Đau bụng kinh nỗi nguy tiềm tàng

Đau bụng kinh là tình trạng mà hầu hết các chị em phụ nữ đều đã từng gặp qua. Những cơn đau kéo dài, dữ dội ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc hằng ngày của mọi người. Hãy cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu về chứng Đau bụng kinh qua bài viết dưới đây nhé!

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thu Huyền – Trưởng khoa khám bệnh của PK đông y Tuệ Y Đường 

A. ĐAU BỤNG KINH TRONG Y HỌC HIỆN ĐẠI

1. Định nghĩa về đau bụng kinh

Theo BS Thu Huyền chứng đau bụng kinh là đau tử cung quanh thời kỳ kinh nguyệt, thường trước hoặc trong chu kì kinh từ 1 đến 3 ngày. Cơn đau đạt đỉnh trong vòng 24 giờ và giảm dần sau đó. Thường đau bụng kinh không nặng nề và không ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.

Tuy nhiên, một số trường hợp đau nhiều, đau chói, có thể bị chuột rút, đau dồn dập, hoặc đau nhức, mệt mỏi liên tục; nó có thể lan xuống chân. Nhức đầu, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy, đau lưng, đau xuyên ra cột sống, lan xuống hai chân và đi tiểu thường gặp; nôn đôi khi xảy ra. Có trường hợp gặp trạng thái thần kinh bất ổn.

Đau bụng kinh cần được chữa sớm để không ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống
Đau bụng kinh cần được chữa sớm để không ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống

2. Phân loại đau bụng kinh

Đau bụng kinh chia làm 2 loại: 

Loại 1: Đau bụng kinh nguyên phát ngay từ lần hành kinh đầu tiên. Thường không có tổn thương thực thể. 

Loại 2: Đau bụng kinh thứ phát xảy ra sau nhiều năm hành kinh không đau, thường do những nguyên nhân thực thể như tử cung đổ sau, lỗ cổ tử cung bị chít hẹp, u xơ tử cung ở eo tử cung. Lạc nội mạc tử cung do máu kinh bị ứ ở những ổ có niêm mạc tử cung lạc chỗ.

Ngoài ra Bác sĩ Thu Huyền còn cho biết, những trường hợp sau khi dùng biện pháp tránh thai như đặt vòng, cấy que cũng sẽ gây đau bụng. Nếu đau quá hoặc sau 3 tháng không giảm cần phải loại bỏ phương pháp tránh thai này.

3. Nguyên nhân

  •   Nguyên phát:

Đa số là cơ năng, hoặc một số nguyên nhân thực thể sau:

– Các mạch máu tử cung co thắt gây thiếu máu.

– Tử cung co bóp mạnh.

– Ống cổ tử cung hẹp.

– Tử cung kém phát triển.

– Ngưỡng kích thích đau giảm thấp.

– Tình trạng dễ xúc động (lo lắng, stress, mất ngủ trước kì kinh).

– Yếu tố nguy cơ làm nặng hơn tình trạng đau bụng kinh: Hút thuốc, tiền sử gia đình có người đau bụng kinh, hành kinh lần đầu sớm, chu kì kinh dài.

  • Thứ phát

Nguyên nhân có thể cơ năng, có thể thực thể, nhưng phần lớn do nguyên nhân thực thể như:

– Lạc nội mạc tử cung ở trong lớp cơ tử cung hoặc ở ngoài tử cung.

– U xơ tử cung.

Đau bụng kinh do u xơ tử cung kèm rong kinh, rong huyết
Đau bụng kinh do u xơ tử cung kèm rong kinh, rong huyết

– Polip cổ tử cung hay u đế ở lỗ có tử cung (ngăn cản huyết kinh chảy ra).

– Tư thế bất thường của tử cung (tử cung đổ sau).

– Viêm dính tử cung.

– Sẹo chít hẹp lỗ cổ tử cung do có phẫu thuật thủ thuật phá thai, khoét chóp, đốt điện, Leep, áp lạnh…

– Yếu tố tăng mạnh: giống đối với các nguyên nhân cơ năng.

Mọi thắc mắc về Phụ khoa bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp Hotline 0789503555 để được hỗ trợ!

4. Dấu hiệu cảnh báo

  • Đau không giảm
  • Đau mới hoặc khởi phát đột ngột
  • Sốt
  • Dịch âm đạo
  • Bằng chứng về viêm phúc mạc

>>> Cùng tìm hiểu thêm: KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM ÂM ĐẠO

5. Điều trị

  •   Điều trị không dùng thuốc

Nghỉ ngơi, ngủ và tập thể dục đều đặn. 

Ăn ít chất béo và bổ sung axit béo omega-3, hạt lanh, magiê, vitamin B1, vitamin E và kẽm.

Đảm bảo không có bất thường về cấu trúc phụ khoa. 

  • Điều trị dùng thuốc

NSAID 

Cắt phóng noãn với thuốc ngừa thai uống bằng estrogen/progestin liều thấp nếu NSAID không hiệu quả.

Liệu pháp hooc môn: Levonorgestrel, etonogestrel, depot medroxyprogesterone acetate, thuốc kích thích hormone giải phóng gonadotropin.

Dụng cụ tử cung phóng thích levonorgestrel, có thể làm giảm triệu chứng đau bụng kinh.

Sử dụng thuốc giảm đau theo thời kỳ.

Đa nang buồng trứng cũng là nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh và vô sinh
Đa nang buồng trứng cũng là nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh và vô sinh
  • Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật nội soi ổ bụng bằng phẫu tích dây thần kinh trước xương cùng đối với đau chưa xác định.

Cắt bỏ thần kinh tử cung cùng.

Cắt bỏ tử cung.

B. ĐAU BỤNG KINH TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN

1. Bệnh danh

Đau bụng kinh được y học cổ truyền gọi với danh xưng là “thống kinh”

2. Cơ chế bệnh sinh

Theo BS Trần Thu Huyền cho biết đau bụng kinh là sự ngăn trở vận hành khí và huyết. Vì kinh nguyệt là do huyết hóa ra, huyết lại tùy vào khí để vận hành, do đó khi khí huyết hòa thuận, sung túc thì không gây đau bụng khi hành kinh, nhưng khi khí huyết suy kém hoặc ứ trệ sẽ làm kinh xuống không thông gây hiện tượng đau bụng kinh (thống tắc bất thông).

3. Các nguyên nhân

  • Tình chí bất thư, can khí uất gây khí cơ ủng trệ, khí trệ huyết ứ
  • Chính khí bất túc, cảm thụ hàn tà, thấp nhiệt trong hoặc sau kinh kì, sản hậu gây huyết ứ
  • Ăn uống bất điều, hàn tà tích tụ, trở trệ kinh lạc gây đau
  • Cơ thể hư nhược, khí huyết bất túc, kinh không đi được gây đau kéo dài.

THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM VỚI BỆNH NHÂN VÔ SINH

4. Thể bệnh và điều trị

4.1: Khí trệ huyết ứ

  • Thiên về Khí trệ thống kinh: Đau trước hoặc trong kì, đau trướng bụng dưới, lan sang 2 bên sườn, trướng nhiều hơn đau, lúc có lúc không. Kinh đỏ, bầm tím, ít, không thông. Lưỡi đỏ, nhầy, mạch huyền. 

Điều trị: Sơ can lý khí tá Hoạt huyết

Phương dược: Sài hồ sơ can thang gia đương quy, diên hồ sách

Hương phụ

Sài hồ

Xuyên khung

Trần bì

Bạch thược

Chỉ xác

Cam thảo

  • Thiên về huyết ứ, khí trê thì hành kinh đau dữ dội, cự án, bụng dưới sờ có cục cứng, sắc kinh tím đen, lưỡi tối, có chấm ứ huyết, mạch trầm sắc 

Điều trị: Hoạt huyết khứ ứ tá Hành khí

Phương dược: Thiếu phúc trục ứ thang gia hương phụ, ích mẫu

Tiểu hồi hương                                     

Can khương

Bồ hoàng sống

Một dược

Huyền hồ

Đương quy

Xuyên khung

Quế tâm

Xích thược

Ngũ linh chi

Ích mẫu, vị thuốc dân gian điều trị đau bụng kinh hiệu quả.
Ích mẫu, vị thuốc dân gian điều trị đau bụng kinh hiệu quả.

4. 2. Hàn tà ngưng trệ

Đau quặn bụng, bụng dưới lạnh, chườm nóng giảm, gặp lạnh đau tăng, Kinh sắc bầm loãng, lẫn cục máu nhỏ.

Chán ăn, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm.

Điều trị: Ôn kinh tán hàn.

Phương dược: Ôn kinh thang.

Ngô thù du

Xuyên khung

Đương quy

Xích thược

Quế chi

Bán hạ

Cam thảo

Mạch môn đông

Đan bì

A giao

Sinh khương

Đẳng sâm

4.3. Khí huyết lưỡng hư

Đau bụng rỉ rả, đè vào giảm đau, Lượng kinh hoặc nhiều, hoặc ít, sắc kinh nhợt, loãng, xây xẩm, hồi hộp, mệt mỏi. Lưỡi bệu, rêu ít, trắng mỏng, mạch tế nhược.

Điều trị: Bổ khí, bổ huyết

Phương dược: Bát trân gia hương phụ, diên hồ

Xuyên khung 

Đương quy

Thục địa

Bạch thược

Xuyên khung 

Đương quy

Thục địa

Bạch thược

Đẳng sâm

Phục linh

Bạch truật 

Cam thảo

Lưu ý: Các thể bệnh thường đan xen, cần xử lý linh hoạt.

5. Châm cứu

Quan nguyên, trung cực,

Túc tam lý, huyết hải, âm lăng tuyền,  lưu kim 15-20 phút

Hư chứng cứu thêm

6. Nhĩ châm

Huyệt vị: Tử cung, Giao

cảm, Bì chất hạ, Thần môn, mẫn cảm điểm…

Một số “mẹo nhỏ” Bác sĩ Thu Huyền chia sẻ cho các để giảm chứng đau bụng kinh như sau:

Chườm ấm vùng bụng dưới.

Uống nước gừng nóng, trà gừng, hoặc nước đường đỏ.

Không ăn các đồ sống, lạnh.

Nên vận động nhẹ nhàng, không nên nằm quá nhiều.

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.5550789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *