CHĂM SÓC BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA MÙA THU ĐÔNG

 

Bệnh viêm da cơ địa hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh dai dẳng, khó điều trị, gây căng thẳng, lo âu cho bệnh nhân . Đặc biệt vào thời điểm giao mùa nóng chuyển sang mùa lạnh, độ ẩm không khí giảm, thời tiết hanh khô, tổn thương bệnh lý da thường tiến triển nặng hơn, lòng bàn tay, lòng bàn chân bong tróc, nứt nẻ,… ảnh hưởng rất nhiều cuộc sống bệnh nhân.

Bài viết ngày hôm nay, BS.CKII Trần Thị Thu Huyền – Trưởng khoa Khám bệnh Phòng khám Tuệ Y Đường giới thiệu bạn đọc một số cách chăm sóc da khi thời tiết chuyển lạnh để hạn chế tối đa bệnh lý da liễu nhé!

chăm sóc viêm da cơ địa

 

Viêm da cơ địa là một chứng viêm da, ngứa mãn tính. Các triệu chứng của viêm da cơ địa thường khởi phát rất sớm, ngay từ tuổi sơ sinh, có thể tiếp tục đến lúc trưởng thành hoặc cũng có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong đời. Bệnh lý này có thể đi kèm với các bệnh cơ địa khác như hen suyễn, sốt cỏ khô hay viêm mũi dị ứng…

1. Cách nhận biết viêm da cơ địa?

Theo BS.CKII Trần Thị Thu Huyền: “Bệnh viêm da cơ địa có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào, tổn thương da ở mỗi độ tuổi thể hiện khác nhau, thường gặp là vùng bàn tay và các nếp gấp (gấp khoeo chân, gấp khuỷu tay…)”. 

Hình ảnh tổn thương viêm da cơ địa
Hình ảnh tổn thương viêm da cơ địa

Các triệu chứng bệnh chuyển biến từng đợt rồi thuyên giảm và một thời gian sau sẽ lặp lại. Chính vì vậy, bệnh lý này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, làm người bệnh mệt mỏi và khó chịu:

  • Viêm da cơ địa thường tiến triển thành từng đợt, trong đợt cấp tính, người bệnh thấy một vùng da nổi mẩn đỏ và ngứa, mức độ ngứa đôi khi rất nghiêm trọng, đặc biệt là vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ. 
  • Khi bệnh lui dần, vùng da sẽ chuyển sang màu nâu, xám, hoặc để lại các mảng dày da do chà xát nhiều.
  • Do ngứa nhiều người bệnh phải gãi, vùng da bệnh rất dễ bị trầy xước, có thể bị nhiễm trùng, tổn thương sẽ sưng viêm, tiết mủ đục, có mùi hôi. Tình trạng ngứa mạn tính và việc chà xát kéo dài sẽ khiến da dày lên. Đặc điểm da của người bệnh viêm da cơ địa thường khô, nứt nẻ.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Thăm khám bệnh nhân viêm da cơ địa có tiền sử tăng huyết áp.

Bạn đọc có thắc mắc về Da liễu có thể liên hệ trực tiếp hotline 0789.502.5550789.503.555 để được hỗ trợ!

2. Nguyên nhân gì gây viêm da cơ địa?

Nguyên nhân viêm da cơ địa
Nguyên nhân khởi phát viêm da cơ địa.
  • Viêm da cơ địa là một bệnh dị ứng, miễn dịch có tính gia đình. Nguyên nhân chính xác của viêm da cơ địa cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Một số giả thiết cho rằng do da quá khô và dễ bị kích thích, đồng thời, những rối loạn trong hệ thống miễn dịch bẩm sinh cũng có thể gây nổi mẩn ngứa trên da. 
  • Bệnh có thể khởi phát sớm từ tuổi sơ sinh cũng như sẽ gặp nhiều trong gia đình có các thành viên có bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng…
  • Một số yếu tố khác được cho là làm tình trạng viêm da dễ khởi phát hơn hay làm những triệu chứng nặng nề hơn như tắm nước nóng hoặc tắm quá lâu, thay đổi xà phòng, thay đổi nhiệt độ, bài tiết mồ hôi, môi trường có độ ẩm thấp, mặc quần áo lông cừu hoặc vải nhân tạo, len dạ, , tiếp xúc bụi bặm, lông động vật, khói thuốc lá hay ăn một số loại thực phẩm dễ bị dị ứng như trứng, sữa, cá, đậu nành hay lúa mì… 
  • Để tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa đôi khi cần phải thực hiện các xét nghiệm rất chuyên sâu nhưng cũng không phải lúc nào cũng xác định được. Do đó, người bệnh thường được khuyến cáo nên tránh các yếu tố dễ gây kích thích như đã liệt kê, nhằm hạn chế khả năng khởi phát bệnh.

Bạn đọc có thắc mắc về Da liễu có thể liên hệ trực tiếp hotline 0789.502.5550789.503.555 để được hỗ trợ!

3. Một số cách chăm sóc da trong bệnh viêm da cơ địa

3.1 Vệ sinh da

Việc tắm và làm sạch da ít nhất một lần một ngày là rất quan trọng giúp bệnh nhân bị viêm da cơ địa hạn chế tình trạng viêm da. Việc tắm thường xuyên sẽ loại bỏ các tác nhân bên ngoài có thể khởi phát tình trạng viêm da. Khi người bệnh đang có tổn thương viêm, tắm giúp loại bỏ các vảy tiết, đặc biệt khi có bội nhiễm vi khuẩn.

viêm da cơ địa
Vệ sinh da thường xuyên loại bỏ bụi bẩn.

3.2 Lựa chọn sữa tắm phù hợp

Sữa tắm không có xà phòng với công thức giảm kích ứng và giảm dị nguyên được khuyến cáo sử dụng ở bệnh nhân viêm da cơ địa (các sản phẩm làm sạch tổng hợp dạng nước không xà phòng được khuyến cáo)

Việc sử dụng sữa tắm có chứa thành phần kháng khuẩn là không cần thiết. Thực tế, các chất kháng khuẩn thường có tác dụng trong thời gian rất ngắn và hạn chế.

Bạn đọc có thắc mắc về Da liễu có thể liên hệ trực tiếp hotline 0789.502.5550789.503.555 để được hỗ trợ!

3.3 Thời gian tắm – nhiệt độ nước

Tắm nhanh (khoảng 5 phút) với nước không quá nóng được khuyến cáo ở bệnh nhân viêm da cơ địa.

3.4 Tầm quan trọng của dưỡng ẩm da

Khô da là triệu chứng đặc trưng của viêm da cơ địa, da nứt nẻ gây nặng tình trạng ngứa ngáy khó chịu, do đó việc dùng các loại dưỡng ẩm là hết sức quan trọng. Thực tế, dưỡng ẩm da được coi là phương pháp điều trị nền trong viêm da cơ địa. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc dưỡng ẩm da giúp hạn chế sự tái phát các tổn thương cũng như giảm việc sử dụng bôi chống viêm corticosteroid bôi ngoài da ở người bệnh viêm da cơ địa nhẹ đến trung bình.

3.5 Thời điểm bôi kem dưỡng ẩm

viêm da cơ địa
Dưỡng ẩm viêm da cơ địa, tùy tổn thương khô da dùng kem dưỡng phù hợp.

Bệnh nhân bị viêm da cơ địa được khuyến cáo bôi dưỡng ẩm da toàn thân, khi da còn đang ẩm ngay sau khi tắm.

3.6 Bôi dưỡng ẩm đủ số lượng

Bôi dưỡng ẩm với đủ lượng là rất cần thiết với người bệnh viêm da cơ địa để đảm bảo giữ ẩm da. Thông thường một lượng dưỡng ẩm tương đương với một đốt ngón tay là đủ để làm ẩm với diện tích da tương ứng với hai lòng bàn tay.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Kết quả điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em.

3.7 Thay đổi tùy theo sự đáp ứng của từng người

Dưỡng ẩm da ít nhất hai lần một ngày (sáng và tối), bôi toàn thân (thông thường 1 lần sau tắm) là lý tưởng nhất. Tuy nhiên, việc bôi liên tục cũng không phải luôn luôn cần thiết với người bệnh. Tần suất bôi có thể khác nhau phụ thuộc vào mức độ khô da và sự đáp ứng của từng người, thậm chí có thể thay đổi theo mùa. Điều quan trọng là đảm bảo được da đủ ẩm, tạo cảm giác thoải mái.

Bạn đọc có thắc mắc về Da liễu có thể liên hệ trực tiếp hotline 0789.502.5550789.503.555 để được hỗ trợ!

3.8 Lựa chọn loại dưỡng ẩm phù hợp

Có nhiều loại dưỡng ẩm da trên thị trường dành cho người bị viêm da cơ địa. Theo đó, loại sữa và nhũ tương thường lỏng hơn, bôi lên da dễ dàng hơn và thấm nhanh vào biểu bì. Sản phẩm phù hợp mức độ da khô hiện tại, thí dụ vào mùa hè da khô vừa phải thì dùng kem cấp ẩm vừa phải, còn khi vào mùa đông da nứt nẻ, khô nhiều hơn thì cần dùng kem cấp độ ẩm thẩm thấu sâu vào da hơn.

Loại sáp với đặc điểm đậm đặc và nhiều “dầu” với thời gian để thấm vào da lâu hơn, thường tạo cảm giác dính sau khi bôi và mất một khoảng thời gian để có cảm giác quen sau bôi. Sản phẩm này thường được dùng vào mùa đông khi da khô nhiều.

Loại kem là sản phẩm trung gian giữa hai loại trên, có thể dùng tất cả các mùa cho người bệnh viêm da cơ địa.

Tuy nhiên trong quy trình chăm sóc da, người bệnh viêm da cơ địa cần lưu ý, việc dưỡng ẩm da chỉ có ý nghĩa ở da lành. Không khuyến cáo bôi dưỡng ẩm ở vùng da đang có tổn thương nếu sản phẩm đó dung nạp kém. Những vùng da tổn thương cần được chăm sóc riêng biệt với sản phẩm chống viêm (thường là corticosteroid bôi ngoài da).

Bệnh nhi bị viêm môi do Viêm da cơ địa trước và sau khi điều trị tại Tuệ Y Đường
Bệnh nhi bị viêm môi do Viêm da cơ địa trước và sau khi điều trị tại Tuệ Y Đường

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 0789.503.555

Tin liên quan

23 thoughts on “CHĂM SÓC BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA MÙA THU ĐÔNG

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      có thể dùng thuốc lau bôi ngoài da cho bé tùy từng tình trạng của bé như thế nào mà bác sĩ kê đơn cho hợp lý bạn nhé.Thuốc này dễ uống, an toàn và có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai nên bạn hoàn toàn yên tâm nhé!

      • Trường says:

        Mình mới sinh em bé, tay chân lạnh, da lúc nào cũng mẩn ngứa nhất là khi tiếp xúc với chó mèo, trước đó mình thi thoảng cũng bị như này nhưng uống thuốc tây y là đỡ ,nhưng lần này không dám uống, vậy có phải là mình đã bị viêm da cơ địa rồi ko?

        • Đông y Tuệ Y Đường says:

          cũng có thể là bạn bị viêm da cơ địa, tuy nhiên chưa thể chẩn đoán được là chính xác là bạn bị bệnh gì, Bạn chụp hình ảnh tôn thương và gửi qua số điện thoại 0789.502.555 để các bác sĩ tư vấn cụ thể hơn cho mình nhé!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bệnh viêm da cơ địa là bệnh khó chữa khỏi hoàn toàn , tuy nhiên nếu điều trị sớm và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ thì bệnh sẽ ổn định và kéo dài thời gian tái phát của bệnh. Bạn có thể chụp hình ảnh tổn thương và gửi qua số zalo 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn sớm nhất bạn nhé!

        • Đông y Tuệ Y Đường says:

          Bệnh không quá nguy hiểm tuy nhiên thì ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân, người bệnh nên kiêng ăn các đồ thịt gà, các đồ hải sản, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, bổ sung đủ nước, tránh xa các yếu tố di nguyên, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ bạn nhé!

          • Chu Thị Đào says:

            Địa chỉ phòng khám ở đâu vậy ạ? khi qua tôi có phải gọi liên hệ trước ko?

        • Đông y Tuệ Y Đường says:

          Địa chỉ phòng khám ở 166 Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội bạn nhé! Nếu bạn đặt lịch trước thì sẽ được miễn phí khám và không phải chờ đợi lâu bạn nhé!

  1. Hoàng An says:

    tôi bị viêm da cơ địa, nhất là khi thời tiết thay đổi tôi rất ngứa nhất là vào ban đêm hoặc lúc đi tắm, chữa nhiều nơi không khỏi, nhờ bác sĩ tư vấn và cho tôi địa chỉ phòng khám của bác sĩ

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bạn đã điều trị thuốc gì chưa? Bạn chụp hình ảnh tổn thương và gửi vào số zalo 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn nhé!

  2. Ba Cường says:

    minh bi benh o tay cach day 1 thang,minh bi troc da dau ngon tay,ban tay,lan dan den mat sau cua ngon tay,minh o dam boi thuoc gi ca, rat dau ma ngua nua,ko biet co bi giong ban ko?minh muon chua cho khoi qua,ban cho minh biet co giong nhu ban ko de minh di chua?thay nhieu nguoi bao ko chua khoi

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bạn có bị ngứa không, nếu ngứa thì ngứa nhiều vào lúc nào? bạn chụp hình ảnh tổn thương và gửi vào số zalo 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn nhé!

  3. Hương Thiên says:

    Tôi cũng điều trị được hai năm rồi,hiện tại tình hình vẫn tốt nhưng thú thực cũng phải kiêng nhiều thứ lắm

    • Nhật Minh says:

      Cho mình hỏi bạn dùng bao lâu, có bị tái phát ko? Con mình 3 tuổi cũng bị tổ đĩa gần năm rồi, chữa đủ thứ ko hết. Nhìn chân tay cháu rất tội. Đêm cháu ngứa ngủ ko đc. Mong bạn trả lời sớm

      • Hương Thiên says:

        Mình dùng 5 tháng nhưng 2 năm nay vẫn chưa thấy tái phát bạn ạ, bạn chụp tổn thương gửi bác sĩ nhờ họ tư vấn xem, mình thấy phòng khám này khá ổn

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ cân nhắc xem có nên sử dụng kháng sinh không bạn nhé. Tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc kháng sinh nha bạn.

      • Đông y Tuệ Y Đường says:

        Người bệnh nên kiêng ăn các đồ thịt gà, các đồ hải sản, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, bổ sung đủ nước, tránh xa các yếu tố di nguyên, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ bạn nhé!

  4. Đông y Tuệ Y Đường says:

    Bác sĩ sẽ tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân mà kê thuốc, việc kết hợp uống thuốc từ bên trong và lau bôi bên ngoài sẽ khiến hiệu quả điều trị cao hơn bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *