CỨNG KHỚP BUỔI SÁNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Cứng khớp là một trong những triệu chứng điển hình của các bệnh lý xương khớp như: Viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp,…  Người bệnh gặp tình trạng này sẽ làm giảm chức năng và gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt

Vậy làm cứng khớp có gây nguy hiểm không? Hãy cùng Phòng Khám Tuệ Y Đường tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI. Nguyễn Nhật Minh

Cứng khớp là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh lý xương khớp
Cứng khớp là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh lý xương khớp

1. Cứng khớp là gì

– Cứng khớp là tình trạng khó cử động các khớp, thường xuất hiện ở các đốt ngón tay gần, bàn ngón tay, cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân (hai bên)

– Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, ban đầu khớp bị cứng mức độ nhẹ ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động. Theo thời gian, triệu chứng càng trở nên nghiêm trọng và có thể khiến bệnh nhân không thể cử động ở vùng chi bị ảnh hưởng

– Cứng khớp thường diễn ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc sau một tư thế bất động kéo dài, sau khi người bệnh có động tác gấp duỗi thì các khớp sẽ vận động dễ dàng hơn hoặc gần như bình thường,  “thời gian phá gỉ khớp” thường mất khoảng 15-20 phút đến 1 giờ thậm chí có thể hơn 1 giờ

????? Bạn đọc có bất kì thắc mắc về vấn đề bệnh lý cơ xương khớp vui lòng liên hệ hotline: 0789.501.555 để được tư vấn trực tiếp

2. Vì sao cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng

– Các nguyên nhân cơ bản của cứng khớp buổi sáng là do thiếu hoạt động thể chất hằng ngày, thừa cân, có một chế độ ăn uống nghèo nàn, ngủ không đúng tư thế và ở trong một môi trường có xu hướng lạnh và/hoặc ẩm ướt

  • Thừa cân khiến gây đè ép lên các khớp, cơ, gân và dây chằng gây đau và cứng khớp
  • Một chế độ ăn uống nghèo nàn, chủ yếu chứa carbohydrate đơn giản gây yếu cấu trúc cơ khớp
  • Một tư thế ngủ không đúng có thể khóa chặt cơ thể của bạn ở một vị trí xấu trong nhiều giờ, gây giảm lưu lượng máu đến các cơ bắp tại chỗ và gia tăng một sự tích tụ của acid lactic gây đau và cứng khớp
  • Sống và làm việc trong một môi trường lạnh hoặc ẩm ướt làm cho cơ bắp cứng lại vì lạnh hoặc ẩm ướt và ảnh hưởng đến lưu lượng máu đi khắp cơ thể

– Cơ chế gây cứng khớp buổi sáng 

  • Một giả thuyết về cứng khớp buổi sáng được gọi là hiện tượng gel (gel phenomenon) – là tình trạng cứng khớp hình thành sau thời gian dài ngồi lâu hoặc không hoạt động, đặc trưng với tình trạng không viêm
  • Một số nhà nghiên cứu lưu ý rằng cứng khớp buổi sáng là một triệu chứng nhịp điệu sinh học mà không được hiểu đầy đủ
  • Một số cho rằng có thể có sự phóng thích của cortisol không đủ trong cơ thể vào ban đêm để bù đắp tăng cao của yếu tố tiền viêm cytokine như IL-6 (interleukin 6)

3. Các vị trí thường xuất hiện cứng khớp

Cứng khớp thường xuất hiện ở đầu gối, khớp ngón táy, khớp cổ tay, cổ chân
Cứng khớp thường xuất hiện ở đầu gối, khớp ngón tay, khớp cổ tay, cổ chân

– Đầu gối

  • Là là tình trạng tương đối phổ biến, nguyên nhân hay gặp do thoái hóa, viêm màng hoạt dịch khớp gối hoặc sau chấn thương
  • Triệu chứng cứng khớp gối cũng thường gặp trong trường hợp thoái hóa khớp thì sụn chêm ở khớp gối mỏng đi, lượng dịch bôi trơn khớp gối ít đi, dẫn tới khi đi lại người bệnh thấy vận động khó khăn và cảm giác như các đầu xương cọ vào nhau lạo xạo

– Ngón tay 

  • Được xem là một trong những triệu chứng điển hình nhất của viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp ở người cao tuổi
  • Tình trạng thường xuất hiện vào buổi sáng, kéo dài dưới 30 phút (đối với bệnh thoái hóa khớp) và trên 45 phút (đối với bệnh viêm khớp dạng thấp)

– Khớp cổ tay 

  • Xuất hiện do chấn thương lâu ngày hoặc bó bột trong thời gian dài
  • Đây cũng là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý như viêm màng hoạt dịch khớp do gout, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,…

– Khớp cổ chân

  • Còn gọi là tình trạng giảm vận động khớp cổ chân
  • Khớp cổ chân bị khô cứng thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi, đặc biệt là lứa tuổi sau 60

>>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Thoái hóa khớp gối là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

 4. Xử lý cứng khớp buổi sáng như thế nào

Hình ảnh điều trị tại Tuệ Y Đường
Hình ảnh điều trị tại Tuệ Y Đường

Tất cả các triệu chứng cứng khớp trị liệu hiệu quả nhất khi tìm được nguyên nhân. Dưới đây là một số phương pháp điều trị chung 

– Chườm nóng hoặc chườm lạnh

  • Chườm lạnh hoặc sử dụng túi đá đặt lên khớp cứng trong 15 – 20 phút nhiều lần mỗi ngày. Điều này có thể giúp giảm viêm hoặc sưng, giúp khớp dễ vận động, đồng thời giảm đau nhanh chóng
  • Sử dụng miếng đệm nóng, chai nước nóng hoặc nước ấm từ vòi hoa sen hoặc bồn tắm để thư giãn cơ bắp và tăng cường tuần hoàn

– Sử dụng thuốc

  • Các cơn đau có thể thuyên giảm bằng thuốc chống viêm Steroid (NSAID), loại thuốc được sử dụng phổ biến cho bệnh viêm khớp

– Vật lý trị liệu

  • Tập thể dục và vật lý trị liệu là các phương pháp điều trị hữu hiệu, giúp tăng khả năng vận động của khớp, có thể làm giảm độ cứng
  • Đây cũng là cách tuyệt vời để giảm cân hoặc duy trì cân nặng hợp lý
  • Tăng cân quá mức tỉ lệ thuận với việc tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý gây đau và khớp bị cứng

– Các phương pháp điều trị tự nhiên

Các phương pháp điều trị bằng thuốc bổ sung và thay thế cũng có thể xoa dịu các khớp cứng

+ Dầu cá 

  • Theo các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, những người thường xuyên dùng dầu cá ít bị đau và cứng khớp vào buổi sáng hơn vì trong dầu cá có chứa chất béo không bão hòa
  • Hãy thêm các món cá vào kế hoạch bữa ăn hàng tuần của bạn để tăng thêm nguồn dinh dưỡng chứa axit béo omega-3
  • Liều lượng thông thường để bổ sung dầu cá là 300 miligam (mg) mỗi ngày

+ Hạt lanh

  • Hạt lanh chứa một loại axit béo omega-3 khác, axit alpha-linolenic (ALA)
  • ALA giống với EPA và DHA, đều có tác dụng giúp giảm viêm
  • Hạt lanh xay có một số ALA nhưng dầu hạt lanh chứa nhiều hơn
  • Khuyến nghị trung bình hàng ngày là 500mg
  • Chất béo lành mạnh chỉ có thể được giải phóng trong trường hợp hạt lanh được nghiền hoặc nghiền nát

+ Glucosamine sulfate

  • Chất này xuất hiện tự nhiên trong chất lỏng xung quanh khớp của bạn, có vai trò tạo sụn
  • Nếu bạn bị thiếu hụt glucosamine sulfate, cơ thể bạn có thể không thể sản xuất hoặc bảo vệ sụn
  • Nhiều nghiên cứu ủng hộ sử dụng chất bổ sung này cho những bệnh nhân có triệu chứng cứng khớp nhằm giảm đau khớp
  • Phương pháp điều trị này có thể hữu ích cho những người bị viêm hoặc sưng khớp gối
  • Liều khuyến cáo cho cơn đau do viêm khớp dao động từ 300 – 2000mg mỗi ngày

>>>> Có thể bạn quan tâm: Xử trí cứng gáy cấp tại Tuệ Y Đường

Bệnh cơ xương khớp có thể điều trị hiệu quả bằng đông y
Bệnh cơ xương khớp có thể điều trị hiệu quả bằng đông y

5. Phòng cứng khớp buổi sáng như thế nào?

– Ngủ ở một tư thế giúp hỗ trợ khớp xương của bạn miễn là bạn thấy thoải mái như nằm nghiêng hoặc nằm ngửa. Giấc ngủ sâu giúp cơ thể phục hồi và nạp lại năng lượng sau một ngày dài làm việc

– Phòng ngủ hay môi trường ngủ đủ ấm áp, tránh bị gió lùa. Nếu trời lạnh, nên dùng máy sưởi hoặc đắp thêm chăn để ngăn lạnh hoặc ẩm ướt, dễ gây cứng các khớp

– Trước khi ra khỏi giường, làm các bài tập vận động đơn giản để khởi động và làm dẻo dai các khớp

– Tắm nước nóng là cách gây toát mồ hôi, thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm co thắt cơ bắp. Khi vừa mới thức dậy, có thể tắm ngay dưới vòi sen nóng – chỉ đứng dưới vòi nước ấm và thả lỏng thư giãn hoàn toàn. Khi cơ thể đã được làm ấm lên, thực hiện một số động tác uốn cong đầu gối và các khớp một cách nhẹ nhàng

– Làm một vài bài tập nhẹ tại chỗ vào buổi sáng thức dậy cho đến khi cơ bắp của bạn bắt đầu được nới lỏng

– Tập thể dục hằng ngày (hoặc đi bộ kèm đung đưa cánh tay) là một cách tuyệt vời để kích thích giải phóng endorphin – một hormon giảm đau tự nhiên trong cơ thể. Tập thể dục giúp tuần hoàn lưu thông tốt, giúp đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Tạo thói quen đi bộ khoảng 10.000 bước/ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể sức khỏe toàn thân và các khớp

– Tìm hiểu những cách để đối phó và quản lý stress thật hiệu quả, tạo một tinh thần luôn phấn chấn vui vẻ

– Uống nước đầy đủ, tốt nhất uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày

– Ăn lành mạnh: Cắt giảm carbohydrate đơn giản và tinh chế. Loại bỏ tất cả các loại thực phẩm màu nhân tạo, thực phẩm giàu bột mì trắng và hương vị/chất ngọt nhân tạo.

Và đừng quên, y học cổ truyền có tác dụng rất tốt trong việc phòng và điều trị tình trạng cứng khớp buổi sáng.

Bài viết trên đây chia sẻ về triệu chứng cứng khớp buổi sáng. Mặc dù nó khá phổ biến trong các bệnh lý nhưng xử trí và phòng ngừa như thế nào lại chưa được quan tâm. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ

Facebook: Tuệ Y Đường

️ Bác sĩ CKI Nguyễn Nhật Minh

️  Bác sĩ Đoàn Dung

Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0789.501.555 – 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

2 thoughts on “CỨNG KHỚP BUỔI SÁNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

  1. Đàm Thu Trang says:

    Thưa bs cho tôi hỏi tôi có bệnh lý sáng ngủ dậy 2 bàn tay đều bị cứng .sau khi ngủ dậy .tôi đều nắm vào duỗi ra khoảng 2 phút chở lại bình thường .tôi cần điều trị bằng nào thưa bs

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *