CHÀM DA – CĂN BỆNH MÃN TÍNH

Bệnh chàm da còn được gọi là bệnh eczema. Đây là căn bệnh mạn tính, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị bệnh nhất vì hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì và phải làm sao để điều trị bệnh hiệu quả, hãy cùng bs tìm hiểu trong video ngày hôm nay nhé!

Ngày hôm nay xin mời quý độc giả cùng tìm hiểu căn bệnh này qua sự hướng dẫn cụ thể của Bác Sĩ Đoàn Dung – Chuyên khoa Da liễu phòng khám Tuệ Y Đường nhé.

1. Nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh chàm da

– Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây bệnh chàm da. Tuy nhiên, cơ chế gây bệnh được nhiều nhà khoa học công nhận đó là sự phản ứng quá mức của hệ miễn dịch khi bị các chất gây kích ứng tác động. 

Dưới đây là một số yếu tố gây bệnh chàm da phổ biến nhất:

– Bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô: Những người mắc bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô thường mắc bệnh chàm, nhất là những đối tượng mắc bệnh dưới 30 tuổi. 

– Tiền sử gia đình: Bệnh chàm có yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người bị bệnh chẳng hạn như bố mẹ hoặc anh chị em, thì trẻ sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn những trẻ khác. 

Bên cạnh đó, một số yếu tố gây kích hoạt bệnh có thể kể đến như yếu tố như: 

– Thời tiết thay đổi đột ngột như độ ẩm thấp đột ngột, chuyển từ lạnh sang nóng sẽ khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi và gây ra bệnh chàm. 

– Phấn hoa. 

– Bụi bẩn.

– Do cơ thể đổ nhiều mồ hôi: Những trường hợp này nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ có thể dẫn tới bội nhiễm gây tổn thương da nghiêm trọng. 

– Sợi vải từ quần áo, đồ gia dụng có thể là tác nhân gây kích ứng bệnh chàm da,…

– Hóa chất gia dụng chẳng hạn như các loại chất tẩy rửa, xà phòng, các loại kem bôi, các loại nước hoa cũng là những tác nhân gây bệnh. 

 – Sự căng thẳng: Khi bạn căng thẳng sẽ tác động đến nội tiết tố và là một trong những nguyên nhân gây kích thích các triệu chứng của bệnh chàm. 

– Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, sữa, hay một số món ăn chế biến sẵn,… có thể là nguyên nhân gây kích thích bệnh chàm và làm cho những biểu hiện của bệnh thêm nghiêm trọng hơn. 

Bệnh hen suyễn là một trong những nguyên nhân gây nên chàm da
Bệnh hen suyễn là một trong những nguyên nhân gây nên chàm da

>>>>> Tìm hiểu về Cơn đau cổ vai gáy hành hạ

2. Những loại chàm da thường gặp

  • Viêm da dị ứng

Bệnh có thể gây ra một số triệu chứng như tình trạng phát ban ở nếp gấp khuỷu tay, đầu gối, má và da đầu. Khi người bệnh gãi những nốt phát ban này có thể vỡ ra và gây rỉ chất lỏng. Vùng da bị bệnh thường khô và dày hơn những vùng da khác, màu da có thể sáng hoặc tối hơn bình thường.

Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng
  • Chàm tiếp xúc

Thường xảy ra do người bệnh tiếp xúc với chất gây kích thích như xà phòng, nước hoa,… Một số triệu chứng điển hình của bệnh là da đỏ, ngứa giống như bị châm chích, nổi mề đay hoặc những mụn nước đóng vảy trên da. 

  • Chàm tay

Những tổn thương chỉ xuất hiện ở vùng da tay với một số biểu hiện như da tay bị ngứa, đỏ, khô, xuất hiện những vết nứt hoặc mụn nước trên da. 

  • Chàm thể đồng tiền

Dạng chàm da này thường do phản ứng quá miễn của da đối với hóa chất, kim loại hoặc do côn trùng cắn. Khi bị chàm thể đồng tiền, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng sau: Những tổn thương trên da có dạng hình đồng xu hay các đốm tròn gây ngứa kéo dài. 

  • Chàm tổ đỉa

Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là do da bị dị ứng với một số chất kích, môi trường độ ẩm cao, rối loạn miễn dịch da. Bệnh nhân bị chàm tổ đỉa sẽ gặp phải một số triệu chứng như sau: Mụn nước trên bàn tay và bàn chân gây ngứa và đau, vùng da bị bệnh thường khô ráp và dễ bị bong tróc, co giãn, gây mất thẩm mỹ.

Chàm tổ đỉa
Chàm tổ đỉa

3. Vậy điều trị bệnh chàm như thế nào?

Y học hiện đại

Theo phương pháp Y học hiện đại, thường sử dụng các nhóm thuốc sau:

  • Thuốc kháng histamin: có tác dụng chống ngứa, cắt đứt vòng xoắn gãi – ngứa – gãi. Nhóm thuốc này thường dùng đường uống, có cả dạng siro cho trẻ em, dạng viên cho người lớn.
  • Thuốc kháng sinh: Trường hợp chàm có nhiễm khuẩn cần sử dụng thêm kháng sinh. Vi khuẩn gây bệnh ngoài da thường gặp là Tụ cầu vàng ,vì vậy có thể dùng các thuốc kháng sinh bôi như: fucidin, neomycin, mupirocin… hoặc uống như oxacillin, cloxacillin, cephalexin…
  • Dưỡng ẩm da: Sử dụng các loại thuốc giữ ẩm, mềm da, dịu da giúp khôi phục hàng rào bảo vệ da, chống ngứa. Đây là yếu tố điều trị và duy trì rất quan trọng và cần thiết trong điều trị bệnh chàm. Có thể dùng các loại như: mỡ vaselin, cream urea… bôi ngày 3-4 lần hoặc bôi bất cứ lúc nào da bị khô. Tuy nhiên người bệnh lưu ý không sử dụng đối với trường hợp da đang bị viêm, tiết dịch.

????? Bạn đọc có bất kì thắc mắc về vấn đề da liễu cũng như các bệnh lý khác vui lòng liên hệ hotline: 0789502555 để được tư vấn trực tiếp

  • Thuốc chống viêm Steroid: Corticosteroid có tác dụng giảm viêm nhanh, mạnh, giảm bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, cần lưu ý tác dụng phụ toàn thân và tại chỗ. Nếu dùng kéo dài hoặc không đúng cách đường toàn thân có thể gây suy thượng thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, loét dạ dày, loãng xương…  Tại chỗ có thể gây: teo da, mỏng da, rạn da. Khi dùng corticoid bệnh giảm nhanh nhưng tái phát cũng nhanh và có thể gây phụ thuộc thuốc khi sử dụng lâu dài.
Sử dụng thuốc kháng histamin trong điều trị ngứa
Sử dụng thuốc kháng histamin trong điều trị ngứa

Theo y học cổ truyền

Giai đoạn cấp tính:

  • Khi bệnh mới phát chỉ đỏ tại chỗ, sẩn và mụn nước chưa vỡ, chưa xuất tiết thì nên dùng các thuốc ôn hòa tiêu viêm tránh kích thích. Chọn cách đắp ướt các thuốc như thuốc rửa Lò cam thạch, dung dịch 2% băng phiến.
  • Khi các mụn nước đã vỡ và xuất tiết nhiều thì nên dùng các thuốc thu liễm, tiêu viêm… nhằm thúc đẩy da hồi phục. Có thể sắc lấy nước đặc đắp ướt những thuốc sau: rau sam 60g; hoàng bá sinh địa du mỗi vị 30g; bồ công anh long đởm thảo cúc hoa mỗi vị 30g.
  • Khi có bội nhiễm có thể thêm vào nước đắp các vị như xuyên tâm liên sài đất bản lam căn
  • Khi xuất tiết nhiều có thể dùng Tam diệu tán hoặc Trừ thấp tán, trộn với glycerin thành cao lỏng rồi bôi lên tổn thương.
  • Khi bong vẩy nên dùng các thuốc bảo vệ tổn thương, tránh các kích thích từ bên ngoài, thúc đẩy lớp sừng tái sinh và giải quyết tình trạng viêm còn sót lại. Thuốc nên dùng là các bài Cao thanh lương, Cao hoàng liên.

Giai đoạn mạn tính:

Đặc điểm nhận dạng của chàm theo thể mãn tính là tái phát nhiều lần trong năm, gây ngứa ngáy dữ dội, nhất là về đêm. Triệu chứng để nhận biết là lớp da dày sừng, ngứa, khô, có mụn nước, thường xuất hiện ở vùng khuỷu tay, đầu gối và cổ chân.

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị các nguyên liệu như thục địa 16gam, đương quy, bạch thược, phòng phong, thương truật, địa phu tử mỗi loại 12gam, sinh địa 16gam, kinh giới 16gam, bạch tiễn bì 8gam, khổ sâm 8gam, thuyền thoái 6gam. Sau đó đem sắc, sử dụng mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Dùng hy thiêm thảo, hoàng bá, ké đầu ngựa, bạch tiễn bì, phù bình mỗi loại 12 gam, phòng phong 8gam, thương truật 8gam. Đem sắc uống ngày 1 thang

Bài thuốc sử dụng ngoài da

Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc đông y, bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da, hoặc các bài thuốc dùng để rửa, ngâm vết chàm nhằm cải thiện các triệu chứng trên da.

Bài thuốc rửa: Lá vối tươi và lá kinh giới, mỗi thứ 100gam, đem đi rửa sạch vào đun sôi. Sau đó để nguội hỗn hợp rồi rửa lên vùng da bị tổn thương hoặc có thể dùng lá trầu không đã được giã nát, cho vào nước sôi, để nguội rồi rửa lên vùng da bị chàm.

Bài thuốc ngâm: Chuẩn bị các nguyên liệu như xà sàng tử 20gam, ngải cứu 50gam, kinh giới 10gam, phèn xanh 5gam, vỏ núc nác 50gam, rồi đem nấu với 3 lít nước. Để nước nguội bớt, ngâm vùng da tổn thương trong thời gian khoảng 10 phút. Áp dụng 2 – 3 lần/ ngày, liên tục trong 5 – 7 ngày.

Bài thuốc bôi: Dùng nghệ già 20gam, vỏ núc nác 40gam, một lượng dầu vừng vừa đủ. Sau đó, đem đi giã nhỏ thành bột, hòa với dầu vừng rồi thoa trực tiếp lên da.

Thuốc mỡ bôi da: Dùng hồng đơn, chu sa, xuyên huỳnh liên, hồng hoa mỗi loại 4gam, đem tán bột và trộn với mỡ trăn, sau đó thoa lên vết chàm.

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề Chàm . Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ qua:

📮 Facebook: Tuệ Y Đường

👩⚕️ Bs CKII Trần Thị Thu Huyền

👩⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *