Đau thần kinh tọa – Bệnh lý cơ xương khớp hay gặp

Đau thần kinh tọa là một bệnh lý cơ xương khớp rất hay gặp, lứa tuổi thường gặp nằm trong độ tuổi trung niên. Nếu không được phát hiện và xử lý một cách kịp thời thì nguy cơ bệnh nhân sẽ gặp phải những hậu của vô cùng nghiêm trọng là suy giảm chức năng vận động. Mời các bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để trang bị cho những kiến thức bổ ích về đau thần kinh tọa nhé!

Bài viết tham vấn bởi Ths – Bác sĩ Nguyễn Nhật Minh –  đốc chuyên môn của phòng khám Tuệ Y Đường.

Đau dây thần kinh tọa - Bệnh lý cơ xương khớp thường gặp
Đau dây thần kinh tọa – Bệnh lý cơ xương khớp thường gặp

I. ĐẠI CƯƠNG

  • “Đau dây thần kinh hông to hay đau thần kinh tọa là chứng đau ở rễ thần kinh L5 và cùng S1 với đặc tính đau lan theo đường đi của dây thần kinh hông to”
  • Đau dây thần kinh tọa có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do những tổn thương ở cột sống thắt lưng. Năm 1928, một nguyên nhân mới đã được phát hiện đã làm thay đổi hẳn khái niệm về nguyên nhân gây bệnh, đó là thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng.

II. DỊCH TỄ HỌC

  • Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 30-60.
  • Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ gấp 3 lần.
  • Đau thần kinh tọa có nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm (chiếm 60 – 90% theo nhiều tác giả, 75% theo Castaigne. P).
  • Bệnh có tính nghề nghiệp: tỷ lệ mắc bệnh cao ở các đối tượng khuân vác nặng, lái xe, lái tàu. Những người phải mang vác và lao động nặng tư thế sai, vận động một cách đột ngột… là yếu tố dễ làm khởi phát bệnh.
Bệnh lý đau dây thần kinh tọa thường gặp ở độ tuổi từ 30-60 tuổi
Bệnh lý đau dây thần kinh tọa thường gặp ở độ tuổi từ 30-60 tuổi

III. GIẢI PHẪU SINH LÝ ĐÁM RỐI THẦN KINH THẮT LƯNG CÙNG VÀ DÂY THẦN KINH TỌA

1. GIẢI PHẪU

Đám rối thần kinh thắt lưng cùng được tạo bởi các rễ vận động và rễ cảm giác của các đốt tủy L4, L5, S1, S2, S3 nằm ở phía trước của khớp cùng chậu tách ra nhiều dây thần kinh, dây thần kinh tọa là một trong số đó.

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất, dài nhất của cơ thể, là sự hợp nhất của các rễ thần kinh L4, L5, S1, S2, S3 trong đó L5 và S1 là hai dây chính

Dây thần kinh hông to xuất phát từ chậu hông xuống mông, đi dọc giữa mặt sau đùi đến tới trám kheo phân 2 nhánh tận: Thần kinh mác chung (TK hông khoeo ngoài) và  thần kinh chày (TK hông kheo trong).

Thần kinh mác chung có các sợi thuộc rễ L5, đến đầu trên xương mác và vòng qua cổ xương mác ra trước, chia ra 2 dây: TK mác sâu (TK chày trước) và TK mác nông (TK cơ bì) đi theo phía trước ngoài cẳng chân, xuống mu chân và tận cùng ngón chân cái.

TK chày chứa các sợi thuộc rễ S1, tiếp tục đường đi của dây thần kinh tọa, đi ở mặt sau cẳng chân xuống gót chân, chui xuống gan bàn chân và đi về phía ngón chân út.

Rễ L5 là rễ có khả năng dễ bị tổn thương nhất. Một trong những lý do là do khít chặt rễ L5 trong lỗ liên hợp (đường kính dây thì to mà lỗ tiếp hợp lại nhỏ)

2. SINH LÝ

Dây thần kinh tọa chi phối cảm giác, dinh dưỡng và vận động cho phần lớn chi dưới, chủ yếu cẳng chân

Rễ L5 S1
TK TK mác TK chày
Cơ cẳng chân trước

Cơ duỗi các ngón chân

Cơ cẳng chân sau

Cơ gấp các ngón chân

Vận động Gấp bàn chân (gấp mu chân)

Duỗi các ngón chân

Xoay ngoài bàn chân

Duỗi bàn chân (gấp gan chân)

Gấp các ngón chân

Xoay trong bàn chân

Động tác Đứng, đi bằng gót chân Đứng, đi bằng mũi chân
Phản xạ Không phản xạ Phản xạ gân gót
Cảm giác Mặt sau – ngoài đùi

Mặt trước-ngoài căng chân

Mu bàn chân, kẽ giữa ngón chân 1-2

Mặt sau-giữa đùi

Mặt sau-ngoài căng chân

Gan bàn chân, bờ ngoài bàn chân, ngón chân thứu 5, 1/2 ngón chân t4

3. NGUYÊN NHÂN

3.1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) là nguyên nhân thường gặp nhất của đau dây thần kinh tọa, thường xảy ra ở đĩa đệm L4-L5 và L5-S1, do hai đĩa đệm này chi phối vận động chủ yếu của cột sống.

Yếu tố chấn thương (cấp, mạn, vi chấn thương) là nguyên nhân hàng đầu gây ra TVĐĐ. Tuy nhiên chấn thương gây ra TVĐĐ chỉ khởi phát khi bệnh nhân có tiền sử thoái hóa đĩa đệm sinh lý (lão hóa) hay không chịu đựng được một lực tác động của tải trọng nhẹ mà gây TVĐĐ.

3.2. Thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống liên quan tới khoang đĩa đệm, khớp liên mấu hoặc các mô nâng đỡ và mô mêm xung quanh dẫn đến các bệnh lý trên gây chèn ép rễ thần kinh.

3.3. Trượt đốt sống

– Sự trượt lên nhau của hai đĩa đệm thường là trượt về phía trước của một đốt sống phía trên so với đốt phía dưới.

– Nữ gặp nhiều hơn nam.

– Trượt đốt sống hay kèm với thoái hóa cột sống, hẹp ống sống chèn ép các rễ TK L5, S1 gây đau TKT

– Nguyên nhân gây trượt đốt sống:

  • do loạn sản
  • do huyết eo đốt đống
  • do thoái hóa
  • do chấn thương
  • thứ phát sau bệnh xương, u.

4. Viêm cột sống

  • Tổn thương viêm cột sống gây hẹp lỗ liên hợp, hẹp ống sống chèn ép các rễ thần kinh. Đau thắt lưng hông thường có đặc điểm đau tăng lên khi vận động, giữa lâm sàng và hình ảnh chụp X-quang không tương ứng.
  • Nguyên nhân do tụ cầu (thường gặp sau các nhiễm trùng ngoài da, tiết niệu, phối…) hoặc do lao cột sống.

5. Viêm cột sống dính khớp

  • Đặc điểm là viêm khớp liên đốt sống làm cho cứng khớp đốt sống hoàn toàn và cứng gần như hoàn toàn khớp ở gốc tứ chi với sự nguyên vẹn của khớp xương nhỏ.
  • Khác với viêm đốt sống, viêm cột sống dính khớp thường tiến triển âm thầm với biểu hiện đau thắt lưng hông và mông, cứng khớp cột sống vào buổi sáng, hay gặp ở nam giới nhỏ 40 tuổi, đau nhiều về đêm và không giảm đau khi nghỉ. Trên X-quang thường thấy hình ảnh các đốt sống dính với nhau mất khe khớp tạo nên hình ảnh “đốt tre” khi các dây chằng bị vôi hóa.
Viêm cột sống dính khớp là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh tọa
Viêm cột sống dính khớp là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh tọa

6. Chấn thương

  • Chấn thương trực tiếp vào dây TKT, gãy xương CS thắt lưng, gãy xương chậu…

V. LÂM SÀNG ĐAU THẦN KINH TỌA

  • Đau TKT có thể xuất hiện đột ngột cấp tính thường khởi phát có yếu tố cơ học như sau: một động tác gắng sức như khuân vác vật nặng, sau té ngã, chấn thương, sau ngồi nhiều, đi đứng nhiều.
  • Đau TKT sẽ có hội chứng thắt lưng hông. Hội chứng thắt lưng hông bao gồm hai Hội chứng là hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh.
Cơn đau dây thần kinh tọa
Cơn đau dây thần kinh tọa

1. Hội chứng cột sống

Khám cột sống theo trình tự nhất định: Nhìn, sờ, gõ, vận động cột sống.

  • Biến dạng cột sống
  • Bệnh nhân đau dây TKT cấp thường có biến dạng cột sống do tư thế chống đau nhằm mục đích làm giảm áp lực lên dây thần kinh bị chèn ép.
  • Bệnh nhân có thể nghiêng về bên rễ thần kinh bị chèn ép hoặc về phía ngược lại thường là biểu hiện chủ yếu của TVĐĐ

1.2. Đau cột sống thắt lưng

  • Đau cột sống thắt lưng đoạn L4, L5, S1. Đau cấp tính dưới 6 tuần, bán cấp 6-12 tuần, mạn tính >12 tuần.
  • Nếu cấp tính có thể đau dữ dội, nếu bán cấp và mạn tính có thể chỉ đau âm ỉ. Đau có tính chất cơ học, tăng khi vận động, giảm khi nằm nghỉ.
  • Co cứng cơ cạnh sống bên đau (tăng trương lực cơ cạnh cột sống).
  • Mỏm gai L4, L5, S1 ấn hoặc gõ có thể xuất hiện đau chói.
  • Gõ dồn: Đấm từ đầu xuống tạo lực truyền theo trục dọc cột sống hoặc cho bệnh nhân đứng nhón gót rồi nện mạnh gót xuống sàn nhà có thể xuất hiện đau chói.

1.3. Giảm biên độ vận động của cột sống

Giảm biên độ vận động cột sống là hạn chế các động tác cúi, ngửa, nghiêng, xoay của cột sống.

  • Khi cúi chỉ số Schober giảm (<14/10), khoảng cách ngón tay – mặt đất tăng (>5cm).

a, Khoảng cách ngón tay chạm đất

  • Cách khám: Cho bệnh nhân đứng thẳng, chân thẳng, yêu câu bệnh nhân cúi tối đa, hai tay thẳng và ngón tay hướng xuống đất. Sau đó đo khoảng cách từ giữa ngón tay giữa của bệnh nhân tới mặt đất.
  • Đánh giá: Bình thường khoảng cách ngón tay – mặt đất thường bằng 0 (đầu ngón tay giữa chạm được xuống đất), hoặc là một số âm. Bệnh nhân đau TKT thì ngón tay không thể chạm được xuống đất.

b, Nghiệm pháp Schober

  • Cách khám: Bệnh nhân đứng thẳng, đánh dấu vị trí A ngang mức khớp cột sống thắt lưng – cùng (L5-S1), sau đó đánh dấu điểm B phía trên điểm A 10cm. Bảo bệnh nhân cúi xuống đến khi không cúi thêm được nữa thì dừng lại và đo lại khoảng cách giữa hai điểm A và B.
  • Đánh giá: Khoảng cách giữa hai điểm A – B tăng ít nhất 4cm (≥14/10) là bình thường. Chỉ số Schober giảm nếu khoảng cách A-B tăng <4cm (<14/10) chứng tỏ có sự giảm vận động cột sống thắt lưng.

ĐỘC HOẠT TANG KÍ SINH – BÀI THUỐC CHUYÊN CHỮA ĐAU XƯƠNG KHỚP

2. Hội chứng rễ thần kinh

2.1. Đau rễ thần kinh thắt lưng – cùng

a) Đau rễ thần kinh

Đau vùng cột sống thắt lưng L4, L5, S1, lan xuống mông, đùi, cẳng chân theo đường đi của rễ thần kinh tương ứng.

  • Rễ L5: Từ thắt lưng xuống mông, xuống mặt sau-ngoài đùi, mặt trước – ngoài cằng chân xuống mu chân, từ bờ ngoài bàn chân chéo qua mu chân đến ngón chân cái.
  • Rễ S1: Từ thắt lưng xuống mông, xuống mặt sau – giữa đùi, mặt sau – ngoài cẳng chân xuống gót chân, gan chân, dọc bờ ngoài bàn chân đến ngón chân út.
  • Đau sâu trong cơ, xương, cảm giác nhức nhối khó chịu, có khi buốt nhói như dao đâm hoặc như bị điện giật, như cháy bỏng, tăng lên ngay cả khi sờ nhẹ vào da. Hoặc có người đau mức độ nhẹ hơn, dần dần thành mãn tính với cảm giác như bị khoét thủng, cắn nát. Đó là do co cơ quá mức các cơ cạnh sống và cơ cẳng chân. • Đau thường có đạc ưu thế ở gốc chi, đi kèm cảm giác tê bì và dị cảm ở đầu chi (kiến bò).
  • Đau có tính chất cơ học. Đau tăng khi vận động, giảm khi nằm nghỉ. Bệnh mạn tính có thể có đau tăng về đêm, khi trời lạnh. Tuy nhiên cũng có khi bệnh nhân đau liên tục không lệ thuộc vào tư thế.

b) Điểm đau cạnh cột sống

  • Ấn trên đường cạnh cột sống (cách mỏm gai 2cm), ngang điểm giữa của khe gian đốt ngang mức L4-L5, L5-S1 sẽ gây đau tại chỗ.
  • Điểm đau cạnh sống L4-L5 bên trái (+).

c) Dấu bấm chuông dương tính

  • Khi ấn các điểm cạnh sống bệnh nhân có cảm giác đau lan dọc theo đường đi của dây TKT, khi đó ta có dấu ấn chuông dương tính.
  • Dấu ấn chuông ngang L4-L5 bên trái (+).

d) Thống điểm Valleix dương tính

Ấn dọc theo dây TKT qua thống điểm Valleix. Trường hợp dây TKT bị tổn thương, bệnh nhân thấy đau chói tại các điểm đó khi thăm khám. Thống điểm Valleix bao gồm 7 điểm:

  • 1) Điểm giữa ụ ngồi và mấu chuyển lớn xương đùi ( Hoàn khiêu)
  • 2) Điểm giữa nếp lằn mông (Ân môn)
  • 3) Điểm giữa mặt sau đùi (Thừa Phù)
  • 4) Điểm giữa nếp lằn khoeo chân (Ủy trung)
  • 5) Điểm đầu xương mác
  • 6) Điểm giữa bắp chân ( Thừa sơn)
  • 7) Điểm mắt cá ngoài (Côn lôn)

2.2. Các dấu hiệu căng rễ TK

– Gây cảm giác đau bằng cách làm căng TKT hoặc làm tăng áp lực dịch não tủy nhờ một số nghiệm pháp nhằm phát hiện một dây hoặc rễ TK nào đó có bị tăng kích thích không.

– Các dấu hiệu đau khi làm căng dây TK hông, đặc trưng của đau do rễ.

a, Dấu Lasegue

– Cách khám: Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, cổ chân để bình thường. Người khám một tay đỡ dưới cổ chân bệnh nhân, tay kia đặt trước gối để giữ chân ở tư thế duỗi thẳng. Thao tác khám theo hai thì:

  • Thì 1: Nâng cao chân bệnh nhân (luôn ở tư thế duỗi thẳng) lên khỏi mặt giường (hướng tới 90°), tới khi bệnh nhân thấy đau buốt mặt sau chân, từ thắt lưng-hông, mông và mặt sau đùi thì dừng lại. Xác định góc giữa chân bệnh nhân và mặt giường (ví dụ nâng chân tới 45° thì bệnh nhân kêu đau thì góc Lasègue là 45°).
  • Thì 2:Giữ nguyên góc đó (theo ví dụ trên là 45°) và gấp chân bệnh nhân lại tại khớp gối. Bệnh nhân không còn đau dọc mặt sau chân nữa.

– Khám lần lượt hai chân của bệnh nhân.
– Đánh giá: Người bình thường có góc Lasègue >70°-90°. Lasegue dương tính khi góc Lasegue ≤70 độ. – – Dấu hiệu Lasegue dương tính phải biểu hiện đồng thời 2 yếu tố:

  • Thì 1: Bệnh nhân thấy đau thắt lưng hoặc đau mặt sau chân khi góc Lasegue ≤70 độ.
  • Thì 2: Khi gấp chân lại bệnh nhân thấy hết đau.

– Tiên lượng:

  • Góc Lasegue càng nhỏ thì mức độ càng nặng.
  • Theo dõi diễn tiến điều trị. Ví dụ Lasegue từ 20° chuyển sang 50° sau điều trị là bệnh nhân có đáp ứng với điều trị.

3. Rối loạn cảm giác

+ Rối loạn cảm giác nông tại vùng da do các rễ thần kinh bị tổn thương phân bố. Thường là giảm hoặc mất cảm giác một phần hoặc toàn bộ theo phân bố rễ L5, S1 (gặp trong 21-84% trường hợp). Hoặc bệnh nhân có tê, tăng cảm hoặc dị cảm như tê, nóng rát, châm chích, kiến bò.

  • Rễ L5: giảm cảm giác mặt sau-ngoài đùi, mặt ngoài cẳng chân tới mu bàn chân và ngón 1, ngón 2.
  • Rễ S1: giảm cảm giác dọc mặt sau đùi, cẳng chân, gót và bờ ngoài bàn chân đến ngón 4, ngón 5.

4. Rối loạn vận động

+ Các rối loạn vận động thường không biểu hiện rõ trong đau TKT vì thường chỉ có một rễ tổn thương trong khi đó một cơ lại được nhiều rễ chi phối và tổn thương một rễ chưa chắc đã gây yếu cơ vì có thể có rễ khác bù trừ vào.

+ Yếu cơ (tùy theo rễ bị tổn thương):

  • Rễ L5: Yếu các nhóm cơ cẳng chân trước, cơ duỗi các ngón chân, yếu động tác duỗi bàn chân (gấp mu chân), xoay ngoài bàn chân, không đứng được trên gót chân và có dấu hiệu bàn chân Nghiệm pháp Bonnet
  • Rễ S1: Yếu các nhóm cơ ở cắng chân sau, cơ gấp các ngón chân, yếu động tác gấp bi (gấp gan chân), xoay trong bàn chân, không đứng được trên mũi chân.

5. Rối loạn phản xạ

– Mất hoặc giảm phản xạ gân cơ (tương ứng với rễ tổn thương)

– Rễ L5: Phản xạ gân cơ bánh chè, gân gót bình thường.

– Rễ S1: Mất hoặc giảm phản xạ gân gót (60% trường hợp).

– Phản xạ gân gót 0 hoặc 1+ (2+ là bình thường; 3+, 4+ là tăng)

6. Rối loạn thực vật – dinh dưỡng

Các triệu chứng rối loạn thực vật chỉ thấy rõ khi bệnh ở giai đoạn hoặc có kèm tổn thương dây TK ngoại vi như teo cơ, nhiệt độ da giảm, rối loạn tiết mồ hôi, mất phản xạ dựng lông, lông chân khô dễ gãy.

VI. Cận lâm sàng

1, X quang

2, Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng (CT scan)

3, Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng ( MRI)

4, Các xét nghiệm sinh  hóa tế bào

VII. Thể lâm sàng

1. Thể teo cơ nhanh còn gọi là thể liệt

2. Thể hội chứng đuôi ngựa

  • Thường là TVĐĐ chính giữa vỡ hết dây chẳng gây liệt mềm hai chân, rối loạn cảm giác hai chân và vùng yên ngựa kèm rối loạn cơ tròn như bí tiểu, táo bón, bất lực.

3. Thể đau dây tọa 2 bên

  • Đau xuống cả 2 chân nhưng không có rối loạn cơ tròn và không rối loạn cảm giác vùng yên ngựa. Đau rễ hai bên, thường là một bên nặng hơn, đau có thể thay đổi bên này bên kia, thường gặp trong thoát vị trung tâm.

Nếu bạn có bất kì vấn đề gì về da liễu, phụ khoa, nam khoa, cơ xương khớp vui lòng liên hệ hotline: 0789501555 để được tư vấn nha!

VIII. Điều trị 

1. Điều trị nội khoa

Trên 90% BN đau TK tọa được điều trị nội khoa mà không cần phải mổ.

1.1.Bất động

  • Là biện pháp cần thiết trong điều trị đau thắt lưng cấp và TVĐĐ nặng. Năm bất động tương đối trên phản cứng, ở tư thế ngửa, 2 chân hơi co ở khớp gối và khớp háng để chùng cơ và giảm áp lực tới đĩa đệm (có thể cho gối tròn đệm vào vùng kheo).
  • Thời gian bất động 1-2 ngày, nếu nặng có thể 5-6 ngày. Khi gần hết thời gian bất động thì bắt đầu cho vận động tăng dần: ngồi dậy, đi lại, tập một số động tác thể dục nhẹ.

1.2. Điều trị bằng thuốc

a, Thuốc giảm đau, kháng viêm

– Aspirin pH8 500mg liều 1-3g/24h chia 2-3 lần.

– Hoặc thuốc kháng viêm Non Steroide: Có thể dùng một trong các thuốc sau

  • Diclofenac: Liều tấn công 150mg/ngày:
  • Voltarel 50mg x 3 lần/ngày hoặc Voltarel 75mg x 2 ống/ngày trong 2-3 ngày. Sau đó duy trì 100mg/ ngày.
  • Ibuprofen 400mg x 2 lần/ngày, hoặc Celecoxib 100-200mg x 2 lần/ngày, hoặc Mobic (Melocicam) 7,5mg x 2 lần/ngày.

b, Thuốc giãn cơ

  • Nếu có co cơ cạnh sống gây vẹo và đau nhiều thì dùng các thuốc giãn cơ vân như: Mydocalm 50mg x 2 viên/lần x 3 lần/ngày. Hoặc Décontracyl 250mg x 2 viên/lần x 3 lần/ngày.

c, Vitamin nhóm B

  • Neutrivit (B, 15 mg, B6 10 mg, B12 20 mcg) x 2-4 viên/ngày.
  • Neutrit 20,5 (g, 2 .8. 0, m8. 3, 200 1208//121 / eay .
  • Neutrivit 5000 (B, 50 mg, B6 250 mg, B12 5000 mcg) x 1-2 lọ/ngày.

d, Thuốc kích thích tăng dẫn truyền và phục hồi TK: Mecobalamin biệt dược Methycobal, Kalmeco, Mecob-500, Meconer, Ecomin…

  • Methycobal 500mcg x 1 viên x 3 lần/ngày • Methycobal 500mcg (1ml) IV/IM x 3 ống/tuần.

e, Thuốc tái tạo bao myelin

  • Nucleo C.M.P. forte (Cytidine 5mg + Uridine 3mg/viên) x 1-2 viên x 2 lần/ngày.
  • Nucleo C.M.P. forte (Cytidine 10mg + Uridine 6mg/ống) IV x 1 ống/ ngày.

f, Kháng sinh: Nếu có nhiễm trùng và tùy theo nghiêm nhân nhiễm trùng.

g, Phong bế cạnh CS thắt lưng: Tiêm Novocain + vitamin B12 vào các điểm cạnh cột sống thắt lưng

2. Điều trị ngoại khoa

Điều trị phẫu thuật được đặt ra trong 4 trường hợp:

  • Thể liệt và teo cơ: Là chỉ định phẫu thuật sớm, tránh tàn phế cho bệnh nhân.
  • Thể ngoan cố đặc biệt là loại đau dữ dội: Sau điều trị tích cực nhiều tháng (thường là 3-6 tháng) mà tiến triển vẫn không ổn định.
  • Thể tái phát nhiều lần và ngày càng gần làm ảnh hưởng sinh hoạt của bệnh nhân.
  • Thể phức tạp như kèm H/c chùm đuôi ngựa.

3. Các phương pháp vật lý trị liệu

  • Nhiệt trị liệu (hồng ngoại, sóng ngắn), điện trị liệu, siêu âm trị liệu…
  • Tác động cơ học bằng cách kéo dãn CS, tác động CS (nắn CS, Phương pháp Chiropractic), vận động trị liệu (chương trình tập Williams)…
  • Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt.
Trị liệu đau mỏi cổ vai gáy, đau thần kinh tọa tại Tuệ Y Đường
Trị liệu đau mỏi cổ vai gáy, đau thần kinh tọa tại Tuệ Y Đường

IX. PHÒNG BỆNH

  • Đau dây TKT tuy có nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là xung đột giữa đĩa đệm và rễ TK. Đây là điểm quan trọng cần chú ý để phòng ngừa.
  • Trong lao động chân tay, cần chú trọng trong các động tác phải cúi để bốc vác một trọng lượng lớn. Luôn cố gắng giữ cột sống thẳng khi bê vác.
  • Điều trị kịp thời các bệnh thoái hóa cột sống có giá trị tích cực phòng bệnh trong đau dây TKT.
  • Tập thể dục để rèn luyện cơ lưng và tăng sự mềm mại của cột sống. Những bài tập vận động trị liệu đau dây TKT:

+ Người bệnh nằm ngửa

  • Gồng cơ tứ đầu đùi
  • Tập cổ chân
  • Động tác ưỡn lung
  • Động tác tam giác và tam giác biến thể.

+ Người bệnh nằm ngửa, háng và gối gập: Tập gồng cơ bụng.

+ Người bệnh nằm sấp

  • Gồng cơ mông
  • Ngẩng đầu lên, xoay đầu
  • Nhấc từng chân lên, hạ xuống
  • Gập, duỗi gối từng bên và 2 bên cùng lúc
  • Tập để sau gáy, nhấc đầu và vai lên.

+ Người bệnh quỳ (chống 2 tay và 2 gối):

  • Đưa từng chân lên, hạ xuống
  • Động tác chào mặt trời.

+ Người bệnh ngồi duỗi thẳng 2 chân. Hai tay và thân mình vươn tới bàn chân, đầu ngón tay cố chạm vào đầu ngón chân.

Chú ý khi tập:

* Bắt đầu từ động tác dễ, nhẹ (gồng cơ) tiến dần đến các động tác nặng, khó hơn.

* Khi bắt đầu tập một động tác mới, người thầy thuốc phải có mặt để theo dõi, đánh giá, trợ giúp cho người bệnh, tránh tình trạng quá sức.

Mời bạn đọc thêm: 4 BÀI TẬP GIẢM ĐAU THẦN KINH TỌA HIỆU QUẢ

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *