CÓ NÊN SỬ DỤNG LỢI KHUẨN PROBIOTIC ĐỂ CHỮA BỆNH ÂM ĐẠO???

Probiotic là những vi khuẩn sống có lợi đối với sức khỏe. Vi khuẩn có lợi ( còn gọi là lợi khuẩn ) có thể giúp kìm hãm các vi khuẩn có hại, giúp cải thiện tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng cũng như tăng cường khả năng miễn dịch của bạn. Ngoài ra, probiotic còn được cho rằng có hiệu quả trong việc phòng ngừa nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ. Vậy có nên sử dụng lợi khuẩn probiotic để hỗ trợ các bệnh lý nhiễm trùng âm đạo hay không? Hãy cùng Đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu nhé!

Hệ vi sinh vật âm đạo

hệ vi sinh vật âm đạo
                                                                        Hệ vi sinh vật âm đạo

Theo BS CK II Trần Thu Huyền, âm đạo không phải là môi trường vô trùng. Có hơn 200 vi sinh vật trong âm đạo của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bình thường, trong đó có cả vi sinh vật có lợi và vi sinh vật có hại. Giá trị pH của âm đạo của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nằm trong khoảng từ 3,8-4,5.

Hệ sinh thái âm đạo đạt được sự cân bằng nhờ các chủng lactobacillus chi phối. Dòng vi khuẩn này thường giữ pH âm đạo vào khoảng 4,2 để ngăn chặn sự xuất hiện và phát triển của các vi sinh vật có hại vì môi trường như vậy là quá axit để chúng có thể tồn tại. Nếu độ pH âm đạo tăng lên, vi khuẩn sẽ rất mau phát triển và gây ra viêm âm đạo do vi khuẩn. Trong khi đó, giảm độ pH âm đạo có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của các sinh vật nấm, đặc biệt là candida albicans, gây nhiễm trùng nấm men.

Sự sụt giảm pH có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc diệt tinh trùng, thuốc tránh thai, thuốc steroid đường uống, quan hệ tình dục, kinh nguyệt và tiểu đường.

Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 0789503555 để được hỗ trợ!

Mối quan hệ giữa mất cân bằng vi sinh và viêm âm đạo

BS Trần Thu Huyền chia sẻ rằng: mất cân bằng hệ vi sinh trong âm đạo có thể gây viêm âm đạo.

Có khá nhiều nguyên nhân khiến pH âm đạo mất cân bằng, như:

+ Lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị nấm, corticoid liều cao hoặc kéo dài.

Kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và lợi khuẩn
                                                          Kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và lợi khuẩn

+ Thói quen thụt rửa âm đạo khi vệ sinh.

+ Lạm dụng thuốc tránh thai hoặc điều trị thuốc nội tiết.

+ Thay đổi nội tiết tố do tuổi tác.

+ Bị bệnh lý mạn tính: đái tháo đường, suy giảm miễn dịch,…

+ Bị polyp, khối u trong âm đạo.

+ Đặt dụng cụ tránh thai, màng ngăn tránh thai, thuốc diệt tinh trùng,…

Điều gì xảy ra khi pH âm đạo mất cân bằng?

Sự cân bằng của hệ vi sinh vật thường trú tại âm đạo và sự duy trì pH sinh lý tại âm đạo có tác dụng tạo nên hàng rào bảo vệ tự nhiên của hệ sinh dục nữ chống lại các tác nhân gây bệnh.

Vì một nguyên nhân nào đó khiến pH âm đạo mất cân bằng, hàng rào bảo vệ của cơ thể kém hiệu quả hoặc mất đi, là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật có hại (ở tại chỗ và từ bên ngoài xâm nhập vào) phát triển gây viêm nhiễm. Đồng thời viêm nhiễm phụ khoa lại tiếp tục khiến cho pH âm đạo mất cân bằng hơn, tạo điều kiện cho viêm nhiễm ngày càng nặng hơn, hình thành vòng xoắn bệnh lý.

Bên cạnh đó, pH âm đạo mất cân bằng còn gây ra bất lợi đối với quá trình thụ thai, bởi khi pH âm đạo bị mất cân bằng, tinh trùng sẽ bị cản trở trên đường đi vào gặp trứng để thụ thai, hoặc tệ hơn ở pH đó không thích hợp với tinh trùng, lượng tinh trùng sẽ bị diệt bớt khi vừa mới vào tới âm đạo, gây khó thụ thai ở rất nhiều trường hợp.

Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 0789503555 để được hỗ trợ!

Tại sao viêm âm đạo dễ dàng tái phát?

Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh đồng thời tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong âm đạo, dẫn đến không thúc đẩy được sự phát triển của vi khuẩn có lợi thống trị âm đạo, không khôi phục cân bằng vi sinh âm đạo và không thể chữa khỏi hoàn toàn viêm âm đạo.

Nói một cách khác, thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt hệ vi sinh trong âm đạo. Mặc dù vi khuẩn gây bệnh sẽ được loại bỏ, nhưng đồng thời vi khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt. Vi khuẩn có lợi làm cho vi khuẩn có lợi không thể đóng vai trò bình thường và viêm âm đạo sẽ được lặp lại.

Probiotic giúp cân bằng hệ vi sinh âm đạo

Theo BS CK II Trần Thu Huyền, mục tiêu cuối cùng của điều trị nhiễm trùng âm đạo là khôi phục lại sự cân bằng hệ sinh thái vi khuẩn âm đạo.

Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy việc kết hợp thuốc chống nấm theo toa – chẳng hạn như fluconazole – với viên đặt âm đạo chứa probiotics giúp thuốc kháng nấm đem lại hiệu quả hơn. Sự kết hợp này cũng làm giảm nguy cơ nhiễm nấm âm đạo tái phát. Điều này cho thấy rằng probiotics có thể rất hữu ích cho những phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo tái phát ít nhất bốn lần một năm.

Những nghiên cứu hiện có về việc sử dụng probiotics chữa viêm âm đạo là khá ít, vì vậy khó có thể đưa ra bất kỳ kết luận chắc chắn nào từ chúng. Tuy nhiên, những nghiên cứu này cũng không tìm thấy bất kỳ rủi ro nào liên quan đến việc sử dụng probiotics chữa viêm âm đạo. Nếu bạn thường xuyên bị nhiễm nấm âm đạo hoặc gặp các tác dụng phụ từ các loại thuốc kháng nấm truyền thống, thì probiotics có thể đặc biệt hữu ích.

BS Trần Thu Huyền chia sẻ rằng men vi sinh tốt nhất cho phụ nữ bị viêm âm đạo là những loại thuộc họ Lactobacillus, đặc biệt là acidophilus, rhamnosus và reuteri. Chúng được tìm thấy tự nhiên trong âm đạo và giúp chống lại tác động của các vi sinh vật có hại khác.

Giải pháp bổ sung lợi khuẩn cho âm đạo, đặc biệt chủng Lactobacillus đang là xu hướng trong hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn phụ khoa cũng như chăm sóc sức khỏe vùng kín, đặc biệt là tại các nước châu Âu.

Các chế phẩm bổ sung probiotic

Bạn có thể tìm thấy chúng ở dạng viên uống hoặc viên đặt được sử dụng đặt vào âm đạo. Khi lựa chọn viên nang hoặc thuốc đặt, bạn hãy tìm loại bao gồm danh sách các vi khuẩn mà thành phần của thuốc bao gồm. Hầu hết các sản phẩm sẽ liệt kê thành phần men vi sinh dựa trên số lượng trong mỗi liều và các nhà sản xuất thường liệt kê Lactobacillus ở gần đầu.

Các thực phẩm bổ sung probiotic

Sữa chua giúp bổ sung probiotic
                                                                        Sữa chua giúp bổ sung probiotic

Ăn thực phẩm chứa probiotic là cách tốt nhất để duy trì độ pH của âm đạo ở mức bình thường và để phòng ngừa các nhiễm trùng âm đạo.Một trong những nguồn cung probiotic tốt nhất là sữa chua nên bạn phải bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày.

Sữa chua có chứa một loại lợi khuẩn mang tên Lactobacillus acidophilus giúp duy trì độ pH của âm đạo trong phạm vi cho phép và làm giảm nguy cơ bị nấm men cũng như các loại nhiễm trùng khác.

Ngoài ra, các loại thực phẩm chứa probiotic khác như kim chi, bắp cải và kefir (một loại thức uống lên men giống như sữa chua) cũng giúp âm đạo duy trì sự cân bằng pH. Sữa chua và sản phẩm chứa probiotic được xem là các thực phẩm thiết yếu giúp cho âm đạo khỏe mạnh.

Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 0789503555 để được hỗ trợ!

Rủi ro khi sử dụng men vi sinh

Phản ứng xấu với men vi sinh cực kỳ hiếm. Những vi khuẩn có lợi đã tồn tại trong cơ thể bạn, vì vậy việc bổ sung thêm chúng thường không mang lại bất kỳ rủi ro nào.

Nếu bạn có ý định sử dụng probiotic bổ sung, bạn nên cẩn thận lựa chọn sản phẩm của các nhà sản xuất đáng tin cậy. Mặc dù hầu hết các chế phẩm sinh học bổ sung được chứng nhận là an toàn và hiệu quả nhưng không ai có thể đảm bảo vì chúng không trải qua các quy trình thử nghiệm cũng như phê duyệt giống như thuốc.

Nếu muốn tăng lợi khuẩn vùng kín đúng cách, bạn nên thảo luận với bác sĩ về các lựa chọn của mình. Như vậy, các chế phẩm sinh học sẽ có thể giúp ích cho sức khỏe của âm đạo của bạn nhiều hơn.

Trên đây là bài chia sẻ về vai trò của lợi khuẩn probiotic trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và có cách chăm sóc vùng kín hiệu quả hơn. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍⚕️ Ths.Bs CKII Trần Thu Huyền

?‍⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.5550789.503.555

 

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *