, các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng thì cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là những thông tin quan trọng trả lời cho câu hỏi bị dị ứng da mặt nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi. Bên cạnh việc thực hiện ăn uống một cách khoa học thì người bệnh cũng cần kết hợp luyện tập thể thao để cải thiện sức đề kháng của cơ thể.

Mọi thắc mắc hay câu hỏi về da liễu bạn đọc có thể liên hệ với BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp kịp thời nhé!

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *