Đan sâm là một vị thuốc quý của nhân loại. Cổ nhân có câu “Nhất vị Đan sâm ẩm, công đồng Tứ vật thang”, nghĩa là chúng có tác dụng ngang với bài thuốc quý Tứ vật – bài thuốc “bổ huyết điều huyết” kinh điển của y học cổ truyền. Vị thuốc này được mệnh danh là “huyết bệnh yếu dược” tức thứ dược quan trọng trị các bệnh liên quan đến huyết. Hãy cùng ThS. BS Phó Thị Thu Hương tìm hiểu về vị thuốc quý trong bài viết dưới đây.
Đan sâm dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách ” Bản kinh” là rễ phơi hay sấy khô của cây Đan sâm thuộc họ Hoa môi
Do rễ có mầu đỏ nên chúng còn có tên là Huyết sâm, Xích sâm, Huyết căn, Tử đan sâm. Cây được trồng nhiều ở một số tỉnh Trung quốc như: An huy, Sơn tây, Hà bắc, Tứ xuyên, Giang tô mới được di thực vào nước ta trồng ở Tam đảo, tuy nhiên lượng còn ít và dược tính chưa được tốt bằng ở Trung Quốc. Hiện ta cò n dùng thuốc nhập của Trung quốc là chủ yếu.
1. Tính vị quy kinh
Vị đắng, tính hơi hàn, quy kinh Tâm, Tâm bào, Can.
Theo các sách Y văn cổ:
- Sách Bản kinh: Vị đắng hơi hàn không độc.
- Sách Bản thảo kinh sơ: Vị đắng, bình, hơi ôn, qui kinh thủ túc thiếu âm, túc quyết âm.
- Sách Bản thảo cương mục: Vị đắng hơi hàn không độc, qui kinh thủ thiếu âm, quyết âm.
2. Thành phần chủ yếu
Trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam” của GS Đỗ Tất Lợi trong vị thuốc này có chứa các chất xeton có tinh thể: Tansinon I, Tansinon II, Tansinon III và chất tinh thể màu vàng criptotansinon (kryptotanshinon). Ngoài ra còn có acid lactic, phenol đan sâm, vitamin E.
>>> Cùng tìm hiểu thêm: Viêm lộ tuyến cổ tử cung điều trị bằng 1 liệu trình đông y
3. Công dụng cây đan sâm
- Thuốc có tác dụng cải thiện tuần hoàn ngoại vi, chống đông máu.
- Đan Sâm có tác dụng làm giãn động mạch vành, khiến lưu lượng máu của động mạch vành tăng rõ, cải thiện chức năng tim, hạn chế nhồi máu cơ tim. Trên thực nghiệm chuột nhắt hay chuột lớn thuốc đều có tác dụng tăng hoặc kéo dài tỷ lệ sống trong điều kiện thiếu oxy.
- Có tác dụng hạ huyết áp.
- Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, an thần, ức chế sự phát triển của tế bào k trên chuột thực nghiệm.
- Trên thực nghiệm thỏ gây xơ mỡ mạch, thuốc có tác dụng làm giảm triglicerit của gan và máu.
Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ kịp thời.
4. Ứng dụng lâm sàng
Đan sâm được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trong điều kiện trị chứng huyết ứ (máu cục, bầm tím, ban ứ huyết, huyết tụ, máu lưu thông chậm).
4.1. Dịch chiết của Đan sâm và Tam thất được sử dụng để điều trị chứng đau thắt ngực rất hiệu quả ở các khoa tim mạch
Bài thuốc Đan sâm – Tam thất đã được chiết xuất và đưa vào sử dụng hầu hết ở các khoa tim mạch bệnh viện lớn
4.2. Trị bệnh phụ khoa, điều hòa kinh nguyệt
- Đan sâm tán: Đan sâm 20 – 40g, tán bột mịn mỗi lần 6 – 8g, chia 2 lần uống trong ngày có tác dụng điều kinh hoặc sau sanh sản dịch không ra hết. Uống với rượu nóng hoặc hòa với đường mía uống càng tốt.
- Đan sâm 15g, Trạch lan 12g, Hương phụ 8g, sắc uống. Hoặc dùng Đan sâm, Đương qui đều 15g, Tiểu hồi 8g, sắc uống tác dụng như bài Đan sâm tán.
- Phối hợp với Hồng hoa, Đào nhân, Ích mẫu thảo trị đau bụng kinh.
Trên đây là bài chia sẻ về vị thuốc Đan sâm, hi vọng Tuệ Y Đường sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công dụng đặc biệt của vị thuốc. Bạn đọc có vấn đề cần hỗ trợ có thể liên hệ:
?⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789.501.555
Hôm trước đi khám ở PK Tuệ Y Đường, Bác nói em huyết hư, rồi cắt thuốc cho em uống. Em về xét nghiệm thì không thiếu máu. Nhưng uống được 3 thang thuốc thì đỡ hoa mắt chóng mặt với ngủ được. Vậy em có bị thiếu máu không?
Cho tôi hỏi, Pk có bán riêng vị thuốc này không? Tôi bị đau ngực lâu năm, Bs chẩn đoán thiếu máu cơ tim. Dùng đông y không đỡ
Chỗ cháu ho trồng cây này nhiều lắm, bên trung quốc họ thu ạ. Chắc là thuốc quý nên cũng đắt bác ạ
Toi muon dat lich kham cho c gai mat kinh 2 thang
Cháu bị đau bụng kinh có dùng được vị thuốc này không BS. Hay phải đến PK mình khám ạ, và nếu khám thì có cần đặt lịch khám trước không ạ?